Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết

Trẻ sơ sinh bị vàng da là hiện tượng xảy ra phổ biến sau khi sinh. Vàng da sinh lý sẽ tự hết dần, nhưng trong một số trường hợp bệnh lý, hiện tượng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Để hiểu biết hơn về hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vàng da ở trẻ sơ sinh chia làm mấy loại?

Vàng da còn được gọi là hoàng đản, là tình trạng nhiễm sắc tố vàng ở mô da, niêm mạc mắt do lượng Bilirubin trong máu vượt quá 17mmol/l. Nguyên chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do các bệnh lý của gan và hệ thống mật.

Ở trẻ sơ sinh, vàng da được chia làm hai loại sau:

Vàng da sinh lý

Khi bị vàng da sinh lý, vùng da ở mặt, cổ, lưng của trẻ thường có màu vàng nhạt

Vàng da sinh lý xuất hiện từ 1 - 2 ngày sau sinh và tự hết trong vòng 1 tuần (hoặc 2 tuần đối với trẻ sinh non). Đối với trẻ sinh đủ tháng, hàm lượng bilirubin trong máu không quá 12mg%; còn ở trẻ sinh non không quá 15mg%. Đồng thời, tốc độ tăng bilirubin trong máu luôn dưới 5mg%/24 giờ.

Hồng cầu thai nhi bị vỡ để thay thế hồng cầu trưởng thành. Trong lúc này, chức năng gan của bé chưa hoàn thiện, không thể lọc thải hết Bilirubin ra khỏi máu. Do đó, vàng da sinh lý là do lượng Bilirubin tích tụ trong cơ thể. Khi lượng Bilirubin này tích tụ vượt quá mức sẽ gây vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn nhưng chỉ vàng ở mức độ nhẹ.

Không chỉ vậy, nước tiểu của trẻ cũng trở nên sẫm màu hoặc có màu vàng và phân nhạt màu. Ngoài những triệu chứng trên thì cơ thể trẻ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường khác ở gan, lách sưng to,... đây đều là những triệu chứng nguy hiểm.

Sau khoảng 2 tuần, hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ hết do gan của bé đã phát triển hơn và đủ sức lọc thải chất có màu vàng này. Vì vậy đây, là hiện tượng bình thường và không gây bất cứ nguy hiểm gì.

Vàng da bệnh lý

Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý là do: bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, trẻ bị bệnh gan mật bẩm sinh (teo hoặc giãn đường dẫn mật), bệnh tan máu (do thiếu men G6PD, hồng cầu lưỡi liềm, nhiễm trùng), bị nhiễm virus bào thai, xuất huyết dưới da, hay chậm đi phân su.

Khi trẻ bị vàng da bệnh lý thì các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh. Các mẹ có thể nhận biết được bệnh thông qua các triệu chứng điển hình như:

  • Toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân, kể cả niêm mạc mắt cũng bị vàng da. Mức độ da vàng đậm hơn bình thường.

  • Vàng da bệnh lý lâu khỏi hơn, có thể kéo dài hơn 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non.

  • Lượng Bilirubin trong máu tăng vượt quá mức bình thường.

  • Xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường như: sốt, co giật, bỏ bú hoặc ngủ li bì,…

Khi bị vàng da bệnh lý, toàn thân của trẻ kể cả lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc đều có màu vàng đậm

Sau hơn 10 ngày nhưng hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh vẫn không giảm bớt mà còn xuất hiện các biểu hiện bất thường khác. Lúc này, bố mẹ cần chủ động đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị kịp thời.

2. Trẻ sơ sinh nào dễ mắc bệnh vàng da

Các trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh vàng da cao hơn bình thường đó là:

  • Trẻ sinh non trước 36 tuần tuổi dễ bị mắc bệnh hơn. Do gan không có khả năng lọc thải Bilirubin nhanh như trẻ sinh đủ tháng.

  • Trẻ bị bầm tím trong quá trình sinh nở tự nhiên hoặc sinh mổ. Điều này làm cho lượng Bilirubin trong máu vượt quá mức bình thường do sự phân hủy của các tế bào máu.

  • Có thể do dị ứng sữa mẹ hoặc trong sữa mẹ có quá nhiều vitamin A. Tuy nhiên, sữa mẹ mang nhiều kháng thể, làm tăng sức đề kháng giúp bé chống lại bệnh tật. Vì vậy, mẹ nên cho con bú ngay khi vừa sinh.

3. Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị vàng da

Bố mẹ không nên coi thường hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da. Bởi vì, hiện tượng này có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm sau:

Vàng da nhân: Là một biến chứng xảy ra khi lượng Bilirubin vượt quá giới hạn cho phép khiến gan không lọc thải kịp. Do đó, Bilirubin dễ bị thấm vào não gây vàng da nhân ở trẻ sơ sinh. Biến chứng này gây tổn thương não bộ và không thể phục hồi được. Đây là tình trạng vô cùng độc hại đối với tế bào não. Các mẹ có thể nhận biết tình trạng này ở trẻ bị vàng da thông qua các biểu hiện như: trẻ ngủ li bì, bỏ bú, sốt cao,…

Việc xác định sớm trẻ bị vàng da bệnh lý để điều trị trước 7 ngày sau sinh là rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tổn thương não.

Vàng da nhân là một biến chứng rất nguy hiểm gây tổn thương não bộ và không thể phục hồi được

Khi trẻ sơ sinh bị vàng da, các mẹ có thể nhận biết bằng mắt thường. Đối với những đứa trẻ có da đỏ hồng hoặc đen thì khó nhận biết hơn. Lúc này, mẹ có thể kiểm tra bằng cách ấn nhẹ lên da của bé và giữ khoảng vài giây rồi bỏ ta, nếu vết ấn có màu vàng rõ thì có thể trẻ đang bị vàng da. Do đó, mẹ nên quan sát màu da của bé mỗi ngày kịp thời phát hiện, có hướng xử lý sớm.

4. Điều trị vàng da bệnh lý

Đối với những trẻ được chẩn đoán là bị vàng da sinh lý mức độ nhẹ thì các mẹ chỉ cần điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Cứ mỗi sáng vào khoảng 7 - 7 giờ 30 phút, các mẹ chỉ cần đặt bé ở gần cửa sổ - nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Việc phơi nắng không chỉ có tác dụng giúp bé nhanh hết vàng da mà còn hỗ trợ tổng hợp vitamin D, chống còi xương. Sau khoảng 1 - 2 tuần thì hiện tượng vàng da sinh lý sẽ tự khỏi.

Phơi nắng là cách giảm vàng sinh lý mức độ nhẹ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị vàng da có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan mà nên theo dõi chặt chẽ để tránh bị nhầm lẫn giữa vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý. Khi thấy trẻ bị vàng da, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra để có biện pháp điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị, mẹ nên cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho bé theo chỉ định.

Phát hiện và điều trị vàng da sơ sinh

Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do Bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

Bệnh vàng da sơ sinh là gì? Xảy ra ở giai đoạn nào? Tại sao cần phải phát hiện và điều trị sớm?
Vàng da sơ sinh là do tăng Bilirubin gián tiếp rất hay gặp, bệnh xảy ra ở 25-30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng.
Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu tiên.

Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý).
Trong một số ít trường hợp, vàng da là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó và ở những trường hợp này vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh. Biểu hiện của vàng da sơ sinh bệnh lý là vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng; mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Đồng thời với vàng da, có xuất hiện các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật...). Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.
Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do Bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.


Ép nhẹ bàn chân để xác định có vàng da hay không
Thế nào là vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh? Khi đó cần đưa bé đi đâu?
Ở trẻ đủ tháng, bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi có đủ các tiêu chuẩn sau:
  1. Xuất hiện sau 24 giờ tuổi.
  2. Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.
  3. Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn).
  4. Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…)
  5. Nồng độ Bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ non tháng.
  6. Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.
Vàng da phải được coi là bệnh lý khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn trên, cần phải đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị vàng da sơ sinh ngay, càng sớm càng tốt để tránh xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh.

Vàng da bệnh lý
Các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiện nay là gì?
Cho đến nay, tại các khoa Sơ sinh, vàng da sơ sinh được điều trị bởi ba phương pháp chính, đó là:
  1. Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền Albumine và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.
  2. Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.
  3. Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao.
Các bác sĩ có thể sử dụng một, hai hay ba phương pháp cùng lúc tuỳ theo từng trường hợp.

Chiếu đèn, phương pháp điều trị vàng da bệnh lý sơ sinh phổ biến, hiệu quả, rẻ tiền.
Tại sao chiếu đèn có thể điều trị được vàng da sơ sinh? Khi nào có chỉ định chiếu đèn? Nên dùng loại đèn nào?
Sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400-500nm, cực điểm 450-460nm tương ứng với đỉnh hấp thụ của Bilirubine (ánh sáng màu xanh dương).
Năng lượng ánh sáng xuyên qua da để tác động lên các phân tử Bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da để biến đổi các phân tử Bilirubin gián tiếp (độc cho não của trẻ) thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hoá tan được trong nước, không độc và sẽ được đào thải qua gan (qua mật) và thận (qua nước tiểu).
Chỉ định chiếu đèn:
Xuất hiện sau 24 giờ tuổi.
  • Vàng da tăng Bilirubine gián tiếp bệnh lý chưa có triệu chứng tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh.
  • Chiếu đèn dự phòng trong các trường hợp có nguy cơ vàng da sơ sinh như: non tháng, bầm dập nhiều, xuất huyết nhiều, bướu huyết thanh, bướu huyết xương, sọ to, trẻ có tán huyết…
Chống chỉ định:trong bệnh porphyrin/ niệu bẩm sinh, là một bệnh rất hiếm gặp.
Cách chọn dàn đèn:dàn đèn ánh sáng xanh dương có tác dụng tốt nhất, tiếp theo là ánh sáng xanh lá cây còn dàn đèn ánh sáng trắng có hiệu quả kém nhất.
Kỹ thuật rọi đèn:dùng đèn rọi vào da trẻ được cởi trần, có che kín mắt và bộ phận sinh dục, xoay trở để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng. Có thể rọi đèn liên tục hay cách quãng, rọi đèn 1 chiều hay 2 chiều.

Trẻ đang được điều trị vàng da bằng chiếu đèn
Tắm nắng cho trẻ có thể giúp điều trị vàng da sơ sinh không?
Ánh sáng mặt trời chỉ có thể giúp trẻ bị vàng da nhẹ mau hết hơn nhưng không thể điều trị kịp các trường hợp vàng da sơ sinh nặng.
Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng ấm mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa để được điều trị ngay.
Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ tại bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương ?
Đối với các trẻ chỉ bị vàng da bệnh lý mức độ nhẹ hoặc trung bình thì có thể được chiếu đèn tại bệnh viện, dưới sự theo dõi của bác sĩ và nữ hộ sinh. Việc chiếu đèn thường được BS cho thực hiện sớm nên khi trẻ xuất viện thì đại đa số trẻ sinh ra tại bệnh viện không còn nguy cơ vàng da nặng, đồng thời hạn chế được việc cách ly mẹ con do phải chiếu đèn dài ngày. Thời gian chiếu đèn, trẻ vẫn được bú mẹ do vậy tránh mất sữa mẹ do trẻ phải xa mẹ. Trường hợp mẹ chưa có sữa, BS sẽ chỉ định cho trẻ dùng sữa mẹ từ ngân hàng sữa mẹ của bệnh viện.

(Bs Trần Hồng Hải)


Tags phát hiện và điều trị vàng da sơ sinh như thế nào? phat hien va dieu tri vang da so sinh nhu the nao Phát hiện và điều trị vàng da sơ sinh phat hien va dieu tri vang da so sinh

Bài viết khác

Video liên quan

Chủ đề