Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên năm 2024

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Sáng ngày 26 tháng 9 năm 2019, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 10, cho ý kiến về Dự án Luật Thư viện. Ông Phan Thanh Bình-Ủy viên Trung ương Đảng-Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bà Hoàng Thị Hoa-Phó chủ nhiệm Ủy ban và ông Phạm Tất Thắng-Phó Chủ nhiệm Ủy ban đồng chủ trì Phiên họp.

Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên năm 2024

Tham dự Phiên họp có đại diện Lãnh đạo và các Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại diện Lãnh đạo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đại diện Ban soạn thảo Dự án Luật Thư viện.

Thay mặt cơ quan thẩm tra dự án Luật Thư viện, Bà Hoàng Thị Hoa-Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã trình bày tóm tắt Dự thảo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp thu, giải trình Dự án Luật Thư viện. Trao đổi, thảo luận tại Phiên họp, đã có 14 ý kiến góp ý của các đại biểu, tập trung vào các điều khoản quy định về chính sách phát triển thư viện, các loại hình thư viện như: thư viện công cộng, thư viện giáo dục, quyền và nghĩa vụ của các thư viện, một số hoạt động của thư viện và quyền sử dụng thư viện của một số đối tượng đặc thù, các vấn đề về kỹ thuật lập pháp tại một số điều, khoản. Đa số đại biểu tham dự đều tán thành và nhất trí cao về quan điểm, nội dung và bố cục của Dự thảo Luật.

Phát biểu tại phiên họp, Ông Nguyễn Ngọc Thiện-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban soạn thảo Dự án Luật Thư viện ghi nhận ý kiến góp ý của các đại biểu, đồng thời nhấn mạnh Ban soạn thảo sẽ phối hợp với cơ quan thẩm tra tiếp tục chỉnh lý dự thảo Luật trên tinh thần tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý.

Kết luận Phiên họp, Ông Phan Thanh Bình-Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của việc ban hành Luật Thư viện trong giai đoạn hiện nay nhằm kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thư viện, thúc đẩy phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của tổ chức, cá nhân. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các Đại biểu tham dự, cơ quan soạn thảo Dự án Luật Thư viện và cơ quan thẩm tra sẽ tiếp tục hoàn thiện trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Sáng 24 - 9, tại TP Thanh Hóa, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 14, thảo luận và thông qua một số nội dung công tác quan trọng của Ủy ban.

Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên năm 2024

Đồng chí Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phát biểu tại phiên họp.

Đồng chí Phan Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chủ trì phiên họp. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa dự và phát biểu chào mừng.

Phát biểu khai mạc phiên họp, đồng chí Phan Thanh Bình cảm ơn tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp, tạo điều kiện để Ủy ban tổ chức phiên họp tại địa phương. Đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của phiên họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội.

Đồng chí đề nghị các đại biểu tập trung cao nhất để hoàn thành tốt các nội dung đã đề ra, gồm: Tổng kết hoạt động năm 2020, thông qua phương hướng hoạt động của Ủy ban năm 2021; Báo cáo kết quả giám sát hoạt động của các bộ, ngành trong lĩnh vực phụ trách; Thông qua các báo cáo giám sát tổng hợp và chuyên đề của Ủy ban; Góp ý đề cương chi tiết báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV của Ủy ban.

Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên năm 2024

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa phát biểu chào mừng.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa nhiệt liệt chào mừng các đại biểu đã về Thanh Hóa dự phiên họp quan trọng của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Đồng chí thông tin tới các đại biểu những nét nổi bật về truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, điều kiện tự nhiên, xã hội và những định hướng lớn, kết quả nổi bật của tỉnh trên các lĩnh vực của tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, trong những năm qua cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt được kết quả khá toàn diện.

Nhiệm kỳ 2015 -2020, Thanh Hoá có tốc độ tăng trưởng khá cao so với cả nước và các tỉnh trong khu vực; quy mô nền kinh tế đứng thứ 8 cả nước; thu ngân sách đứng thứ 11 cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh; kinh tế du lịch phát triển khá tốt; có môi trường đầu tư hấp dẫn, đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Thanh Hoá… Trong kết quả chung của tỉnh có đóng góp quan trong từ hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa.

Đồng chí bày tỏ cảm ơn chân thành đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội trong những năm qua đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện, phối hợp giúp đỡ Thanh Hóa đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng.

Hiện Thanh Hóa đang nỗ lực triển khai 3 nhiệm vụ chính là: Phòng chống dịch COVID-19 gắn với khôi phục phát triển kinh tế - xã hội; chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2020, chuẩn bị tốt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên năm 2024

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả to lớn và đang có đà phát triển mạnh mẽ, nhưng hiện nay Thanh Hóa vẫn là tỉnh nghèo, chưa tự cân đối được ngân sách. Thu nhập bình quân đầu người thấp hơn trung bình cả nước; đời sống của một bộ phận Nhân dân, nhất là ở các đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển còn nhiều khó khăn. Hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây là những thách thức mà tỉnh buộc phải vượt qua để trở thành tỉnh khá của cả nước.

Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mở ra cơ hội lớn và những điều kiện hết sức thuận lợi để tạo ra bước phát triển nhanh và bền vững cho tỉnh. Sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 58, đồng thời sẽ đề xuất Quốc hội xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Thanh Hóa nhằm thực hiện Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy mong muốn thời gian tới Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tiếp tục quan tâm, giúp đỡ để tỉnh Thanh Hóa thực hiện thành công Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị.

Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên năm 2024

Toàn cảnh phiên họp.

Phiên họp toàn thể lần thứ 14 Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội diễn ra trong 2 ngày 24 và 25 - 9. Tại phiên họp, các đại biểu sẽ thảo luận, đóng góp ý kiến, biểu quyết thông qua các báo cáo của Uỷ ban: Dự thảo báo cáo tổng kết hoạt động năm 2020, dự kiến chương trình hoạt động năm 2021; Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV; Báo cáo giám sát tổng hợp và các báo cáo giám sát chuyên đề của Ủy ban (về thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông); nghe phiên giải trình về “Quản lý nhà nước về Báo chí”.