U nắp thanh thiệt là gì

Thanh thiệt là một nắp sụn nhỏ nằm ở dưới đáy lưỡi có nhiệm vụ ngăn không cho thức ăn đi lạc vào khí quản khi nuốt. Khi bị viêm nhiễm, thanh thiệt có thể làm bít khí quản, gây ngạt thở nếu không được cấp cứu kịp thời.

Phù nề thanh thiệt là tình trạng phù nề các cấu trúc của thanh thiệt gây ra tình trạng tắc nghẽn của hạ họng và vùng thượng thanh môn do các nguyên nhân khác nhau. Người bệnh cần đi khám Tai Mũi Họng sớm để được xử trí kịp thời.

Triệu chứng viêm thanh thiệt

Viêm thanh thiệt thường xảy ra cấp tính nhưng cũng có thể diễn tiến trong vòng từ vài giờ đến vài ngày. Với một số triệu chứng đặc trưng sau:

  • Điển hình nhất là đau họng, khàn giọng, nói khó, sốt, nuốt đau, nhịp tim nhanh, khó thở.
  • Thường sốt cao nhưng cũng có khi chỉ ở mức 37.8 độ C đối với người lớn hoặc 37.2 độ C trong những trường hợp viêm thanh thiệt do nhiệt.
  • Khó thở do suy hô hấp cấp, chảy nước dãi, thở rít, rối loạn tiếng nói.
  • Bệnh nhân viêm thanh thiệt thường có dáng vẻ bề ngoài suy sụp nặng.
  • Trẻ em bị viêm thanh thiệt thường có tư thế "hít ngửi" đặc thù, với thân mình nghiêng về phía trước, đầu và mũi cúi về trước và hướng lên trên như thể đang hít ngửi mùi thơm.
    Người bệnh cần đi khám ngay nếu kèm theo triệu chứng: đau họng, khàn giọng, không nuốt được, nhịp tim nhanh, da tím tái, suy hô hấp cấp.

Hoặc tư vấn online với bác sĩ Tai Mũi Họng để được hướng dẫn sơ cứu, xử trí ban đầu nếu chưa đi khám được ngay.

Nguyên nhân gây viêm phù nề thanh thiệt

Có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính: Do nhiễm trùng và không do nhiễm trùng.

1. Nguyên nhân do nhiễm trùng

  • Ở người lớn hay gặp nhất là do Haemophilus influenzae (25%),tiếp theo là Streptococcus pneumoniae. Ngoài ra viêm phù nền thanh thiệt cấp cũng có thể do virus gây nên như herpes simplex virus (HSV) và nấm Candida, Aspergillus.
  • Ở trẻ em Haemophilus influenzae typ B là nguyên nhân chính gây bệnh (>90%).

2. Nguyên nhân không do nhiễm trùng

  • Viêm phù nề thanh thiệt cấp tính do nhiệt xảy ra sau khi nuốt các đồ ăn quá nóng hoặc hít phải hơi nóng (như cocain hoặc cần sa được đốt nóng).
  • Viêm phù nề thanh thiệt cấp còn có thể xảy ra sau khi bị côn trùng cắn gây phản ứng dị ứng phù nề.
  • Dị vật hạ họng cũng có thể dẫn đến viêm phù nề thanh thiệt cấp tính.
  • Ngoài ra, một số trường hợp xạ trị vùng đầu cổ cũng có thể gây ra tình trạng viêm phù nề thanh thiệt.

Điều trị viêm phù nề thanh thiệt cấp tính

Sau khi được chẩn đoán viêm thanh thiệt, bệnh nhân cần nhập viện ngay vì có nguy cơ bị cản trở đường thở.

Bệnh nhân cần được nằm thoải mái trong phòng có ánh sáng vừa phải với người thân ở bên, thở oxygen ẩm và theo dõi sát bằng monitor. Truyền dịch tĩnh mạch có thể giúp ích nếu không có những dấu hiệu suy hô hấp cấp. Cần đề phòng tình trạng lo âu vì có thể gây đóng bít nắp thanh thiệt.

Bệnh nhân có dấu hiệu nguy cơ tắc nghẽn đường thở cần được bác sĩ chuyên khoa soi thanh quản trong phòng mổ trang bị đầy đủ dụng cụ cấp cứu. Trong những trường hợp rất nặng, cần mở khí quản cấp cứu.

Kháng sinh tiêm tĩnh mạch sẽ có tác dụng tốt. Lựa chọn kháng sinh tùy theo bệnh cảnh và kinh nghiệm điều trị. Cấy máu với mục đích tìm vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên trong đa số trường hợp, cấy máu lại không đem đến kết quả như mong đợi.

Khi đã điều trị cấp cứu, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ. Tiếp tục dùng kháng sinh cho đủ liều lượng. Tái khám đúng hẹn. Những bệnh nhân đã được đặt ống mở khí quản cần tái khám đều đặn để được theo dõi rút ống và chắc chắn là vết mổ đã lành tốt. Khi được theo dõi chăm sóc tốt, đa số bệnh nhân đều phục hồi tốt sau khi xuất viện.

Phần điều trị thì phải trực tiếp gặp các bác sĩ Tai mũi họng để được khám và đưa ra cách điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Phòng bệnh viêm thanh thiệt

Dự phòng viêm thanh thiệt sẽ đạt kết quả khả quan nếu tiêm phòng tốt với H influenza type b. Do đó nên tiêm phòng Hib đầy đủ cho trẻ.

Tiêm phòng thường quy cho người lớn thường không được khuyến cáo, ngoại trừ đối với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch như thiếu máu hồng cầu liềm, cắt lách, ung thư, hoặc các bệnh khác ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Khi đã phơi nhiễm với bệnh nhân viêm thanh thiệt do H influenza thì nên dùng thuốc kháng sinh dự phòng để tiệt trừ vi khuẩn. Việc này sẽ loại trừ được tình trạng người lành mang vi trùng. Những đối tượng này tuy không mắc bệnh nhưng vẫn có thể lây nhiễm cho người khác, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ dưới 4 tuổi chưa được tiêm phòng Hib đầy đủ.

Viêm sụn nắp thanh nhiệt là một bệnh lý không phải hiếm nhưng biến chứng gây tử vong do chèn ép đường thở cấp tính lại rất hiếm gặp, với tỉ lệ từ 0,5 – 1%. Anh Hoàng Văn Tới đã may mắn kịp thời phát hiện ra căn bệnh này và được điều trị thành công tại Bệnh viện Hồng Ngọc.

Lần đoán bệnh nhầm hi hữu và quyết định sáng suốt nhất của người bệnh

“Tình trạng ho, khó thở của mình cứ thay đổi thời tiết là bị và kéo dài nhiều năm nay. Mình cũng chủ quan không khám và điều trị sớm nên dẫn đến tình huống nguy hiểm như vừa rồi.

Trước đó, mình có đến bệnh viện khác khám và được chẩn đoán mắc trào ngược dạ dày. Nhưng mình chưa tin tưởng lắm về kết quả này bởi các triệu chứng rất khó chịu. Mình đã quyết định tới bệnh viện Hồng Ngọc để khám lại.”– Anh Hoàng Văn Tới bộc bạch.

U nắp thanh thiệt là gì

Bệnh nhân Hoàng Văn Tới được bác sĩ nội soi Tai-mũi-họng

Tại Bệnh viện Hồng Ngọc, Bệnh nhân Hoàng Văn Tới đã được các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng thăm khám cẩn thận và kỹ lưỡng dựa trên các triệu chứng mà anh gặp phải. Kết quả chẩn đoán cho thấy anh Tới mắc viêm phù nề sụn nắp thanh nhiệt, không phải chứng trào ngược dạ dày. Điều này đúng như nghi ngờ của anh trước đó.

Chuyện hít thở chỉ tính bằng phút, cấp cứu sinh mạng trong từng giây

Trước nhập viện một ngày, bệnh nhân Hoàng Văn Tới gặp phải các triệu chứng như sốt cao, đau họng, cảm giác khó thở dữ dội vào buổi sáng và nặng hơn vào 16 giờ cùng ngày.

Bác sĩ Thanh Bình – Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Ngọc, người trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân cho biết: “Bệnh nhân đến khám trong tình trạng sốt cao 39 độ, bạch cầu tăng gần 20.000, viêm phù nề nắp thanh nhiệt mức độ nặng. Nếu không được nội soi tai mũi họng thì bệnh nhân rất dễ được chẩn đoán viêm họng cấp thông thường, rồi kê kháng sinh điều trị. Việc chẩn đoán sai có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu về sức khỏe cho người bệnh, thậm chí tử vong hoàn toàn có thể xảy ra.”

Với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân khi tới thăm khám, bác sĩ đã tiến hành tiêm kháng sinh và thuốc chống phù nề liều cao. Tuy nhiên, sau khoảng chưa đầy 1 tiếng theo dõi thì tình trạng của bệnh nhân không giảm, cảm giác ngứa họng tăng lên, khó thở, SPO2 máu giảm xuống còn 90 – 91%. Lúc này nắp thanh thiệt của bệnh nhân phình to nhanh, gấp 3 lần lúc mới vào viện.

U nắp thanh thiệt là gì

Hình ảnh trước khi phẫu thuật

Nhận thấy trường hợp bệnh nhân này không đáp ứng với điều trị nội khoa, các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện đã hội chẩn chuyên môn và quyết định tiến hành mở khí quản cấp cứu, đặt canuyn.

Bác sĩ Linh Thế Cường – thành viên ekip phẫu thuật cấp cứu cho biết: “Bệnh nhân được xác định là khó thở thanh quản độ 2, chúng tôi phải tiến hành mổ khí quản cấp cứu. Việc mở khí quản cấp cứu ngay trong giai đoạn này là bước quyết định để cứu lấy tính mạng của bệnh nhân, giúp cho khai thông đường thở và đưa oxy vào”.

Với sự tập trung cao độ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bác sĩ trong ekip, ca phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và thành công, kịp thời cứu giúp bệnh nhân thoát khỏi cơn nguy hiểm.

U nắp thanh thiệt là gì

Hình ảnh sau khi phẫu thuật

3 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân được rút canuyn và tình trạng sụn nắp đã được cải thiện rất nhiều. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh phối hợp, tiêm và truyền kết hợp với chăm sóc đường thở tại chỗ. Hiện tại sức khỏe của bệnh nhân hoàn toàn hồi phục.

U nắp thanh thiệt là gì

Hình ảnh sau khi bệnh nhân bình phục

U nắp thanh thiệt là gì

Hình ảnh sau khi toàn toàn bình phục

Chia sẻ về 11 ngày lưu viện tại BVĐK Hồng Ngọc, anh Tới không khỏi xúc động: “Mình rất cảm ơn các bác sĩ đã chẩn đoán đúng bệnh và cứu mình kịp thời qua cơn nguy hiểm. Mình cảm nhận được sự ân cần và trách nhiệm của từng bác sĩ phụ trách điều trị cho mình tại khoa Tai Mũi Họng. Các bạn điều dưỡng cũng rất nhiệt tình hỗ trợ”.

U nắp thanh thiệt là gì

Bệnh nhân chia sẻ về ca phẫu thuật

Bác sĩ nói gì về bệnh viêm sụn nắp thanh nhiệt

Sụn nắp là bộ phận nằm ngay dưới đáy lưỡi, vùng hạ họng. Bệnh lý sụn nắp hay gặp nhất là viêm sụn nắp cấp.

Về nguyên nhân viêm sụn nắp cấp, bác sĩ Thanh Bình – Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây bệnh là: nhiễm khuẩn do vi khuẩn Haemophilus influenzae (chiếm 25%) và Streptococcus pneumoniae, do virut như herpes simplex virus (HSV) và nấm Candida, Aspergillus; nguyên nhân do thay đổi nhiệt độ xảy ra sau khi nuốt các đồ ăn quá nóng hoặc hít phải hơi nóng, uống rượu, côn trùng cắn gây phản ứng dị ứng phù nề, xạ trị vùng đầu cổ…

Biểu hiện chủ yếu của bệnh viêm sụn nắp là đau họng và nuốt đau, 50% bệnh nhân có giọng ngậm hột thị. Ngoài ra, bệnh còn kèm theo các các triệu chứng: tăng tiết đờm dãi, có thở rít và tắc nghẽn đường hô hấp, sốt cao nếu do nguyên nhân nhiễm khuẩn. Bệnh nhân thường ít khi ho.

U nắp thanh thiệt là gì

Bác sĩ Thanh Bình chia sẻ thêm về bệnh

Diễn biến viêm sụn nắp cấp tiến triển theo 2 xu hướng: Tiến triển nhanh tới tắc nghẽn đường thở gây tử vong nếu không được can thiệp kiểm soát đường thở; Tiến triển nhẹ dần đi nếu không có tắc nghẽn đường thở và các triệu chứng sẽ hết dần sau vài ngày.

“Trường hợp của bệnh nhân Hoàng Văn Tới bị viêm sụn nắp do nguyên nhân nhiễm khuẩn, diễn tiến bệnh nặng rất nhanh nên chúng tôi phải nhanh chóng phẫu thuật mở khí quản, không để bệnh nhân tắc nghẽn đường thở”. Bác sĩ Thanh Bình chia sẻ.

Với các ca bệnh viêm sụn nắp, điều kiện tiên quyết để điều trị thành công là bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác bệnh lý, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp, giúp điều trị dứt điểm tình trạng bệnh để sớm quay trở lại với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.