Ung thư sau 5 năm tỉ lệ sống là gì

99% bệnh nhân ung thư vú, 95% ung thư tử cung... có thể sống ít nhất 5 năm sau chẩn đoán nếu điều trị ở giai đoạn một.

Theo Medical News Today, giai đoạn ung thư cho biết kích thước khối u và các tế bào ung thư đã di căn bao xa. Giai đoạn 0 là khi các tế bào bất thường nhưng chưa lây lan sang các tế bào lân cận. Giai đoạn một là khi ung thư xuất hiện. Giai đoạn hai và ba: các khối u lớn hơn và lan rộng hơn vào các mô hoặc cơ quan lân cận. Giai đoạn bốn (giai đoạn cuối): ung thư đã lan xa, di căn sang các vùng khác của cơ thể.

Tỷ lệ thành công của điều trị sẽ khác nhau ở từng loại ung thư và từng bệnh nhân. Dưới đây là tỷ lệ sống sót trong ít nhất 5 năm của 7 loại ung thư ở từng giai đoạn theo Hiệp hội Ung thư Mỹ.

Ung thư vú

Hầu hết bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn một, hai hoặc ba phải phẫu thuật trong quá trình điều trị. Một số phải cắt bỏ vú, số khác có thể phẫu thuật bảo tồn vú gồm loại bỏ khối u và một số mô lành xung quanh. Chỉ có số ít bệnh nhân được hóa trị thay vì phẫu thuật.

Tỷ lệ sống sót của phụ nữ bị ung thư vú sau điều trị (hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hoặc kết hợp) tùy thuộc vào giai đoạn được chẩn đoán. Ở giai đoạn 0 và một, tỷ lệ sống sót trong 5 năm lên tới 99%, ở giai đoạn hai và ba giảm xuống 85%, chỉ còn 26% khi ung thư ở giai đoạn bốn.

Ung thư sau 5 năm tỉ lệ sống là gì

Ung thư vú có thể sống sót 99% nếu điều trị ở giai đoạn đầu. Ảnh: Freepik.

Ung thư đại trực tràng

Phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng thường là phẫu thuật cắt bỏ đại tràng (một phần hoặc toàn bộ), phẫu thuật cộng hóa trị hoặc chỉ hóa trị. Với ung thư này, tỷ lệ sống sót sau điều trị theo giai đoạn chẩn đoán như sau: giai đoạn 0 và một là 90%, giai đoạn hai và ba là 71%, giai đoạn di căn là 13%.

Ung thư hạch không Hodgkin

Ung thư hạch không Hodgkin là ung thư bắt đầu trong các tế bào bạch huyết. Đây là những tế bào của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Khoảng 69% người bị ung thư hạch không Hodgkin được hóa trị liệu. Trong đó, 58% chỉ hóa trị, 11% kết hợp hóa trị và xạ trị. Ở giai đoạn 0 và một, tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư này là 82%, chỉ còn 74% ở giai đoạn 2 hoặc 3 và tỷ lệ sống ở giai đoạn 4 là 62%.

Ung thư phổi

Có hai loại ung thư phổi gồm tế bào nhỏ và tế bào không nhỏ. Trong đó, 13% bệnh nhân ung thư phổi là loại tế bào nhỏ, 83% trường hợp ung thư phổi tế bào không nhỏ, 3% còn lại là không xác định. Khả năng sống sót của bệnh ung thư phổi tế bào không nhỏ là 55% ở giai đoạn 0 và một, 27% ở giai đoạn hai, ba nhưng chỉ có 4% ở giai đoạn bốn.

Ung thư tinh hoàn

Bệnh ung thư này thường ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Khoảng 97% trường hợp ung thư tinh hoàn bắt đầu từ tế bào mầm (tế bào phát triển thành tinh trùng) gọi là u tế bào mầm tinh hoàn. Nếu phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu (0 và một), bệnh nhân ung thư tinh hoàn có tới 99% cơ hội sống ít nhất 5 năm, tỷ lệ này giảm xuống 96 % ở giai đoạn hai và 74 % khi đã di căn.

Ung thư bàng quang

Người bị ung thư bàng quang thường phải phẫu thuật cắt bỏ khối u bàng quang, loại bỏ một phần hoặc toàn bộ bàng quang, các mô mỡ và hạch bạch huyết xung quanh. Có khoảng 52% bệnh nhân được hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả hai, hóa trị kết hợp phẫu thuật.

Tỷ lệ sống sót trong năm năm của ung thư này ở các giai đoạn từ 0-4 lần lượt là 96%, 70%, 34%, 5%. Cơ hội sống sau 5 năm là 47% đối với ung thư bàng quang khu trú, xâm lấn cơ và 81% đối với ung thư bàng quang khu trú không xâm lấn cơ.

Ung thư tử cung

Hơn 90% bệnh ung thư tử cung xảy ra ở hoàng thể tử cung, phần trên của tử cung. Các phương pháp điều trị gồm hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hoặc kết hợp. Với loại ung thư này, 95% bệnh nhân ở giai đoạn 0 và giai đoạn một sống sót trong 5 năm sau điều trị, 68% ở giai đoạn hai và ba, chỉ 17% có thể sống khi bệnh đã di căn.

Theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) năm 2018, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư tuyến tụy chỉ là 8%, thấp nhất trong các loại ung thư.

Ung thư tuyến tụy cũng là loại ung thư duy nhất mà tỷ lệ mắc bệnh và tử vong gần bằng 1:1. Nhưng đáng sợ hơn nữa là trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tụy đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Ung thư sau 5 năm tỉ lệ sống là gì

(Ảnh minh họa)

Các nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến tụy

1. Hút thuốc trong thời gian dài:Thuốc lá chứa nhiều chất gây ung thư, có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy. Vì vậy, nếu bỏ thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm xuống. Ngoài ra, người bỏ thuốc lá sau 20 năm có nguy cơ bị ung thư tuyến tụy tương đương người bình thường.

2. Chế độ ăn uống:Những thói quen ăn uống như ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo và đạm, uống nhiều cà phê trong thời gian dài có thể kích thích sự bài tiết của tuyến tụy, từ đó gây viêm tụy và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy.

3. Béo phì: Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy, khi chỉ số BMI cao hơn 30, nguy cơ bị ung thư tuyến tụy ở nam giới tăng 1,4 lần, ở nữ giới tăng 1,3 lần.

4. Những nguyên nhân khác có thể dẫn đến ung thư tuyến tụy là uống rượu, ô nhiễm môi trường, viêm tụy mãn tính, tiểu đường, sỏi mật, phẫu thuật cắt túi mật, các bệnh đường tiêu hóa, những bất thường về di truyền và các yếu tố nội tiết...

Các triệu chứng ban đầu của ung thư tuyến tụy thường không rõ ràng, thứ nhất là vì tuyến tụy có kích thước nhỏ, nằm khá sâu bên trong, tiếp giáp với dạ dày, tá tràng và ống mật chủ, thứ hai là do tuyến tụy vừa là cơ quan ngoại tiết, vừa là tuyến nội tiết.

Ngoài ra, vì các triệu chứng ban đầu là căng tức bụng, đau bụng, đau dạ dày... nên ung thư tuyến tụy rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh về đường tiêu hóa. Đến khi khối u phát triển, chèn ép các dây thần kinh xung quanh và gây ra cơn đau dữ dội, thì người bệnh đã bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất.

Ung thư sau 5 năm tỉ lệ sống là gì

Đau bụng là một trong những dấu hiệu bất thường cần đi khám (Ảnh minh họa).

5 dấu hiệu của ung thư tuyến tụy

1. Căng cơ thắt lưng

Những cơn đau do bệnh ung thư tuyến tụy gây ra sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Do khối u tuyến tụy phát triển, xâm lấn và chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh, nên ngoài đau bụng, cơn đau sẽ theo dây thần kinh truyền đến não, phần giữa lưng, bả vai và thắt lưng, từ đó gây căng cơ thắt lưng.

Ung thư sau 5 năm tỉ lệ sống là gì

(Ảnh minh họa)

2. Đau vùng thượng vị

Những bệnh nhân có tiền sử bị viêm tụy mãn tính có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn bình thường. Đau vùng thượng vị cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư tuyến tụy.

Hầu hết các trường hợp đều liên quan đến sự xâm lấn của các tế bào khối u đến các mô nội tạng. Người bệnh nếu không thăm khám kỹ càng thì rất dễ nhầm lẫn với bệnh dạ dày. Ngoài ra, một số bệnh nhân ung thư tuyến tụy chỉ khi bị vàng da mới phát hiện ra bệnh.

3. Chán ăn

Triệu chứng chán ăn có liên quan đến sự tắc nghẽn đầu dưới của ống mật chủ và ống tụy bởi khối u, khiến mật và dịch tụy không có khả năng đi vào tá tràng. Bệnh viêm tụy mãn tính do tắc nghẽn khiến chức năng ngoại tiết của tụy kém, gây ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn. Một số ít bệnh nhân còn bị nôn, khoảng 10% bệnh nhân bị táo bón nặng.

4. Giảm cân và suy kiệt

Bệnh nhân ung thư tuyến tụy có thể sút cân rõ rệt ngay từ khi bệnh mới khởi phát. Giai đoạn cuối, người bệnh vô cùng hốc hác, gầy như bộ xương, thiếu máu, suy nhược, thậm chí nằm liệt giường hoàn toàn, không thể tự chăm sóc bản thân, toàn thân suy kiệt, cực kỳ đau đớn.

5. Vàng da

Vàng da là một triệu chứng nổi bật của ung thư đầu tụy, có thể kèm theo đau bụng, nhưng cũng có thể chỉ bị vàng da mà không đau. Nguyên nhân chủ yếu là do khối u đầu tụy chèn ép hoặc xâm nhập vào ống mật chủ, cũng có thể do sưng hạch bạch huyết trong gan và ống mật chủ.

Nếu bị ung thư tuyến tụy, hy vọng chữa khỏi là bao nhiêu?

Trên lâm sàng, ung thư tuyến tụy được coi là "vua của các bệnh ung thư" vì tỷ lệ sống rất thấp, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ vào khoảng 5% -9%, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong là 1: 0,89. Nguyên nhân chính khiến bệnh ung thư tuyến tụy khó chữa là do bệnh khó phát hiện sớm, việc điều trị bệnh ở giai đoạn cuối ít hiệu quả.

Tuyến tụy nằm phía sau phúc mạc, vì vị trí của nó nằm sâu trong khoang bụng nên các triệu chứng khi khởi phát thường âm ỉ, ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện.

Ngoài ra, vì nằm sâu nên tuyến tụy không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy, rất khó để phát hiện tổn thương. Khi đã được phát hiện và chẩn đoán, bệnh thường đã tiến triển sang giai đoạn giữa và cuối, lúc này việc phẫu thuật rất khó khăn, do các khối u thường phát triển ở những vùng có mạch máu dày đặc. Ngay cả khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, thì khoảng một phần ba số bệnh nhân sẽ bị tái phát hoặc di căn sau vài tháng.