Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non

Đánh giá trong giáo dục mầm non sẽ nói lên chất lượng chăm sóc và giáo dục. Việc đánh giá này được thực hiện thường xuyên và liên tục. Đây là cơ sở cung cấp các thông tin thiết thực cho quá trình xây dựng kế hoạch và phát triển giáo dục cho trẻ. Qua đó, đề ra các phương pháp đánh giá trong giáo dục mầm non.

Mục tiêu đánh giá

Đánh giá các phương pháp này sẽ giúp giáo viên theo sát được tình trạng phát triển của trẻ nhỏ. Làm tư liệu cho quá trình mô tả và đánh giá ưu nhược điểm của các phương pháp giáo dục.

Giáo viên tham gia quá trình đánh giá để tích lũy và nâng cao kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài ra, việc đánh giá sẽ chỉ ra các điểm yếu kém trong lối giảng dạy.

Vai trò của việc đánh giá

Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là mục tiêu hướng đến của việc đánh giá giáo dục. Từ đó, phản ánh kết quả của công tác quản lý giáo dục, chương trình giáo dục, đội ngũ giáo viên hay chất lượng cơ sở môi trường học.

Các thông tin phản hồi kết quả đánh giá có vai trò rất quan trọng. Nhất là trong quá trình hoàn thiện và đổi mới công tác giáo dục mầm non.

Để quá trình đánh giá có hiệu quả tốt nhất, giáo viên có thế áp dụng tích hợp trong các phương pháp sau:

Phương pháp quan sát

Đây là phương pháp phổ biến nhất trong công tác giảng dạy của giáo viên. Phương pháp quan sát thái độ, hành vi và cách ứng ứng xử của trẻ rất quan trọng. Thông thường, phương pháp này được sử để đánh giá khía cạnh phát triển tâm lý của trẻ.

Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non
Quan sát trẻ trong lúc vui chơi

Phương pháp trò chuyện

Thông qua quá trình trò chuyện, giáo viên có thể giúp trẻ kích thích phát triển khả năng phát triển ngôn ngữ. Và cũng có thể đánh giá được kỹ giao tiếp, mức độ nhận thức về xã hội.

Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non
Chia sẻ tâm tình cùng trẻ

Khi giáo viên đưa ra các câu hỏi càng tỉ mỉ thì khả năng đánh giá có mức độ chính xác càng lớn.

Phương pháp phân tích sản phẩm

Các hoạt động về âm nhạc, mỹ thuật được ứng dụng để xem xét khả năng phát triển về tư duy trí não của trẻ. Kết quả của sản phẩm là tư liệu để đánh giá trẻ.

Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non
Bé tạo hình nhân vật bằng đất nặn

Ngoài ra, kết quả phân tích sản phẩm cũng được dùng để đánh giá giáo viên. Cách phân bổ hoạt động, giáo án, ghi chép tư liệu phân tích trẻ nhỏ,… Đây là căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động giảng dạy.

Phương pháp xử lý tình huống

Các tình huống giáo dục mầm non luôn xảy ra thường ngày. Có tình huống đơn giản, cũng có các tình huống phức tạp, khó giải quyết.

Phương pháp này nhằm đánh giá nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Cung cấp thêm các thông tin về khả năng dạy dỗ, cách thức chăm sóc và các tiêu chuẩn về đạo đức.

Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non
Kỹ năng chăm sóc khi trẻ ốm

Phương pháp trao đổi với phụ huynh

Các giáo viên, phụ huynh được khuyến khích nên trao đổi với nhau nhiều hơn về công tác giáo dục trẻ nhỏ. Xin các ý kiến về đánh giá về chất lượng cơ sở, đội ngũ giáo viên và sự phát triển của trẻ.

Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non
Chia sẻ với phụ huynh về cách nuôi dạy trẻ nhỏ

Hy vọng bài viết này có thể chia sẻ các phương pháp nhằm đánh giá sự phát triển của trẻ kịp thời. Để có được hiệu quả cao nhất, các giáo viên nên tích hợp các phương pháp trên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 122.27 KB, 34 trang ) Đang xem : đánh giá trong giáo dục mầm non PHAN LAN ANH

MODULE MN

Bạn đang đọc: Ví dụ về đánh giá trong giáo dục mầm non

33

ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC MẦM NON

  1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Cùng với xu thế đổi mới trong giáo dục mầm non (GDMN), đánh giá trong GDMN là một bộ phận không thể tách rời của quá trình quản lí chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Đây là công việc cần thực hiện thường xuyên và có hệ thống. Đánh giá trong GDMN sẽ giúp cho nhà quản lí, giáo viên mầm non có những thông tin hữu ích làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phục vụ tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học Mầm non.
  2. MỤC TIÊU Giúp giáo viên mầm non: Nắm được vấn đề cơ bản Về đánh giá trong giáo dục mầm non. Mô tả và sử dụng được một số phương pháp đánh giá trong giáo dục mầm non. Hiểu và vận dụng được quy trình, cách xử lí kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ. Xây dựng được một số công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ.
  3. NÔI DUNG Nội dung 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC MẦM NON Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản Về đánh giá trong giáo dục mầm non NHIỆM VỤ Có thể bạn đã đọc những tài liệu Về đánh giá trong giáo dục mầm non, đã từng đánh giá kết quả giáo dục mầm non, hãy nhớ lại và viết ra để làm rõ những vấn đề sau: Vị trí và vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non:

Chức năng của đánh giá trong giáo dục mầm non : Những nhu yếu so với việc đánh giá trong giáo dục mầm non :

Đối chiếu những vấn đề bạn vừa viết ra với những thông tin dưới đây để tăng thêm hiểu biết về vấn đề này. THÔNG TIN PHẢN HỒI 1. Khái niệm Về đánh giá Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng như thực tiễn công tác quản lí GDMN, việc đánh giá trong GDMN đã được quan tâm rộng khắp. Đánh giá trong giáo dục nói chung và đánh giá trong GDMN nói riêng là việc điều tra xem xét, xác định chất lượng của đối tượng được đánh giá, trên cơ sở thu thập vầxử lí thông tin một cách cồ hệ thống Về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục, căn cứ vào mục tiêu giáo dục để đề xuất những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo. Đánh giá trong GDMN bao gồm việc đánh giá tổng hợp các thành tố Cơ bảnn: sản phẩm đầu ra của GDMN trẻ em (mức độ phù hợp với mục tiêu và đáp ứng nhu cầu), các yếu tố đầu vào (Cơ sở vật chất, chương trình, năng lực của giáo viên) và quá trình giáo dục (phương pháp hoạt động, cách thức tổ chức, hình thức tương tác, cách thức quản lí) tạo ra sản phẩm giáo dục (GD). Module này sẽ làm rõ một số nội dung đánh giá trong GDMN đó là: trẻ em, giáo viên (GV) và cơ sở GDMN. 2. Vị trí và vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non Đánh giá trong GDMN là một bộ phận quan trọng của công tác quản lí GDMN. Triển khai đánh giá trong GDMN là điều kiện cần phải có của việc tăng cường thể chế quản lí và chỉ đạo đối với các cơ sở GDMN nhằm kiểm soát một cách tốt nhất chất lượng của quá trình giáo dục, mà mục tiêu chủ yếu là gìúp trẻ phát triển toàn diện cả Về thể chất, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. Quản lí chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN là hạt nhân cốt lõi của công tác quản lí GDMN. chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như chất lượng cơ sở GDMN, tổ thức quản lí GDMN, đội ngũ, chương trình GDMN

Các thông tin phản hồi từ kết quả đánh giá sẽ giúp cho việc phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề được đúng hướng và có cơ sở để kịp thời đưa ra các quyết định quản lí cần thiết trong việc phát huy hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung, cách thức và điều kiện giáo dục nhằm đạt được mục tiêu của GDMN. 3. Chức năng của đánh giá trong giáo dục mầm non * Chức năng quản lí Việc đánh giá trong GDMN là một trong những phương pháp quan trọng của các nhà quản lí GDMN các 9 viên mầm non để đảm bảo nhiệm vụ GDMN đạt được những tiêu chuẩn mà xã hội đặt ra. cấp, của giáo Kết quả đánh giá trong giáo dục từ nhiều góc độ và trong các giai đoạn khác nhau có thể cung cấp một

bức tranh Về thực trạng của GDMN mà qua đó có thể biết được GDMN đã đạt được các tiêu chuẩn cơ bản cần có hay chua để có thể phát huy những kết quả nổi bật và chỉnh đổn những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. * Chức năng kích thích, tạo động lực Thông qua phân loại theo kết quả đánh giá của các bộ phận, cán bộ, giáo viên của cơ sở GDMN sẽ tạo ra một không khí thi đua giữa các đối tượng được đánh giá. Điều đó có tác dụng kích thích tính chủ động, tích cực trong toàn thể cán bộ, giáo viên nhằm hoàn thanh trách nhiệm của mình, khich lệ tinh thần phấn đấu học tập, vươn lên. * Chức năng sàng lọc, lựa chọn Đánh giá sự phát triển của trẻ là một trong những nội dung của đánh giá trong GDMN. Đánh giá sự phát triển của trẻ có thể giúp cho giáo viên sàng lọc và lựa chọn thiên hướng phát triển của trẻ so với chuẩn phát triển theo độ tuổi, ví dụ: phát hiện trẻ có vấn đề Về ngôn ngữ, trẻ có thiên hướng Về nghệ thuật để có biện pháp phối kết hợp tác động can thiệp, điều chỉnh kịp thời đối với trẻ chậm phát triển, hoặc kích thích sự phát triển ngày càng cao thiên hướng của trẻ. 4. Những yêu cầu đối với việc đánh giá trong giáo dục mầm non * Tính khách quan Đánh giá trong GDMN cần mang tính khách quan và thực sự cầu thị, tránh suy diễn chủ quan theo cảm tính cá nhân. Đánh giá khách quan mod có thể kích thích, tạo động lực cho người được đánh giá và những kết quả đáng tin là cơ sở cho các

quyết định quản lí đúng hướng. Nếu đánh giá thiếu khách quan, kết quả đánh giá sẽ không có ý nghĩa đối với giáo dục, nó làm cho việc ra quyết định bị chê ch huỏng, triệt tiêu động lực phát triển, làm ảnh hưởng tủi việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Tính khách quan được thể hiện chủ yếu ở việc tiêu chuẩn hoá các nội dung đánh giá. * Tính nhất quán Trong đánh giá, cần quán triệt nguyên tắc nhất quán. Bắt kể đánh giá một đối tượng nào, dù là lập thể hay cá nhân, cũng cần phải xuất phát từ mục tiêu GDMN. Nôi dung đánh giá phải Thống nhất Công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ chính xác. * Tính toàn diện Đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện, không quá coi trọng hay bỏ qua một mặt nào đó trong 10 nội dung các tiêu chuẩn đánh giá. Khi phán xét, cần có đầy đủ thông tin, tránh sử dụng thông tin một chiều. * Tính mục đích

Đánh giá cần có mục đích rõ ràng. Mục đích cốt lõi của việc đánh giá là để nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho các hoạt động giáo dục đạt được hiệu quả mong muốn. * Kết hợp giữa đánh giá và chỉ đạo Đánh giá là dựa vào chuẩn mực nhất định để đưa ra những nhận xét có tính khẳng định hay phủ định đối với hành vi thực tiễn của đối tượng được đánh giá, giúp cho đối tượng được đánh giá nhận ra hiện trạng đạt tới của bản thân, chỉ đạo là sự kế tục và phát triển của việc đánh giá, đưa ra những gợi ý để người được đánh giá tự cải thiện bản thân, phấn đấu rèn luyện để đạt được những tiêu chuẩn mong đơi hay thực hiện những đề xuất, biện pháp tác động giáo dục giúp cho người được đánh giá phát huy sờ trường, cải tiến công tác, đạt được những tiến bộ cao hơn nữa. Nội dung 2 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC MẦM NON Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu giáo dục cơ sở của đánh giá trong giáo dục mầm non NHIỆM VỤ Bạn đã nghiên cứu và thực hiện chương trình GDMN, hãy nhớ lại và viết ra mục tiêu của GDMN.

Bạn hãy đối chiếu với những thông tin dưới đây để tăng thêm hiểu biết về mục tiêu GDMN. THÔNG TIN PHẢN HỒI Mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực (các yêu cầu của xã hội trong mãi thời đại, trong từng giai đoạn) của một mẫu hình nhân cách cần hình thành ở một đối tượng người được giáo dục nhất định. Do đó, mục tiêu giáo dục phụ thuộc vào mãi thời kì nhất định của quá trình phát triển xã hội và mỗi giai đoạn của quá trình giáo dục con người. Mục tiêu của GDMN là gìúp trẻ em phát triển Về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thần mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Để đạt được mục tiêu của GDMN, các mục tiêu theo từng lĩnh vực được xác định cụ thể dựa trên tình hình cụ thể của địa phương và của từng cơ sở giáo dục. Ví dụ mục tiêu xây dựng và cải thiện Về Cơ sở vật chất (CSVQ, mục tiêu phát triển đội ngũ, mục tiêu phát triển trẻ theo từng độ tuổi, từng lĩnh vực phát triển của trẻ Hoạt động 3: Tìm hiểu một số nội dung, phuong pháp đánh giá trong giáo dục mầm non 11

NHIỆM VỤ Bạn hãy suy nghĩ và viết ra một cách ngắn gọn Về những vấn đề dưới đây. Một số nội dung đánh giá cơ bản trong GDMN:

Các phương pháp đánh giá trong GDMN: Bạn hãy đối chiếu những vấn đề vừa viết ra với những thông tin dưới đây để tăng thêm hiểu biết về nội dung, phương pháp đánh giá trong giáo dục mầm non. THÔNG TIN PHẢN HỒI 1. Một số nội dung đánh giá trong giáo dục mầm non được đề cập trong module Đánh giá chất lượng cơ sở GDMN. Đánh giá Nghề nghiệp giáo viên mầm non. Đánh giá sự phát triển của trẻ. Căn cứ vào mục tiêu GDMN thì nội dung đánh giá sự phát triển của trẻ được coi là trọng tâm, các nội dung đánh giá khác được coi là điều kiện tạo nên chất lượng phát triển của trẻ.

2. Một số phương pháp đánh giá trong giáo dục mầm non Phương pháp quan sát: Trong đánh giá giáo dục, phương pháp quan sát hành vi, việc làm, hiện trạng của đối tượng được đánh giá giữ vai trò quan trọng. Thường người ta dùng phương pháp này khi đánh giá về cơ sở vật chất của trường, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục của giáo viên, đánh giá sự phát triển tâm lí của trẻ Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện-. Được sử dụng trong các trường hợp cần tìm hiểu cụ thể ý kiến của người được đánh giá về một vấn đề nào đó, chẳng hạn như phỏng vấn đề biết được việc thực hiện chính sách đối với đội ngũ GV, phỏng vấn cha mẹ trẻ để biết được sự hài lòng của họ đối với cơ sở GDMN, trò chuyện với trẻ để xác định mức độ phát triển Về một lĩnh vực nào đó của trẻ (ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, kĩ năng ) Các câu hỏi, nội dung đàm thoại, phỏng vấn cần chuẩn bị kỉ càng. Câu trả lời của đối tượng cần được ghi chép lại một cách nguyên Văn. Phương pháp sử dụng bài tập trắc nghiệm: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để đánh giá mức độ, khả năng thể hiện những hiểu biết, hành vi trong một lĩnh vực nào đó của một người cụ thể. Đây là dạng bài tập tiêu chuẩn, ngắn gọn để xác định đặc điểm hay mức độ phát triển của đối tượng. Ví dụ: sử dụng bài tập /trắc nghiệm trong đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi của trẻ Phương pháp sử dụng tình huống: Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá nghiệp vụ của giáo viên trong các tình huống cụ thể thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ; đánh giá thái độ, hành vi xã hội, kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ trong tình huống thực xảy ra hoặc tình huống giả định. 12

Phương pháp phân tích sản phẫm: Phương pháp này được dùng để đánh giá kết quả sản phẩm của giáo viên hoặc của trẻ. ví dụ: phân tích kế hoạch, giáo án của giáo viên; phân tích các sản phẩm tạo hình của trẻ (vẽ, nặn, xé, dán).

Phương pháp trao đổi với phụ huynh: Phương pháp này thường được sử dụng để thu thập ý kiến đánh giá, nhận định Về chất lượng cơ sở GDMN, Về đội ngũ giáo viên hoặc Về sự phát triển của trẻ. Nội dung 3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

Hoạt động 4: Tìm

hiểu đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non

NHIỆM VỤ Bạn đã từng tham gia đánh giá cơ sở GDMN, đã nghiên cứu các văn bản, tài liệu Về đánh giá GDMN, hãy nhớ lại và viết ra để làmrõ một số vấn đề sau; Một số vấn đề Liên quan đến đánh giá cơ sở GDMN: + Cơ sở GDMN là: + Cơ sở GDMN gồm: + Chất lượng GDMN là: Đánh giá chất lượng cơ sở GDMN: + Tiêu chuẩn đánh giá: + Hình thức đánh giá:

13

Hãy đối chiếu những vấn đề bạn vừa viết ra với những thông tin dưới đây để tăng thêm hiểu biết về đánh giá chất lượng GDMN. THÔNG TIN PHẢN HỒI 1. Một số khái niệm liên quan Cơ sở GDMN là nơi diễn ra các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non một cách có tổ chức, hướng tới phát triển toàn diện cho trẻ, đáp ứng mục tiêu của GDMN. Cơ sở GDMN gồm: + Nhà trẻ, nhóm trẻ: nhận trẻ từ 3 tháng đến 36 tháng tuổi; + Trường, lớp mẫu giáo: nhận trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi; Trường mầm non: là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi. Chất lượng GDMN: là sự đáp ứng của nhà trường đối với các yêu cầu Về mục tiêu GDMN được quy định tại Luật Giáo dục.

2. Đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non Đánh giá chất lượng cơ sở GDMN nhằm giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ đồng thời thông báo công khai với các cơ quan quản lí nhà nước và xã hội Về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường để cơ quan quản lí nhà nước đánh giá và công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Chất lượng cơ sở GDMN được đánh giá theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non được quy định tại Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo. * Tiêu Chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non Bao gồm 5 tiêu chuẩn, 31 tiêu chí và 93 chỉ số. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lí nhà trường: gồm 9 tiêu chí và 27 chỉ số. Tiêu chuẩn 2: cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên: gồm 7 tiêu chí và 21 chỉ số. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chá; và trang thiết bị: gồm 6 tiêu chí và 1S chỉ số. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: gồm 2 tiêu chí và 6 chỉ số. 14 Tiêu chuẩn 5: Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ: gồm 7 tiêu chí và 21 chỉ số. * Hình thức đánh giá

Có hai hình thức đánh giá chất lượng cơ sở GDMN: Tự đánh giá và Đánh giá ngoài (theo Thông tư số 45/2011/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 10 năm 2011 của Bộ trư ống Bộ Giáo dục vầĐào tạo). Tự đánh giá của trường mầm non là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của trường mầm non theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. Quy trình tự đánh giá: 1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá. 2. Xây dựng kể hoạch tự đánh giá. 3. Thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, minh chứng. 4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí. 5. Viết báo cáo tự đánh giá. 6. Công bố báo cáo tự đánh giá.

Đánh giá ngoài trường mầm non là hoạt động đánh giá của cơ quan quản lí nhà nước nhằm xác định mức độ đạt được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của trường mầm non. Quy trình đánh giá ngoài: 1. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá. 2. Khảo sát sơ bộ tại trường mầm non. 3. Khảo sát chính thức tại trường mầm non. 4. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. 5. Lấy ý kiến phản hồi của trường mầm non Về dụ ứiâo báo cáo đánh giá ngoài 6. Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài. * Công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Trường mầm non được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo hai cấp độ: Cấp độ 1: Trường mầm non ít nhất phải đạt được 17 tiêu chí quy định cụ thể trong tổng số 31 tiêu chí. Cấp độ 2: Trường mầm non đạt được ít nhất 00% tổng số các tiêu chí, trong đó phải đạt được các tiêu 15 chí quy định ở cấp độ 1. Nội dung 4 ĐÁNH GIÁ NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON

Hoạt động 5: Tìm hiểu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non NHIỆM VỤ Bạn đã đọc chuẩn Nghề nghiệp GVMN, hãy nhớ lại và trình bày một số nét cơ bản Về chuẩn nghề nghiệp GVMN. + Mục đích của chuẩn: + Lĩnh vực của chuẩn: Yêu cầu của chuẩn: Lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Lĩnh vực kiến thức:

16

Cách đánh giá kết quả theo chuẩn nghề nghiệp GVMN. + Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí của chuẩn: Lính vục kĩ năng sư phạm:

17

+ Quy trình đánh giá, xếp loại: Bạn hãy đối chiếu những vấn đề vừa viết ra với những thông tin dưới đây để tăng thêm hiểu biết về chuẩn nghề nghiệp GVMN và cách đánh giá GVMN theo chuẩn. THÔNG TIN PHẢN HỒI 1. Vài nét vẽ chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Chuẩn Nghề nghiệp GVMN là hệ thống các yêu cầu cơ bản Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kĩ năng sư phạm mà GVMN cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu GDMN. Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

  1. Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viênMầm non ở các cơ sở đào tạo GVMN.
  2. Giúp GVMN tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
  3. Làm Cơ sở để đánh giá GVMN hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ

trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quản lí, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ GVMN.

  1. Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với GVMN được đánh giá tốt Về năng lực Nghề nghiệp. Lĩnh vực, yêu cầu tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (theo Quyết ăịnh số02/2008/QĐBGDĐTngày22/01/2008):
  2. Chuẩn nghề nghiệp GVMN gồm ba lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; và kĩ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực gồm cồ Nămyêu cầu.
  3. Yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GVMN là nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mãi lĩnh vực của chuẩn đòi hỏi người giáo viên phải đạt được để đáp ứng mục tiêu của GDMN ở từng giai đoạn. Mỗi yêu cầu gồm có bốn tiêu chí.
  4. Tiêu chí của chuẩn là nội dung cụ thể thuộc mỗi yêu cầu của chuẩn, thể hiện một khía cạnh Về năng lực Nghề nghiệp GVMN. Các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm nom * Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chẩt chính trị, đạo đức, lối sống
  5. Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ 18 xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm các tiêu chí sau:
  6. Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước;
  1. Yêu nghề, tận tuỵ với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ;
  2. Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè và biết yêu quê hương;
  3. Tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước, góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hoá cộng đồng.
  4. Chấp hành pháp luật, chinh sách của Nhà nước. Bao gồm các tiêu dií sau;
  5. Chấp hành các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
  6. Thực hiện các quy định của địa phương;
  7. Giáo dục trẻ thực hiện các quy định ở trường, lớp, nơi công cộng;
  8. Vận động gia đình và mọi người xung quanh chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương,
  9. Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỉ luật lao động. Gồm các tiêu chí sau:
  1. Chấp hành quy định của ngành, quy định của nhà trường;
  2. Tham gia đóng góp xây dựng và thực hiện nội qưy hoạt động của nhà trường;
  3. Thực hiện các nhiệm vụ được phân công;
  4. Chấp hành kỉ luật lao động, chịu trách nhiệm Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm lớp được phân công.
  5. Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn Mu vươn lên trong nghề nghiệp. Bao gồm các tiêu chí sau:
  6. Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ Yêu quý;
  7. Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, khoẻ mạnh và thường xuyên rèn luyện sức khoẻ;
  8. Không có biểu hiện tiêu cục trong cuộc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ;
  9. Không vi phạm các quy định Về các hành vi nhà giáo không được làm. 19 dân và trẻ.
  10. Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân Bao gồm các tiêu chí sau:
  1. Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;
  1. Đoàn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;
  2. Có thái độ đúng thực và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cha mẹ trẻ;
  3. Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo. * Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức
  4. Kiến thức cơ bản Về GDMN. Bao gồm các tiêu chí sau:
  5. Hiểu biết cơ bản Về đặc điểm tâm lí, sinh lí trẻ lứa tuổi mầm non;
  6. Có kiến thức về GDMN bao gồm cả giáo dục hòa nhập trẻ tàn tật khuyết lật;
  7. Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình GDMN;
  1. Có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ.
  2. Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:
  3. Hiểu biết về an toàn, phòng tránh vầxử lí ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ;
  4. Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ;
  5. Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ;
  6. Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lí ban đầu.
  7. Kiến thức cơ sở chuyên ngành. Bao gồm các tiêu chí sau:
  8. Kiến thức về phát triển thể chất;
  9. Kiến thức về hoạt động vui chơi;
  10. Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học;
  11. Có kiến thức môi trường tự nhiên, môi trường và phát triển ngôn ngữ.
  12. Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:
  13. Có kiến thức về phương pháp phát triển thể chất cho trẻ;
  14. Có kiến thức về phương pháp phát triển tình cảm xã hội và thẩm mĩ cho trẻ;
  15. Có kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt động chơi cho trẻ;

20

  1. Có kiến thức về phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.
  2. Kiến thức phổ thông Về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội liên quan đến GDMN. Bao gồm các tiêu chí sau:
  1. Có hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục của địa phương nơi giáo viên công tác;
  2. Có kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống một số tệ nạn xã hội;
  3. Có kiến thức phổ thông Về tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác;
  4. Có kiến thức về sử dụng một số phương tiện nghe nhìn trong giáo dục. * Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kĩ năng sư phạm
  5. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
  1. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách;
  2. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tháng, tuần;
  3. Lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ;
  4. Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ.
  5. Kĩ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
  6. Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ;
  7. Biết tổ chức gìẩc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ;
  8. Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kĩ năng tự phục vụ;
  9. Biết phòng tránh và xủ trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gap đối với trẻ.
  10. Kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
  11. Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ;
  12. Biết tổ chức môi trườnggiáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp;
  13. Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ;
  14. Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp.
  15. Kĩ năng quản lí lớp học. Bao gồm các tiêu chí sau:

21

  1. Đảm bảo an toàn cho trẻ;
  2. Xây dựng và thực hiện kể hoạch quản lí nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ;
  1. Quản lí và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp;
  2. Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục.
  3. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Bao gồm các tiêu chí sau:
  4. Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm;
  5. Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mờ, thẳng thắn;
  1. Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ;
  2. Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ. 2. Cách đánh giá kết quả theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non * Tiêu chuẩn xếp loại các tìèu chí, yêu cầu, lĩnh vực của chuẩn:
  3. Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí của chuẩn: Điểm tối đa là 10; Mức độ: Tốt (9-10); Khá (7- S); Trung bình (5-6); Kém (dưới 5).
  4. Tiêu chuẩn xếp loại các yêu cầu của chuẩn: Điểm tối đa là 40; Mức độ: Tốt (36-40); Khá (28-35); Trung bình (20-27); Kém (dưới20).
  5. Tiêu chuẩn xếp loại các lĩnh vực của chuẩn: Điểm tối đa là 200; Mức độ: Tốt (180 200); Khá (140 179); Trung bình (100 139); Kém (dưới 100). * Tiêu chuẩn xếp loại chung cuối năm học
  6. Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kĩ năng sư phạm;
  7. Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kĩ năngsư phạm;
  8. Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trờ lên ở lĩnh vực phẩm chất22chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kĩ năng sư phạm, trong đó không có lĩnh vực nào xếp dưới loại trung bình;
  9. Loại Kém: là những giáo viên có một lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau:

Xúc phạm danh dụ, nhân phẩm, xăm phạm thân thể người khác, an toàn tính mạng của trẻ; Xuyên tạc nội dung giáo dục; Ép buộc trẻ học thêm để thu Tiến; Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác; Vắng mặt không cồ lí do chính đáng trên 60% tổng số thời luông học tập bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinh hoạt chuyên môn định kì.

* Quy trình đánh giá xếp loại

  1. Định kì vào cuối năm học, hiệu trưởng nhà trường tiến hành tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non. Cụ thể như sau: Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, yêu cầu của chuẩn, giáo viên tự đánh giá, xếp loại theo các tiêu chuẩn quy định; Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào bản đánh giá, xếp loại của giáo viên. Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại:

Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn; khi cần thiết, có thể tham khảo thông tin phản hồi từ đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng;

Thông qua tập thể lãnh đạo nhà trường, đại diện chi bộ, công đoàn, chi đoàn, các tổ trường hoặc khối trường chuyên môn để đánh giá, xếp loại;

Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên trucrc khi quyết định đánh giá, xếp loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của giáo viên;

Ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loại chung vào bản đánh giạ, xếp loại của từng giáo viên;

Xem thêm: Asus TUF Gaming FX504GD Core i5-8300H giá rẻ, uy tín

Công khai tác dụng đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường .

Trong trường họp chua đồng ý với kết luận của hiệu trưởng, giáo viên cồ quyền khiếu nại với Hội đồng trường. Nếu vẫn chưa có sự thong nhá;, giáo viên có quyền khiếu nại để cơ quan có thám quyền xem xét quyết định.

  1. Trong trường hợp giáo viên được đánh giá gần sát với mức độ tốt khá hoặc trung bình,23việc xem xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mọi giáo viên, hiệu trưởng nhà trường quyết định những trường họp cụ thể và chịu trách nhiệm Về quyết định đó. Nội dung 5

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ Hoạt động 6: Các hình thức đánh giá sự phát triển của trẻ NHIỆM VỤ Bạn đã từng tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non, hãy nhớ lại và viết ra suy nghĩ của mình Về những vấn đề sau:

Đánh giá tình hình của trẻ hằng ngày . + Mục đích đánh giá tình hình của trẻ hằng ngày : 24

+ Cách ghi chép đánh giá tình hình của trẻ hằng ngày:

Đánh giá sự phát4-triển của trẻ

saugiá chủ đề:hình cửa tre hằng ngày: N Ôi dung đánh tình

+ Mục đích đánh giá sự phát triển của trẻ sau chủ đề: + Nội dung đánh giá sự phát triển của trẻ sau chủ đề: + Cách ghi chép đánh giá sự phát triển của trẻ sau chủ đề:

Đánh giá sự tăng trưởng của trẻ cuối độ tuổi :

+ Mục đích đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi: + Nội dung đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi: + Cách ghi chép đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi: Bạn hãy đối chiếu những vấn đề vừa viết ra với những thông tin dưới đây để tăng thêm hiểu biết về mục đích, nội dung và cách đánh giá sự phát triển của trẻ. THÔNG TIN PHẢN HỒI Đánh giá sự phát triển của trẻ là nội dung độc lập trong chương trình GDMN mới. Đây là quá trình theo dõi, thu thập thông tin một cách chủ động, có hệ thống, đáng tin cậy Về sự tiến bộ của trẻ và phân tích các dữ liệu thu thập được để làm cơ sở đưa ra các quyết định hành động thích hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. 1. Mục đích đánh giá Xác định những nhu cầu, hứng thú, khả năng và sự tiến bộ của từng trẻ để có thể lựa chọn những nội dung, thiết kế hoạt động giáo dục phù hợp. Phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của từng trẻ để điều chỉnh các biện pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp với từng cá nhân trẻ nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học lớp Một tiểu học. 2. Nội dung đánh giá

Xem thêm : Trắc Nghiệm Powerpoint 2010 Có Đáp Án, Câu Hỏi Trắc Nghiệm Powerpoint 2010

Đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi gồm các nội dung: Đánh giá sự phát triển thể chất. Đánh giá sự phát triển nhận thức. Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ. Đánh giá sự phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội (TC- KNXH). 25

Đánh giá sự phát triển thần mĩ (nội dung này có thể lồng ghép vào các nội dung phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, TC KNXH).

  1. Hình thức, nội dung, cách thức đánh giá và ghi chép kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ Đánh giá sự phát triển của trẻ chủ yếu do giáo viên tiến hành trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Hoạt động này cũng có thể do các cán bộ quản lí giáo dục (Bộ, sờ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu nhà trường) tiến hành với các mục đích cụ thể khác nhau nhưng cùng hương đến mục đích chung là nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục để giúp trẻ phát triển. Có ba hình thức đánh giá sự phát triển của trẻ:
  2. Đánh giá tình hình của trẻ hằng ngày. Đánh giá sự phát triển của trẻ sau chủ đề giáo dục đối với trẻ mẫu giáo và đánh giá sự phát triển của trẻ theo tháng đối với trẻ nhà trẻ (sau đây gọi tất là đánh giá theo chủ đề). Đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi (sau một năm học). Đánh giá tình hình của trẻ hằng ngày Mục đích đánh giá trẻ hằng ngày: Đánh giá trẻ hằng ngày là quá trình theo dõi những diễn biến trạng thái tâm- sinh lí trong ngày của trẻ thông qua các hoạt động ăn, ngủ, vui chơi, học tập nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cục của trẻ, trên cơ sở đó phân tích, xác định nguyên nhân để có những giải pháp kịp thời như điều chỉnh việc tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hay lựa chọn các điều kiện, biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ

phù hợp Nội dung đánh giá cụ thể: + Những biểu hiện Về tình trạng sức khỏe của trẻ; + Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ; + Kiến thức và kĩ năng của trẻ thể hiện trong các hoạt động cụ thể. Dựa trên kết quả đánh giá hằng ngày, giáo viên xác định những trẻ cần lưu ý đặc biệt, đề xuất nội dung, hình thức tổ chức hoạt động phù hợp tiếp theo để giúp trẻ tiến bộ. Cách thức đánh giá: 26

Đối với hình thức đánh giá tình hình của trẻ hằng ngày, phương pháp sử dụng có hiệu quả, dễ thực hiện là phương pháp quan sát trẻ qua các hoạt động diễn ra trong ngày và trao đổi với phụ huynh. Ví dụ: trẻ ăn có ngon không, ngủ có yên giấc không?; trẻ có thoái mái, hứng thú, tích cực trong các hoạt động vui chơi, học tập không? những sự kiện đặc biệt nào xảy ra

trong ngày đối với trẻ? (trẻ bị đau do bị ngã, cấn nhau; trẻ không nhìn thấy rõ vật nào đó khi ngồi xa; trẻ nói thêm được những câu, từ ngữ mới; trẻ không phát âm được những từ nào đó; trẻ vẽ được bức tranh khá đặc biệt; trẻ biễu hiện những cảm xúc thái quá như dữ dằn, đập phá, gào khỏe lâu hay u Ê, ngồi một chỗ không chịugiaD tiếp). Kết quả đánh giá hằng ngày được ghi vào nhật kí lớp hoặc sổ kế hoạch giáo dục bằng những nhận định chung về những vấn đề nổi bật, đặc biệt thu thập được qua quan sát đối với cá nhân hoặc một nhóm trẻ. Căn cứ vào những gì quan sát và ghi chép được, giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh để cùng xem xét, xác định nguyên nhân để có những tác động kịp thời khắc phục những tồn tại, phát huy những biểu hiện tích cực của trẻ trong những ngày tiếp theo hoặc lưu ý để tiếp tục theo dõi. b ) Đánh giá sự phát triển của trẻ sau chủ đề giáo dục Mục đích đánh giá sự phát triển của trẻ sau chủ đề: Nhận định kết quả mà trẻ đạt được so với mục tiêu chủ đề/mục tiêu tháng đã đặt ra.

Làm căn cứ xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch chủ đề giáo dục tiếp theo. Nội dung đánh giá cụ thể: Đánh giá kết quả đạt được của trẻ so với mục tiêu của chủ đề theo các lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, TC KNXH và thẩm mĩ, hoặc theo mục tiêu yêu cầu cần đạt Về kiến thức, kĩ năng, thái độ được xác định của chủ đề giáo dục. Đánh giá sự phù hợp của những nội dung, các hoạt động giáo dục của chủ đề với năng lực của trẻ. Xác định nguyên nhân để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch giáo dục của chủ đề tiếp theo. Cách thức đánh giá: Đối với hình thức đánh giá sự phát triển của trẻ sau khi thực hiện một chủ đề giáo dục, có thể sử dụng phối hợp các phương pháp tuy vào thông tin cần thu thập mà mục đích đánh giá đặt ra để phân tích, đánh giá. Ví dụ: Đánh giá sự phát triển Về vận động thô của trẻ như leo, trèo, chạy, nhảy, bắt bóng có thể đưa ra các bài tập để trẻ thực hiện. Đánh giá khả năng phối hợp nhóm, thái độ ứng xử với bạn bè, tính tự tin, tự lực có thể sử dụng phương pháp quan sát trẻ thông qua các hoạt động chơi, học tập hoặc sử 27 dụng các tình huống giả định. Đánh giá khả năng sử dụng câu, tù, ngữ của trẻ có thể sử dụng phương pháp trò chuyện trực tiếp với trẻ hoặc quan sát trẻ trong quá trình giao tiếp với bạn bè. Đánh giá sự phát triển của trẻ sau chủ đề được tổng hợp theo Phiếu đánh giá trẻ cuối chủ đề.

Mẫu phiếu đánh giá trẻ cuối chủ đề ( đánh giá chung cả lớp ) 28

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẺ SAU CHỦ ĐỀ

Trường: Mâu phiếu đánh giá trẻ cuổi chủ Lớp/nhóm đẾ (đánh giá chung cả lớp) Chủ đề: Thời gian thực hiện chủ đề: NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẲ

1. Về Mục tiêu của chủ đề Các mục tiêu trẻ đã thực hiện được. Các mục tiêu trẻ chưa thực hiện được. 2. Về nội dung của chủ đề Các nội dung trẻ chưa thực hiện tốt. Các nội dung còn trẻ chưa thực hiện được. 3. Về tổ chức các hoạt động của chủ đề 3.1 Hoạt động học + Trẻ cồ tự tin, tích cực, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động học không? (ghi cụ thể những hoạt động mà hầu hết các trẻ đặc biệt thích thú). + Trẻ tủ ra không hứng thú, không tích cực khi tham gia vào các hoạt động học nào? (ghì cụ thể những hoạt động mà hầu hết các trẻ tỏ ra không thích thú, khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức, kĩ năng). 3.2 Hoạt động chơi góc + Trẻ thích lựa chọn chơi ở các khu vực chơi nào? + Trẻ thích và có kĩ năng chơi (hành động chơi, quan hệ, giao tiếp giữa các vai chơi, sử dụng thiết bị chơi, phát triển trò chơi phù hợp) khi

29

tham gia chơi các trò chơi không? (ghi cụ thể các trò chơi được nhiều trẻ thích chơi nhất). + Trẻ không thích hoặc tỏ ra chán nản khi tham gia các trò chơi nào? (ghì cụ thể các trò chơi nhiều trẻ không thích chơi). + Các khu vực chơi nào được trẻ lựa chọn nhiều nhất/ít nhất? 3.3. Chơi ngoài trời + Trẻ thích lựa chọn chơi ở các khu vực chơi ngoài trời nào nhiều nhất/ít nhất? + Trẻ thích tham gia nhiều nhất vào các hoạt động chơi ngoài trời nào? 4. Những vấn đề khác + Sức khoẻ của trẻ, thói quen, hành vi trong ăn uống, vệ sinh như thế nào? + Những trẻ nào nghỉ dài ngày hoặc tham gia vào các hoạt động chủ đề không đầy đủ? + Những sự cố đặc biệt nào xảy ra trong thời gian diễn ra chủ đề? + Những trẻ cần lưu ý đặc biệt. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN

HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH

Cách xác định nguyên nhân: Xem lại kế hoạch chủ đề: + Mục đích đặt ra của chủ đề có khả thi không? + Nội dung của chủ đề đã hoàn toàn phù hợp chua?

30

+ Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động học, chơi chuyển tải nội dung đã phù hợp với đặc điểm của trẻ, với mục đích của chủ đề chưa? + Phương tiện, học liệu, giang dạy Có phù hợp với mục đích của hoạt động không? + Quản lí thời gian hoạt động, địa điểm tổ chức hoạt động, xây dựng môi trường lớp học có phù hợp với trẻ không? Xem lại tương tác giữa giáo viên với trẻ: + Việc sử dụng lời nói, đặt câu hỏi, đưa ra các khái niệm của giáo viên có phù hợp với trẻ không? + Giáo viên có những hỗ trợ kịp thời, đúng lúc với trẻ không? Cgiải thích, giảng giải, cung cấp thông tin, làm mẫu, cung cấp nguyên vật liệu). + Những can thiệp của giáo viên có dựa trên cơ sở tôn trọng sự độc lập của trẻ không, có khuyến khích được trẻ hay áp đặt trẻ theo ý muốn của giáo viên?

  1. Đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi Mục đích đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi: Làm căn cứ đề xuất kế hoạch giáo dục cá nhân tiếp theo. Rút kinh nghiệm cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục năm học của lứa trẻ tiếp theo. Làm căn cứ đề xuất các điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ: Về cơ sở vật chất, Về thiết bị, đồ chơi, Về nhân lực, thời gian, Về chính sách nhằm tác động tích cực đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Nội dung đánh giá cụ thể: Đánh giá mức độ phát triển của ẻ về các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, TC KNXH, thẩm mĩ ở cuối mọi độ tuổi sau một giai đoạn học tập ở trường mầm non, dựa vào các chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ em 5 tuổi đước lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

31

Tài liệu liên quan

Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non
Tài liệu Đo lường và đánh giá trong giáo dục ppt 32 2 40
Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non
ĐO LƯỜNG và ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC pptx 138 2 23
Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non
Tài liệu đánh giá trong giáo dục ĐH 59 14 273
Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non
Bài giảng đánh giá trong giáo dục ĐH 62 6 12
Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non
Giáo trình Đánh giá hiệu quả giáo dục ở Tiểu học Phần 1 : những yếu tố chung về đánh giá trong giáo dục, tiến trình đánh giá tác dụng giáo dục ở Tiểu học 55 2 22
Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non
Phương pháp đánh giá trong giáo dục potx 99 1 11
Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non
đề cương chi tiết cụ thể thống kê và đánh giá trong giáo dục 4 1 5
Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non
giám sát và đánh giá trong giáo dục 23 2 44
Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non

Bài giảng Đánh giá trong giáo dục đại học 20 1 4

Xem thêm: Đây là những lý do khiến Asus FX504GD “vô đối” trong phân khúc laptop gaming 20 triệu đồng

Xem thêm : Hướng Dẫn Chơi Teaching Feeling Hướng Dẫn Chơi Teaching Feeling

Vai trò của đánh giá trong giáo dục mầm non
Module Mầm non 33 : Đánh giá trong giáo dục mầm non Phan Lan Anh 38 5 28

Tại sao phải đánh giá trong giáo dục mầm non?

Vai trò của việc đánh giá trong giáo dục mầm non Vai trò của việc đánh giá là để cung cấp thông tin cho giáo viên, phụ huynh và cả các bé về tiến độ học tập của bé. Điều này giúp giáo viên đưa ra quyết định về việc cải thiện chương trình giảng dạy. Sau đó, cùng bé phát triển quá trình học tập theo hướng tích cực.

Khái niệm đánh giá giáo dục mầm non là gì?

Đánh giá sự phát triển của trẻ trong giáo dục mầm non là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình GDMN nhận định về sự phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.

Mục đích của đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non là gì?

Quá trình phát triển của con bạn cần phải được đánh giá điều này sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ chậm phát triển tâm thần, chiều cao, hay sự tăng trưởng của trẻ nhanh hay chậm. Qua đó giúp bạn có kế hoạch điều chỉnh cách chăm sóc, nuôi dạy phù hợp và hiệu quả.

Đánh giá trong giáo dục mầm non có những chức năng gì?

Đánh giá, xếp loại giáo viên nhằm mục đích làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên.