Vải dệt kim là vải gì

Trong cuộc sống bạn đã từng nghe vải dệt kim và vải dệt thoi và vải không dệt. Vậy vải dệt kim là gì? vải dệt thoi là gì? và vải không dệt là gì. Hãy cũng đồng phục Thành Công tìm hiểu về các loại vải dệt nay nhé.

Tìm hiểu về vải dệt kim, vải dệt thoi và vải không dệt

Vải là chất liệu được sử dụng phổ biến trong đời sống của con người, là sản phẩm được tạo ra bởi sự kết hợp các xơ sơi bằng cách dệt hoặc đan hoặc gắn kết nhiều xơ sợi tạo ra vải có bề mặt lớn để đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau, có độ dày và cường lực nhất định .

Nói chung , 3 quá trình căn bản sản xuất ra các loại vải được phân loại như sau:

Dệt thoi:


Dệt thoi là quá trình tạo ra sự kết hợp của 2 hệ sợi: dọc ( warp) và sợi ngang ( weft) thẳng góc với nhau . Trong đó tùy theo từng kiểu dệt khác nhau, sợi ngang sẽ được đan lồng với sợi dọc với những quy cách khác nhau tạo ra các bằng các kiểu dệt khác nhau. Sợi được chạy suốt theo chiều dọc ( lengthwise) của vải ( Woven fabric), được gọi là sợi dọc ( Warp yarn) và sợi chạy theo chiều ngang ( widthwise) của vải, được gọi là sợi ngang( weft or filling yarn).

Đặc điểm chung của vải dệt thoi:

– Vải có cấu trúc tương đối bền tốt.

– Bề mặt vải khít.

– Độ dãn dọc và dãn ngang ít.

– Dễ bị nhầu, đặc biệt với một số loại vải như cotton, lanh…

– Vải không bị quăn mép, không bị tuột vòng.

– Đa dạng và phong phú về kiểu dệt, chất liệu.

Dệt kim:


Là quá trình tạo thành vải bằng sự liên kết một hệ các vòng sợi ( loop) với nhau. Các vòng sợi (mắt sợi) được liên kết với nhau nhờ kim dệt giữ vòng sợi cũ trong khi một vòng sợi mới được hình thành ở phía trước của vòng sợi cũ. Vòng sợi cũ sau đó lồng qua vòng sợi mới để tạo thành vải.

Vải dệt kim ( Knitting fabric) bao gồm các hàng ngang gọi là hàng vòng ( Course) và cột dọc gọi là cột vòng ( Wales).

Đặc điểm chung của vải dệt kim:

– Bề mặt thoáng, mềm, xốp.

– Tính co dãn, đàn hồi lớn. Khi chịu lực tác dụng, độ dãn của vải lớn hơn nhiều so với vải dệt thoi.

– Giữ nhiệt tốt mà vẫn không cản trở quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường xung quanh.

– Ít nhầu, dễ bảo quản và giặt sạch.

– Tính vệ sinh trong may mặc tốt.

– Tạo cảm giác mặc dễ chịu.

– Nhược điểm: quăn mép và dễ tuột vòng.

Vải dệt kim ( Knitting fabric) bao gồm các hàng ngang gọi là hàng vòng ( Course) và cột dọc gọi là cột vòng ( Wales).

Vải không dệt ( Non-Woven)

Vải không dệt

Trong quá trình này , vải được gọi l;à vải không dêt, tạo ra bằng cách gắn kết các sợi lại với nhau không bằng cách dệt hay đan mà chúng được giữ lại với nhau do một hóa chất kết dính hay có thể bằng cách làm nóng chảy một trong những thành phần xơ sợi trong chính bản thân vải.

Vải không dệt thông thường là vải kỹ thuật nên có thể có thời gian sử dụng rất ngắn, hoặc rất bền; Có thể mang những chức năng đặc biệt cho nhiều phạm vi ứng dụng khác nhau như : Có thể thấm nước ( absorbency) rất tốt, cũng có thể kỵ nước ( water repellency) hoặc chống thấm nước( water proof) ; Khả năng chống cháy ( flame retardancy) rất cao; Mềm mại (softness);Đàn hối ( Stretch) ; Cường lực cao ( Strength) ; Cách nhiệt ( Insulation); Chống khuẩn ( Anti-bacteria) ….

Phạm vi ứng dụng của vải không dệt rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực trong đời sống con người.

Đây chỉ là những khái niêm cơ bản, cung cấp hình dung các phương pháp chủ yếu và truyền thống tạo ra vải. Hiên nay, rất nhiều công nghệ hiên đại dệt ra vải mà làm cho những tên gọi truyền thống không còn thật sự thích hợp. Ví dụ như chúng ta vẫn dùng tên gọi truyền thồng là vải dệt thoi, nhưng thực tế việc đan sợi ngang vào vải “dệt thoi” đã không còn là vai trò của “con thoi” , như trên máy dệt kiếm, dệt khí, dệt nước…Hoặc mốt số vải là sự kết hợp giữa phương pháp dệt thoi va không dệt…Chúng ta sẽ đề cập riêng từng phương pháp ở các bài sau.

Qúy khách vui lòng liên hệ dongphucthanhcong.com sẽ có nhân viên đến tận nơi để tư vấn làm áo, cho khách hàng xem mẫu áo, in, thêu và mẫu vải

Vải dệt kim là chất liệu phổ biến trong ngành may mặc hiện nay. Chúng thường được chọn để may những loại trang phục mùa đông hay những món đồ giữ ấm vì khả năng giữ nhiệt của mình. Bạn có biết đặc trưng của chất liệu này không? Vải dệt kim là gì? Có thành phần ra sao? Vải dệt kim được ứng dụng vào những lĩnh vực nào? Tất cả sẽ được Cardina bật mí trong nội dung bài viết ngày hôm nay.

Vải dệt kim là gì? Có thoải mái không?

Xem thêm: Vải dù là gì? Nguồn gốc, ưu điểm, ứng dụng của vải dù là gì?

Vải dệt kim là gì?

Trước khi đến với khái niệm của vải dệt kim, các bạn hãy cùng Cardina tìm hiểu về máy dệt kim đã nhé. Máy dệt kim là thiết bị để có thể may được các loại vải dệt kim hiện nay trên thị trường. Tùy theo từng loại vải mà sẽ cần sử dụng loại máy dệt kim khác nhau. Hiện nay có 2 loại máy chính và phổ biến nhất là: Máy dệt kim đan ngang và máy dệt kim đan dọc.

  • Máy dệt kim đan ngang: sợi sẽ lần lượt được móc vào kim và tiến hành đan.
  • Máy dệt kim đan dọc: Sợi sẽ được đặt trước vào từng kim thành vòng tròn sau đó mới đan.

Máy dệt kim là gì?

Vải dệt kim là gì? Có rất nhiều bạn thắc mắc về chất liệu này. Vải dệt kim là một chất liệu được dệt theo cách đan lại các vòng sợi. Cách dệt này cũng khác với các phương pháp dệt con thoi thông thường. Cách dệt này giúp cho bè mặt của vải nhìn chắc chắn. Dệt kim cũng linh hoạt hơn nhiều, phù hợp để dệt những mảnh vải nhỏ. Ví dụ như dùng để dệt tất, mũ...

Các sản phẩm dệt kim như áo hay khăn,... sẽ được đan xen vòng giữa các sợi, vải dệt kim có khả năng co giãn rất tốt. Ngoài ra, chúng còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác.

Vải dệt kim là gì?

Xem thêm: Vải lụa satin là gì? Những mẫu đồ bộ vải lụa satin cực đẹp tại Cardina

Nguồn gốc của vải dệt kim

Các đồ dệt kim có niên đại rất lâu đời. Người ta tìm thấy những hiện vật có dấu hiệu của vải dệt kim từ những thế kỷ 11, ở Ai Cập. Thậm chí còn có thể có nguồn gốc lâu đời hơn nữa so với các ghi chép hiện tại.

Một số món đồ có cách làm giống với vải dệt kim hiện nay như các loại tất đan của người Romano hay Ai Cập; các loại trang phục khác như mũ hay khăn, khố,...

Vải dệt kim có nguồn gốc lâu đời

Các nhà khoa học thì cho rằng nguồn gốc của các sản phẩm dệt kim được xuất hiện từ các nước Trung Đông. Sau đó chúng được lan dần sang các nước khác thông qua Địa Trung Hải. Sau đó là đến các nước phương Tây như Châu Mỹ và châu Âu.

Hiện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống

Xem thêm: Vải Kate là vải gì?? Ưu nhược điểm của vải Kate

Đặc trưng về cấu tạo của chất liệu vải dệt kim

Với cấu trúc vòng sợi được dệt theo nhiều hướng khác nhau, vải dệt kim có các đặc trưng rất nổi bật. Trong mỗi một vòng dệt, sợi sẽ được sắp xếp theo chiều thẳng đứng hoặc sẽ thành nằm nghiêng. Cách sắp xếp này giúp cho bề mặt của vải có những đường zigzag. Thêm vào đó là sự đối xứng, chúng có thể xiên qua trái hoặc xiên qua phải. Tùy theo chiều dệt của máy.

Cách dệt và cấu tạo của vải dệt kim

Với cấu tạo độc đáo như vậy, vải dệt kim cũng có được những tính chất cực tốt và đặc trưng mà các loại vải khác không có được như:

  • Vải có bề mặt cực xốp, chúng thoáng và mềm mại
  • Khả năng đàn hồi cũng như khả năng co giãn rất tốt
  • Có thể chịu được các lực tác động lớn. Điều này giúp cho vải có độ bền bỉ nhất định.

Bề mặt mềm, có tính thẩm mỹ cao

Xem thêm: Vải umi là gì? Sử dụng và bảo quản vải umi như thế nào bền nhất?

Ưu nhược điểm của vải dệt kim là gì?

Chất liệu này có những ưu nhược điểm gì? Dùng vải dệt kim có tốt không? Tiếp tục cùng Cardina theo dõi ngay trong nội dung dưới đây nhé.

Ưu điểm

Với nhiều bạn còn bỡ ngỡ khi nhắc đến vải dệt kim, thường sẽ nghĩ đó là vải len hay dạ. Tuy nhiên chất liệu này cũng có thể có cả thành phần khác. Một số ưu điểm nhất định bạn nên biết của nó như:

  • Với những chất liệu cotton, độ thoáng hay xốp là điều đáng khen. Nhưng bạn cũng sẽ thấy rằng vải dệt kim cũng cực mềm mịn, thoáng mát và dễ chịu khi mặc.
  • Vải có khả năng chịu lực căng và khả năng nén cực lớn. Đặc biệt tốt hơn nhiều so với những loại vải cùng mức giá. Tất nhiên, điều này giúp cho nó có khả năng co giãn và khả năng đàn hồi tốt.

Thoải mái khi mặc

  • Một ưu điểm nữa của vải dệt kim là khả năng giữ nhiệt cực đỉnh. Chúng giúp cho quá trình trao đổi chất của da và môi trường được diễn ra bình thường; không có sự cản trở nào.
  • Vải mịn, không dễ bị nhăn hay bị nhàu. Rất dễ để bảo quản hay giặt giũ.
  • Với khả năng co giãn rất tốt của mình, trang phục được may từ vải dệt kim có thể phù hợp với mọi dáng người. Từ những bạn có dáng người mũm mĩm đến những cô nàng cò hương đều có thể diện được nó.
  • Vải mềm và dễ chịu, không gây bí bức nên những bạn mập sẽ cảm thấy thoải mái khi mặc đồ dệt kim. Không bị bó vào người bí bức như mặc các loại vải khác.

Vải mềm và dễ chịu vô cùng

Xem thêm: Da lộn là gì? Khái niệm, phân loại và cách bảo quản vải da lộn

Nhược điểm

Chất liệu này cũng có một số nhược điểm nhất định. Có thể liệt kê ra ở đây như:

  • Dễ bị xoăn hay bị méo, làm cho vải hay bộ trang phục của bạn nhìn mất thẩm mỹ.
  • Nếu bị móc hay bị mắc vào đâu sẽ dễ bị sút chỉ, làm cho trang phục của bạn bị hư hỏng
  • Vải sau khi dùng một thời gian sẽ dễ bị chảy, bị biến dạng và khó để chỉnh lại như ban đầu.

Nhược điểm của vải dệt kim là gì?

Xem thêm: Thổ cẩm là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải thổ cẩm

Phân loại các loại vải dệt kim trên thị trường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải dệt kim khác nhau. Chúng sẽ được phân biệt với nhau thông qua cách dệt. Ví dụ như vải dệt thớ ngang và dệt thớ dọc. Mỗi một loại bề mặt vải này lại được chia thành nhiều cái tên khác nữa. Cụ thể như sau:

  • Vải dệt kim thớ ngang: 

    • Interlock: Với cái tên này, bề mặt của vải đều giống nhau, không có mặt trái. Các cột vòng của loại chất liệu này vừa khít và chồng lên nhau, giúp che lấp đi những cột vòng phải của lớp vải còn lại. Với chất liệu này, chúng có ưu điểm là không bị quăn mép, bề mặt đẹp, bóng mịn. Tuy nhiên chúng sẽ không có khả năng co giãn cao.

Vải interlock

    • Rib: Loại vải dệt kim thớ ngang thứ hai là Rib. Cấu tạo của chất liệu này cũng khá độc đáo. Các cột vòng phải sẽ nằm xen kẽ với cột vòng trái, tạo thành những mặt phẳng song song với nhau. Ưu điểm của chất liệu này là chúng có độ dày cao, đàn hồi tốt, không bị quăn phần mép vải.

Vải dệt kim Rib

    • Single Jersey: Với loại chất liệu này, các bạn có thể thấy ngay được sự khác biệt của mặt phải, mặt trái của nó. Mặt phải sẽ có các trụ vòng, mặt trái sẽ là hàng vòng. Vải không quá dày, co giãn ổn nhưng lại dễ bị quăn mép khi dùng.

Single Jersey

  • Vải dệt kim thớ dọc:

    • Tricot: Với chất liệu tricot, ở mặt trái của vải sẽ có một hệ thống gân nằm ngang và dọc. Chúng liên kết với nhau, giúp cho vải mềm mại, khả năng đàn hồi cao. Một số mẫu có thể kể tên như Lachelle, Simplex, Ticoto hay Rasche,...

Là cái tên thường thấy nhất

    • Milan: Vải có cấu tạo sườn gân ở mặt phải và mặt trái có các đường chéo. vải Milan nhẹ, mịn, lên form chuẩn, độ ổn định cao và bền hơn các chất liệu vải dệt kim khác.

Vải dệt kim Milan

    • Raschel: Cuối cùng là vải Raschel. Đây là loại vải có cấu tạo rất phức tạp, các hệ thống mắt lưới thưa độc đáo. Cả hai mặt vải không có quá nhiều sự khác biệt. Ưu điểm của chất vải này là sự thông thoáng. Tuy nhiên chúng không co giãn nên chỉ được dùng để làm lớp lót hay các vật dụng thông gió trong thời trang.

Vải Raschel

Thoáng khí

Xem thêm: Vải mango là vải gì? Mặc vải mango có mát không?

Ứng dụng của vải dệt kim hiện nay

Có thể nói rằng ngoài các loại vải cotton hay lụa,... vải dệt kim cũng được ứng dụng cực phổ biên trên thị trường. Đặc biệt là tròng ngành may mặc thì chất liệu này càng được yêu thích hơn.

Một số ứng dụng thường thấy của chất liệu này như:

  • May váy đầm, các loại áo khoác mỏng, mềm hay áo phông: Với ưu điểm mềm nhẹ, thoáng mát, khi may bằng vải dệt kim sẽ giúp bạn có sự thoải mái, thư thái khi mặc.
  • Các loại áo khoác dày và quần: Thường sẽ dùng vải dệt kim đôi để may vì có sự chắc chắn hơn. Chúng dày và có độ bền bỉ nhất định.

Dùng để may các loại đồ dày dặn, giữ ấm

  • May đồ lót hoặc đồ bộ mặc nhà: Với khả năng co giãn và các ưu điểm khác, dùng vải dệt kim để may đồ lót và đồ bộ mặc nhà là cực phù hợp. Với những giây phút thư giãn như này, các bộ trang phục cần thoáng, nhẹ nên sẽ may chủ yếu bằng vải dệt kim dọc.
  • Các mẫu Jumpsuit, các loại đồ tắm, váy,.... Đem đến cho bạn sự năng động, sức sống cũng như sự trẻ trung.

Họa tiết đa dạng, cực xinh xắn

Xem thêm: Vải tafta là gì? Tất tần tật về chất vải tafta bạn nên biết

Trên đây là những chia sẻ của Cardina về chất liệu vải dệt kim. Là một trong những chất liệu có tính ứng dụng cao và khá bền bỉ, các bạn có thể chọn mua những trang phục làm từ vải dệt kim để mặc trong những ngày sắp tới. Nếu còn ý kiến khác về vải dệt kim hay các chất liệu khác, đừng ngại để lại lời nhắn hoặc liên hệ đến hotline của chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất bạn nhé.

bình luận trên bài viết “Vải dệt kim là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải dệt kim

Viết bình luận



Chủ đề