Vai trò nào được thể hiện khi nhà quản trị đưa ra 1 quyết định để phát triển kinh doanh?

Trong doanh nghiệp, mỗi cá nhân lao động đều có vai trò và trách nhiệm riêng. Từ bộ phận lao động trực tiếp là các nhân viên cho tới bộ phận quản lý là các nhà quản trị. Vậy nhà quản trị là gì, vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp ra sao?

Như chúng ta đã biết, bộ phận lao động trong doanh nghiệp được chia thành bộ phận lao động trực tiếp và bộ phận gián tiếp. Bộ phận lao động trực tiếp chính là các nhân viên, công nhân làm việc trong doanh nghiệp. Còn bộ phận lao động gián tiếp chính là lực lượng quản lý doanh nghiệp.

Nhà quản trị là gì?

Khái niệm nhà quản trị là gì?

Nhà quản trị được định nghĩa là những người tham gia chỉ huy trong bộ máy điều hành doanh nghiệp.

Đội ngũ nhà quản trị trong doanh nghiệp được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Nhưng đứng trên góc độ cấp quản trị doanh nghiệp có thể chia thành 3 nhóm nhà quản trị bao gồm: Nhà quản trị cấp cao, nhà quản trị cấp trung gian và nhà quản trị cấp cơ sở.

Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp hiện nay

Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp là gì?

Các nhà quản trị ở các cấp có nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn tương xứng với vị trí và vai trò của mình tỏng toàn bộ hệ thống tổ chức của doanh nghiệp.

Nhà quản trị phải thể hiện vai trò của mình trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Cụ thể vai trò đó được biểu hiện ở 3 mặt sau:

1. Vai trò quan hệ với con người

Đầu tiên, nhà quản trị phải đóng vai trò đại diện, có tính chất nghi lễ.

Ví dụ: Chủ cửa hàng ăn đứng ở cửa để đón và chào khách.

Nhà quản trị này đang đóng vai trò đại diện cho tổ chức của họ. Xét trong mối tương quan giữa con người ở trong và ngoài doanh nghiệp, vai trò này của nhà quản trị cho chúng ta thấy được hình ảnh của doanh nghiệp mà họ quản trị, và ở một mức độ nhất định, cũng cho ta thấy được những nét cơ bản về doanh nghiệp đó.

Thứ hai, vai trò của người lãnh đạo đòi hỏi người quản trị phải phối hợp kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới. Vai trò này có thể được nhà quản trị thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.

Việc tuyển dụng và đào tạo cũng có thể là những việc các nhà tuyển dụng phải trực tiếp làm. Ngược lại, khi ấn định các tiêu chuẩn chất lượng của công việc, phân chia trách nhiệm, làm quyết định hay ấn định mốc thời gian để cấp dưới hoàn thành công việc, nhà quản trị đã thực hiện vai trò lãnh đạo một cách gián tiếp đối với nhân viên.

Thứ ba, là vai trò liên lạc.

Nhà quản trị có thể liên hệ với người trong hoặc ngoài doanh nghiệp nhằm hoàn thành công việc được giao.

Ví dụ như quản đốc công xưởng điện thoại yêu cầu phòng vật tư chuẩn bị nguyên liệu kịp thời cho tuần sau.

Xét cho cùng, vai trò liên lạc của nhà quản trị cho phép nhà quản trị phát triển hệ thống thu thập thông tin bên ngoài giúp ích cho việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Vai trò thông tin

Vai trò thông tin của nhà quản trị chính là thu thập, phổ biến thông tin và thay mặt cho tổ chức, doanh nghiệp đó phát biểu. Vai trò này xuất phát từ vai trò quan hệ với con người ở trên.

Do mối quan hệ giữa nhà quản trị với nhân viên cũng như với cá nhân ngoài doanh nghiệp, nhà quản trị trở thành trung tâm đầu não thông tin của doanh nghiệp họ phụ trách.

Với chức năng đó, nhà quản trị thu thập và tiếp nhận, chuyển giao những thông tin liên quan đến hoạt động của các thành viên trong đơn vị.

Vai trò thu thập thông tin bằng cách thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh đơn vị để có thể nắm được những tin tức, hoạt động và các sự kiện có thể đem lại cơ hội tốt hay sự đe dọa đối với hoạt động của đơn vị. Công việc này được thực hiện qua việc đọc các loại báo, văn bản và qua trao đổi, tiếp xúc với mọi người.

Vai trò phổ biến thông tin đến những người liên quan, có thể là nhân viên, đồng cấp hoặc thượng cấp.

Tóm lại, vai trò thông tin của nhà quản trị đảm nhiệm chính là thay mặt đơn vị để cung cấp thông tin trong cùng một đơn vị hoặc các cơ quan bên ngoài. Mục tiêu của sự thay mặt phát biểu này có thể là để giải thích, báo vệ hoặc tranh tủ sự ủng hộ cho đơn vị.

3. Vai trò quyết định

Nhà quản trị đóng vai trò quyết định

Vai trò cuối cùng của nhà quản trị được Mungsterberg trình bày tập trung xung quanh sự chọn lựa bao gồm 4 vai trò: Vai trò doanh nhân, vai trò người giải quyết xáo trộn, vai trò người phân phối tài nguyên và vai trò nhà thương thuyết.

Vai trò doanh nhân xuất hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của đơn vị. Việc này có thể được thực hiện bằng cách áp dụng một kỹ thuật mới vào một tình huống cụ thể, hoặc nâng cấp điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.

Vai trò người giải quyết xáo trộn giúp nhà quản trị kịp thời đối phó với những biến cố bất ngờ nhằm đưa doanh nghiệp sớm trở lại ổn định.

Vai trò phân phối tài nguyên đặt nhà quản trị trong tình huống phải quyết định phân phối tài nguyên cho ai và với số lượng như thế nào. Tài nguyên đó có thể là tiền bạc, thời gian, quyền hành, trang bị hoặc con người.

Thông thường, khi tài nguyên dồi dào, nhà quản trị thể thực hiện vai trò này một cách dễ dàng. Nhưng khi tài nguyên khan hiếm, quyết định của nhà quản trị trong vấn đề này có thẻ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của một bộ phận hoặc có thể ảnh hưởng tới toàn doanh nghiệp.

Vai trò nhà thương thuyết của nhà quản trị chỉ có thể sử dụng khi trong tay nhà quản trị có tài nguyên có thể mang ra trao đổi hoặc chuyển nhượng. Chính vì vậy, trong các hệ thống cấp bậc nhà quản trị, họ càng đứng ở vị trí cao thì càng đóng vai trò thương thuyết nhiều.

Không có ranh giới tuyệt đối giữa công việc của các nhà quản trị ở cả 3 cấp. Trong thực tế, công việc của nhà quản trị cấp cao có thể lấn xuống công việc của nhà quản trị trung gian và ngược lại, công việc của nhà quản trị trung gian cũng có thể lấn sang công việc của nhà quản trị cấp cơ sở và ngược lại.

Tuy nhiên sẽ không có chuyện công việc của nhà quản trị cấp cao và công việc của nhà quản trị cấp cơ sở lấn sang nhau. Cần quan tâm tới những công việc trùng lặp nhau để tránh việc giẫm chân lên nhau như có nhiều người cùng làm một công việc hoặc có việc không có người phụ trách.

Hi vọng qua bài viết sau bạn sẽ nắm được thông tin nhà quản trị là gì và vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp hiện nay.

Nhà quản trị nắm giữ vị trí quan trọng trong hoạt động điều hành và quản trị doanh nghiệp. Sự thành bại của công ty, doanh nghiệp, tổ chức phụ thuộc phần lớn vào chính vai trò của nhà quản trị. Để hiểu rõ hơn về sự quan trọng của nhà quản trị đối với doanh nghiệp, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

I. Nhà quản trị là ai trong doanh nghiệp?

Nhà quản trị là những người làm việc trong doanh nghiệp tổ chức, họ có nhiệm vụ phân chia và chỉ đạo người khác đồng thời có trách nhiệm về những công việc mà người đó làm. Họ cũng tham gia vào quá trình chỉ huy bộ máy điều hành doanh nghiệp.

Nhà quản trị sẽ được doanh nghiệp phân chia theo các tiêu chí khác nhau. Nhưng thông thường nhà quản trị sẽ được phân chia thành 3 nhóm như sau: Nhà quản trị cấp cơ sở, nhà quản trị cấp trung, nhà quản trị cấp cao.

Nhà quản trị cần có những chức năng là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra về con người, tài chính, thông tin tổ chức để có thể đạt được kết quả tốt nhất, đảm bảo mục tiêu đề ra.

Nhà quản trị là người đi đầu, dẫn dắn & chèo lái toàn doanh nghiệp

>> Xem ngay: Quản trị doanh nghiệp là gì? Phương pháp quản trị doanh nghiệp SMEs

II. Vai trò của nhà quản trị trong quản trị doanh nghiệp

Dưới đây là những vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp.

1. Vai trò đại diện

Với quyền hạn của mình, nhà quản trị là người đại diện cho tổ chức và thực hiện nhiều chức năng để phát huy vai trò đại diện của mình. Vai trò này bao gồm cả tính hành chính cũng như mang tính khuyến khích, cổ vũ lòng người, nhưng nhìn chung đều liên quan đến mối quan hệ giữa người với người.

Ông Lữ Thành Long – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần MISA chia sẻ

Trong một vài trường hợp, sự có mặt và tham gia của nhà quản trị là nguyên tắc bắt buộc để ký kết những văn bản quan trọng, đồng thời, nhà quản trị cũng chính là người chủ trì các cuộc họp, những sự kiện quan trọng trong doanh nghiệp để phát huy vai trò người đại diện của mình.

2. Vai trò lãnh đạo

Nhà quản trị giữ vai trò là quản trị doanh nghiệp, là đầu tàu dẫn dắt nhân viên thực hiện các công việc, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Phạm vi lãnh đạo của nhà quản trị rất rộng, bao gồm từ việc tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, đánh giá, khen thưởng và cả việc cho dừng hợp đồng lao động.

Nhà quản trị không nhất thiết phải trực tiếp tham gia vào những công việc cụ thể, nhưng phải là người biết nhìn người và giao việc cho đúng, phân công công việc và giám sát, theo dõi tiến độ, kết quả công việc để có chính sách điều chỉnh quản trị phù hợp. Bên cạnh đó, nhà quản trị còn là người động viên, khuyến khích nhân viên của mình để tiếp thêm động lực, ghi nhận sự cố gắng của nhân viên để họ tiếp tục cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp.

Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skills) để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay!

Vai trò nào được thể hiện khi nhà quản trị đưa ra 1 quyết định để phát triển kinh doanh?

3. Vai trò kết nối

Không chỉ giữ vai trò lãnh đạo và là cầu nối giữa các nhân viên, bộ phận trong công ty, nhà quản trị còn là người thiết lập và duy trì mối quan hệ với các cá nhân, tập thể, cơ quan bên ngoài doanh nghiệp.

Người lãnh đạo là cầu nối giữa các nhân viên, đội nhóm, bộ phận trong công ty

Vai trò kết nối, liên lạc cũng là một trong những vai trò quan trọng, then chốt của người đứng đầu. Kết nối và liên lạc với các cơ quan, tổ chức bên ngoài, duy trì những mối quan hệ hợp tác sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Tầm hạn quản trị là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm hạn quản trị

4. Vai trò quyết định

Mọi quyết định quan trọng của doanh nghiệp đều phải được nhà quản trị thông qua và phê duyệt. Việc quyết định những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp sẽ tạo nên sự điều hành đồng nhất, liên tục đối với việc sử dụng và phân bổ nguồn lực.

Việc giữ vai trò quyết định trong tất cả các vấn đề quan trọng sẽ đảm bảo cho các quyết định đó không bị mâu thuẫn, trái ngược mà bổ sung, phối hợp cho nhau, đảm bảo phát huy hiệu quả và tính đúng đắn của các quyết định.Nếu vai trò này bị phân tán thì có thể dẫn đến những quyết định quản trị không ăn khớp và sự không thống nhất trong chiến lược.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo là lập kế hoạch và chiến lược hoạt động dài hạn cho doanh nghiệp. Thấu hiểu vai trò trên, MISA AMIS trân trọng gửi đến bạn bộ tài liệu chuyên sâu:

Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miễn phí: Điều bạn cần biết khi lập kế hoạch năm 2022 cho doanh nghiệp

Vai trò nào được thể hiện khi nhà quản trị đưa ra 1 quyết định để phát triển kinh doanh?

III. Chức năng của nhà quản trị trong quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp bao gồm 4 chức năng chính là: Hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra.

1. Chức năng lập kế hoạch

Nhà quản trị lập kế hoạch, mục tiêu giúp nhân viên có định hướng thực hiện

Các kỹ năng của nhà quản trị bao gồm việc xác định mục tiêu, sứ mệnh mà doanh nghiệp hướng tới và phương hướng phát triển để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đó. Để đạt được mục tiêu, nhà quản trị cần vạch rõ chương trình hành động, các biện pháp để giám sát, kiểm tra hiệu quả hành động cũng như không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy.

2. Chức năng tổ chức

Nhà quản trị phải là người đảm nhiệm việc xác lập và hình thành sơ đồ tổ chức doanh nghiệp, xác định và mô tả nhiệm vụ của từng bộ phận, xây dựng các tiêu chuẩn, quy định tuyển dụng, quy định nhân viên,….

3. Chức năng điều khiển

Giao việc và ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc, đào tạo, giám sát và chỉ huy nhân viên để tạo ra năng suất cho doanh nghiệp, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của nhân viên. Ngày nay các nhà quản trị thông mình tường áp dụng những phần mềm quản lý công việc để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất làm việc.

Nhà quản trị thực hiện chức năng điều khiển thông qua việc giao phó & ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc

4. Chức năng kiểm soát

Quản lý và kiểm soát mọi vấn đề trong doanh nghiệp, nắm bắt thông tin trong các bộ phận và kịp thời đưa ra những quyết định xử lý phù hợp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

Vai trò nào được thể hiện khi nhà quản trị đưa ra 1 quyết định để phát triển kinh doanh?

IV. Kết luận

Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp là rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc hình thành, vận động và phát triển của doanh nghiệp. Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả, nhà quản trị cần nhận thức và xác định một cách đúng đắn vị trí, vai trò, chức năng của mình để có những chính sách phù hợp đưa doanh nghiệp ngày một phát triển.

 19,066 

Vai trò nào được thể hiện khi nhà quản trị đưa ra 1 quyết định để phát triển kinh doanh?