Ước mơ của người con trong bài Những cánh buồm là gì

Hôm nay, Mobitool sẽ giới thiệu bài Soạn văn 6: Những cánh buồm, thuộc sách Chân trời sáng tạo.

==>> Bài soạn Những cánh buồm – Chân trời sáng tạo 6 mới nhất chuẩn BGD

Hy vọng có thể giúp ích cho học sinh lớp 6 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

– Thơ thuộc thể loại tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt. Thơ cách luật có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần… Thơ tự do không có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần… như thơ cách luật.

– Yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ làm cho bài thơ thêm gợi tả, hấp dẫn.

– Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết.

Ước mơ của người con trong bài Những cánh buồm là gì

– Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc xuất hiện trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

– Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nghĩa nhau, không liên quan gì với nhau.

Gia đình là nơi chúng ta gắn bó và có nhiều kỉ niệm. Hãy nhớ lại một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân để chia sẻ với các bạn trong lớp.

Gợi ý:

Những kỉ niệm với gia đình: một chuyến du lịch vào kì nghỉ hè, đón giao thừa cùng người thân trong gia đình, về quê thăm ông bà…

* Đôi nét về tác giả, tác phẩm:

– Tác giả: Hoàng Trung Thông (1925 – 1993) là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945, từng đảm nhận nhiều chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương… Một số tác phẩm tiêu biểu: Quê hương chiến đấu (thơ, 1955), Chặng đường mới của văn học chúng ta (tiểu luận, 1961), Những cánh buồm (thơ, 1964), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (tiểu luận, 1979), Hương mùa thơ (thơ, 1984)…

– Tác phẩm: Bài thơ Những cánh buồm được rút ra từ tập thơ cùng tên do NXB Văn học xuất bản lần đầu năm 1964. Bài thơ được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.

Câu 1. Em hình dung như thế nào về hình ảnh người cha và con qua câu thơ “Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng/ Nghe con bước lòng vui phơi phới”?

– Khung cảnh: ánh mặt trời rực rỡ, biển trong xanh, cát mịn màng.

– Hình ảnh cha và con: cha dắt con đi dạo trên bờ biển, bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch.

– Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng.

Câu 2. Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi…” thể hiện mong muốn gì của người con?

Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi…” được vang lên sâu thẳm tâm hồn trẻ thơ. Người con muốn được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia: được nhìn thấy cây, nhà, cửa. Đó chính là khao khát khám phá cũng như trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.

Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu thơ: “Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”?

Người cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi gặp lại chính mình trong ước mơ của con. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước như đứa con của mình. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con.

Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Những cánh buồm là một bài thơ?

– Nội dung: Bài thơ Những cánh buồm thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, tác giả còn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ – đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

– Hình thức: được chia thành 6 khổ thơ, mỗi khổ có ít nhất 4 câu thơ, hết một câu thơ sẽ xuống dòng và viết hoa chữ cái đầu.

Câu 2. Theo em, bài thơ này có gì độc đáo? Nét độc đáo ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp thu từ nào?

  • Từ ngữ: nhà thơ sử dụng từ ngữ giàu liên tưởng.
  • Hình ảnh gần gũi, quen thuộc: cha dắt con đi, ánh mặt trời, những cánh buồm…
  • Biện pháp tu từ: ẩn dụ (ánh mặt trời, những cánh buồm, ánh nắng chảy đầy vai…); liệt kê (có cây, có cửa, có nhà…); Điệp từ (bóng… bóng…, cha, con).

Câu 3. Bài thơ có chứa các yếu tố miêu tả và tự sự không? Nếu có em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố đó.

– Bài thơ có chưa các yếu tố miêu tả và tự sự.

– Các yếu tố:

  • Tự sự: Kể về cuộc đối thoại giữa hai cha con.
  • Miêu tả: hình ảnh hai cha con dắt nhau bên bờ biển dưới nền cát mịn, ánh nắng mai hồng hay hình ảnh những cánh buồm…

– Tác dụng: Giúp tác giả thể hiện tình cảm cha con chân thực hơn.

Câu 4. Tình cảm của hai cho con được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?

  • Bài thơ Những cánh buồm thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp.
  • Điều đó gợi cho em suy nghĩ về tình cảm gia đình: thiêng liêng, sâu sắc.

Câu 5. Em nhận xét như thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thế hiện qua bài thơ.

Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện qua bài thơ: chân thành, tha thiết.

Thăm thẳm muôn trùng, mênh mông bất tận, ngút ngàn rợn ngợp… biển như là đại diện cho những gì vô cùng vô tận, phi thường và kỳ vĩ trên thế gian này. Con người ta hay ví mình là giọt nước giữa lòng biển khơi, là hạt cát nhỏ nhoi trên bờ biển, như một sự tự ý thức về kiếp nhân sinh nhỏ bé, mong manh của chính mình. Nhưng điều kỳ lạ ngỡ như mâu thuẫn mà rất hợp lý, rằng con người dẫu biết mình mong manh vẫn muốn hóa cường tráng, nhỏ nhoi vẫn muốn hóa lớn lao… nên trước biển, khát khao vẫn trào lên như muôn ngàn lớp sóng. Biển, vì thế còn là đại dương của ước mơ!

Bởi vậy chăng mà tự cổ chí kim đã có không biết bao nhiêu thi nhân say mê viết về biển. “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một trong muôn vàn những thi phẩm hay về đề tài này. Bài thơ được Hoàng Trung Thông sáng tác từ năm 1963 và được chọn làm tên chung cho tập thơ của ông do NXB Văn học ấn hành năm 1971. Tác phẩm khắc họa một cuộc dạo chơi của hai cha con trên bãi biển, lời thơ giản dị mà khơi gợi bao ý nghĩa sâu xa:

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

Cha và con xuất hiện trên nền của biển trời lồng lộng, cát trắng phẳng lì. Khả năng quan sát tinh tế đã khiến Hoàng Trung Thông miêu tả hai con người với hai cái bóng in trên nền cát. Cái lênh khênh của bóng cha như đối lập với cái tròn chắc nịch của bóng con, cái già nua vì thời gian của thế hệ cha anh như đối lập với cái vững chãi, tự tin của cả thế hệ con cháu. Cha dắt con đi hay chính quá khứ dìu bước cho hiện tại, lớp trước nâng bước cho lớp sau, trong một tâm trạng Nghe con bước lòng vui phơi phới. Đặc biệt trong một không gian rực rỡ Nắng mai hồng là thứ ánh nắng ấm áp, tinh khôi mở đầu ngày mới bình yên. Cha và con đi trong nắng mai hồng như một sự hòa nhập với hiện tại sáng tươi, cái hiện tại làm lòng cha phơi phới bởi biết ở con đang nảy nở những ước mơ trong trẻo và cao đẹp. Và thật ngộ nghĩnh khi: “Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:/ - Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Người con trong bài thơ này còn nhỏ quá nên mới đặt ra những câu hỏi ngây thơ đến vậy! Một câu hỏi ngây thơ mà không hề vô nghĩa! Đôi mắt lần đầu tiên thấy biển của con đã khơi gợi những nỗi băn khoăn rất đáng yêu trước mịt mùng biển trời bát ngát. Đó cũng là cái cớ để người cha bày tỏ trải nghiệm cuộc đời mình qua lời giải đáp cho con: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà/ Vẫn là đất nước của ta…”.

Cứ theo như lời của cha, thì cánh buồm sẽ là phương tiện để con người có thể đi đến những nơi cha chưa hề đến. Người cha đã tự thừa nhận cái giới hạn của mình. Và thật bất ngờ khi: “Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ/ Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…”.

Vậy là với người cha, những hiểu biết về chân trời xa chỉ dừng lại trong nhận thức. Nhưng với người con, sự nhận thức giờ đây đã hóa thành ước mơ hoài bão lớn. Và Cánh buồm trắng sẽ giúp con thực hiện những điều cha chưa làm được. Đi không còn chỉ hành động cụ thể trong suy nghĩ ngây thơ của đứa trẻ nữa mà đi còn là “ý nghĩa cuộc đời, là sứ mệnh của đời trẻ” (Vũ Nho). Khoảng cách giữa cha và con là khoảng cách của hai thế hệ, nhưng qua lời của con, người cha chợt nhận ra có một sự kết nối đặc biệt:

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa lắm

Lần đầu tiên trước biển khơi thăm thẳm

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

Có thể trước đây, khi còn nhỏ như con, cha cũng từng khát khao đi như thế. Con và cha của quá khứ và hiện tại cùng chung một ước vọng, một ý nguyện. Bờ là bến đỗ của cha nhưng cũng là điểm xuất phát của con. Chân trời là khao khát của cha nay lại ươm mầm lớn dậy trong con. Cha đã trao lại cho con ngọn lửa của đam mê và khát vọng, để thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp con đường của cha anh thuở trước! Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là bài ca đẹp về ước mơ vươn tới của con người…

Những chủ nhân tương lai - Tuần 32

Tiếng Việt lớp 5: Tập đọc. Những cánh buồm

Những cánh buồm

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch,

Sau trận mưa đêm rả rích

Cát càng mịn, biển càng trong

Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng

Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:

“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

Sẽ có cây, có cửa, có nhà

Vẫn là đất nước của ta

Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

Cha lại dắt con đi trên cát mịn,

Ánh nắng chảy đầy vai

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi!”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con

Hoàng Trung Thông

Nội dung chính bai thơ

Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

Ước mơ của người con trong bài Những cánh buồm là gì

Câu 1 (trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.

Lời giải

Sau trận mưa đêm rả rích, bầu trời và bãi biển sạch bóng. Có hai cha con dạo chơi dưới ánh mặt trời hồng rực rỡ ban mai. Bóng họ trải dài trên cát. Người cha cao gầy bóng lênh khênh, còn người con trai bạ bẫm, lon xon bước bên cha làm nên một cái bóng tròn chắc nịch.

Câu 2 (trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

Lời giải

Đang đi, bỗng cậu bé lắc tay cha khẽ hỏỉ: "Sao ờ xa kia chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người?". Người cha mỉm cười bảo: Cứ theo cánh buồm kia, đi mãi ta sẽ thấy cây, thấy nhà, thấy người. Nhưng nơi đó cha cũng chưa hề đi đến. Người cha bất chợt trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời. Cậu bé lại chỉ cánh buồm bảo: "Cha hãy mượn cho con những cánh buồm trắng kia nhé, để con đi...". Lời chân thành của đứa con làm người cha bồi hồi cảm động - đó là lời của người cha, là mơ ước của ông thời ông còn là một cậu bé bằng tuổi con ông bây giờ, lần đầu được đứng trước biển khơi vô tận. Người cha đã bắt gặp lại mình trong mơ ước của con.

Câu 3 (trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?

Lời giải

Những câu hỏi ngâv thơ cho thấy người con khao khát hiểu biết mọi thứ trên đời.

Câu 4 (trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?

Lời giải

Ước mơ của con gợi cho người cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.

Tham khảo toàn bộ: Tiếng Việt lớp 5