Uống 1 ly bia tập luyện

Kết thúc quá trình tập thể thao bằng một chai bia mát đã là một truyền thống có từ lâu của các vận động viên. Trước đây, rất nhiều cuộc chạy marathon, đua xe đạp và trượt tuyết thường có lều uống bia ở vạch đích. Nhiều công ty bia còn có chương trình tiếp thị đặc biệt hướng tới những người cuồng tập thể dục.

Với lý do trên, không có gì đáng ngạc nhiên khi có một số bằng chứng cho thấy những người tập thể dục có xu huống uống nhiều rượu bia hơn so với những người không tập, và một cuộc khảo sát chỉ ra rằng tiêu thụ cồn liên quan đến việc tăng 10% khả năng tập thể dục.

Vậy khoa học nói gì về vấn đề này?

Một chai bia sẽ không giúp bạn giữ nước tốt hơn nước suối nhưng nó cũng không tệ hơn

Chúng ta phải cân nhắc xem việc uống bia có làm suy giảm khả năng bù nước sau khi tập luyện vất vả hay không. Đồ uống có cồn giống như một loại thuốc lợi tiểu, vì vậy nó có thể làm bạn mất nước nhiều hơn. Nhưng có lẽ lo lắng này hơi quá mức. Một thử nghiệm ngẫu nhiên của các nhà nghiên cứu tại Đại học Loughborough đã xem xét tác dụng lợi tiểu và giữ nước của một lượng nhỏ đồ uống có cồn. Kết quả cho thấy khi con người mất nước, tác dụng lợi tiểu của cồn đã bị giảm đi khi cơ thể họ hoạt động để khôi phục lại sự cân bằng.

Một nghiên cứu nhỏ khác trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Thể thao Quốc tế năm 2015, các nhà nghiên cứu có 16 tình nguyện viên tham gia chạy trong một phòng thí nghiệm khá nóng. Sau đó, họ được chọn uống nước khoáng hoặc bia cùng với nước. Kết quả là, bia không ảnh hưởng đến bất kì phép đo giữ nước nào mà các nhà khoa học theo dõi. Họ kết luận rằng với lượng bia vừa phải, uống cùng một chút nước sẽ không tác động gì đến quá trình giữ nước của cơ thể.

Quảng cáo



Trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, một nghiên cứu khác đã đo lường chỉ số giữ nước của nước giải khát, bao gồm loại bia có 4% độ cồn, nước suối, cà phê, sữa, đồ uống thể thao và nước cam. Kết quả là bia có chỉ số gần giống như các loại đồ uống kia.

Tổng hợp ba nghiên cứu trên, chúng ta có thể kết luận rằng đồ uống có cồn nhẹ sẽ không ảnh hưởng đến quá trình giữ nước sau khi tập luyện thể thao. Tuy nhiên, uống bia sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi cơ bắp sau khi tập nặng.

Uống 1 ly bia tập luyện

Ảnh: Gear Patrol

Cơ bắp của chúng ta không thích đồ uống có cồn

Một nghiên cứu năm 2014 về việc uống rượu (vodka mix với nước cam) ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp protein của cơ bắp đã được thực hiện với 8 người đàn ông trong ba giờ đồng hồ, sau khi họ tập thể dục và đạp xe. Mỗi tình nguyện viên hoàn thành ba thử nghiệm, đầu tiên họ uống whey protein sau khi tập, thử nghiệm thứ hai là uống protein cùng với đồ uống có cồn, cuối cùng là uống đồ uống có cồn với một lượng carbohydrate. Kết quả cho thấy đồ uống có cồn kể cả được uống cùng với protein hay carb đều làm giảm khả năng phục hồi và thích nghi của cơ bắp đối với tập luyện. Nhưng cũng phải lưu ý thêm là những đối tượng trong nghiên cứu này đã uống rất nhiều rượu - khoảng 7 ly.

Điều này có đồng nghĩa với việc chúng ta có nên tiết chế uống rượu bia hơn sau khi tập luyện không? Có lẽ là không. Một nghiên cứu khác vừa thực hiện năm ngoái đã xem xét liệu uống rượu bia có làm giảm cơ bắp sau bài tập HIIT hay không. Tổng cộng có 72 tình nguyện viên tham gia vào chương trình tập 10 tuần, trong đó mỗi tuần có hai lần tập HIIT.

Những người tham gia được chia thành các nhóm, trong đó một nhóm uống một (nữ) hoặc hai chai bia (nam) có 5.4% độ cồn 5 ngày một tuần, nhóm khác uống nước có ga chứa lượng cồn tương đương, các nhóm còn lại uống bia không có cồn hoặc nước có ga không cồn. Kết quả cho thấy tất cả các nhóm đều tăng khối lượng cơ nạc và giảm mỡ. Cả bia và đồ uống có cồn đều không ảnh hưởng đến việc này.

Tiêu thụ vừa phải đồ uống có cồn không ảnh hưởng đến sự phục hồi cơ bắp

Matthew Barnes, tiến sĩ và phó hiệu trưởng trường Thể dục Thể Thao và Dinh dưỡng tại đại học Massey, New Zealand, đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về rượu và hiệu suất của việc tập luyện. Những bài tập tập trung vào quá trình cơ bắp được kéo giãn thường dẫn đến giảm sức mạnh tạm thời trong một hai ngày vì cơ bắp phải làm việc để tự sửa chữa và xây dựng lại từ những tổn hại do bài tập gây ra.

Quảng cáo


Nếu uống bia giúp cho phục hồi thì nó chỉ ở mức độ giúp bạn thư giãn một chút, đặc biệt là trong những lúc căng thẳng.

Nghiên cứu của Barnes chỉ ra rằng đồ uống có cồn khiến sự suy giảm hiệu suất ngắn hạn này trở nên trầm trọng hơn khi ông thực hiện nghiên cứu với 10 tình nguyện viên uống lần lượt 5 ly sau khi tập các bài tập chân. Những người đàn ông này trải qua sự suy giảm sức mạnh cơ bắp lớn nhất sau khi họ kết thúc bài tập của mình bằng đồ uống có cồn. Nhưng một nghiên cứu khác mà ông thực hiện cho thấy việc tiêu thụ vừa phải đồ uống có cồn (hai chai rưỡi hoặc ít hơn) không để lại tác hại như vậy. Kết luận là đối với vận động viên nữ hoặc nam, việc tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức độ vừa phải không gây hại cho việc phục hồi cơ bắp.

Nếu muốn uống một chai bia sau khi tập luyện, hãy ăn gì đó đi kèm và chọn loại bia có độ cồn dưới 6% để đảm bảo bạn không bị choáng váng.

Theo Elemental Medium​