Vật thể vô sinh là gì

Vô sinh là gì? 8 câu hỏi thường gặp về vô sinh ở nam giới

Không chỉ riêng tại Việt Nam, tình trạng vô sinh đang dần tăng cao và có dấu hiệu trẻ hóa trên toàn cầu. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và đời sống hôn nhân. Vậy vô sinh là gì và cần lưu ý gì khi khắc phục vô sinh ở nam giới?


Mục lục
Mục lục

1. Vô sinh là gì? Vô sinh nam giới là gì?

Vô sinh là tình trạng không thể thụ thai ở các cặp vợ chồng, mặc dù đã quan hệ tình dục thường xuyên sau 6 tháng đến 1 năm và không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào.

Vật thể vô sinh là gì

Vô sinh ở nam giới chiếm 30% nguyên nhân không có thai ở các cặp đôi

Vô sinh nam là tình trạng nam giới không còn khả năng sinh sản do lượng tinh trùng sản sinh bị yếu và ít, khiến quá trình thụ thai không xảy ra. Vô sinh ở nam giới có 2 loại:

1.1 Vô sinh nguyên phát

Là tình trạng vợ chồng chưa từng sinh con và không sử dụng bất kỳ biện pháp phòng tránh thai nào nhưng sau nhiều năm vẫn chưa có con. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này được xác định là do nam giới.

1.2 Vô sinh thứ phát

Vợ chồng đã sinh con ít nhất 1 hoặc hơn 2 lần hoặc đã từng có thai nhưng bị sảy thai, nạo phá thai và không có con nữa mặc dù không sử dụng bất kỳ biện pháp nào. Nguyên nhân gây vô sinh nam thứ phát được xác định bắt nguồn từ phái mạnh.
Vật thể vô sinh là gì
Ít hơn 20 triệu tinh trùng/ml tinh dịch: Cảnh báo nguy cơ vô sinh cao
Mật độ tinh trùng ít và yếu có thụ thai được không là thắc mắc của nhiều cặp vợ chồng đang trong độ tuổi sinh sản. Bởi số lượng và chất lượng của các tinh binh là một trong những...
Chi tiết

2. Dấu hiệu nhận biết vô sinh ở nam giới gồm những gì?

2.1 Dấu hiệu tinh trùng

Tinh trùng khỏe mạnh bình thường có màu trắng hơi đục và sẽ chuyển sang màu trắng trong sau khi xuất tinh khoảng 30 giây. Khi nam giới bị vô sinh, tinh trùng có một số biểu hiện sau:

  • Tinh trùng quá loãng, màu trong, không trắng đục

  • Tinh trùng bị vón cục hoặc đông đặc

  • Tinh trùng không thay đổi màu sau khi xuất tinh 30 giây

  • Tinh trùng màu hồng nhạt

  • Tinh trùng kèm máu, xuất tinh có cảm giác đau buốt

  • Lượng tinh trùng xuất ra quá ít hoặc không có tinh trùng.

2.2 Dấu hiệu ở cơ quan sinh dục

Nếu gặp những dấu hiệu sau, nam giới có nguy cơ bị vô sinh rất cao:

  • Dấu hiệu ở tinh hoàn: Tinh hoàn được xem là "nhà máy" sản xuất ra tinh trùng (tinh hoàn tạo ra 200 triệu tinh trùng mỗi ngày). Do đó mọi bất thường ở tinh hoàn đều ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản của nam giới, cụ thể: tinh hoàn bị sưng, đau, phát hiện một khối đặc, u cục, tinh hoàn bị teo.
  • Dấu hiệu ở bìu: Bìu là một túi da mỏng, nhăn nheo và sẫm màu, bên trong có một vách chia thành hai túi làm nhiệm vụ chứa đựng và nâng đỡ tinh hoàn. Khi bìu bị sưng, đau, phồng, tấy đỏ có thể là triệu chứng của các bệnh lý ở tinh hoàn - nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.

2.3 Các dấu hiệu khác

  • Giảm ham muốn tình dục: Đây là tình trạng nam giới ít nghĩ về quan hệ tình dục, thậm chí không có nhu cầu quan hệ tình dục, không có phản ứng ngay cả khi được kích thích tình dục (bằng từ ngữ, hình ảnh, xúc giác) khiến dương vật không cương được.
  • Rối loạn cương dương: Đây là dấu hiệu vô sinh rõ rệt ở nam giới, dương vật không có khả năng cương cứng khi giao hợp. Các cùng với sự sụt giảm Testosterone, nồng độ Nitric Oxide trong cơ thể thiếu hụt được coi là nguyên nhân khiến dương vật cương ngày càng kém, thậm chí không thể cương, bên cạnh đó các yếu tố khác như tâm lý căng thẳng kéo dài hoặc các vấn đề về thể chất, sức khỏe khác cũng tác động đến việc kiểm soát cương dương.
  • Xuất tinh sớm: Đây là tình trạng xuất tinh xảy ra trong vòng 1 phút sau khi dương vật thâm nhập âm đạo và trước khi bản thân mong muốn. Xuất tinh sớm có thể gây vô sinh vì cản trở không cho tinh trùng và trứng gặp nhau, nhất là trong giai đoạn chưa vào âm đạo.

3. Nguyên nhân dẫn đến vô sinh là gì?

3.1 Không thể sản xuất tinh trùng hoặc chất lượng tinh trùng yếu

Các khiếm khuyết bộ phận sinh dục (không có dương vật do khiếm khuyết gen, ổ nhớp lộ ngoài, dương vật nhỏ bẩm sinh, tinh hoàn ẩn, viêm tinh hoàn), các vấn đề sức khỏe (bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng như chlamydia, lậu, quai bị hoặc HIV), các tĩnh mạch trong tinh hoàn bị giãn là những nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng đến việc sản xuất và chất lượng của tinh trùng. Thậm chí có thể khiến cho việc sản xuất tinh trùng gần như không thể xảy ra.

3.2 Các vấn đề trong quá trình xuất tinh

Xuất tinh sớm, xuất tinh ngược, bệnh di truyền như bệnh xơ nang, các vấn đề về cấu trúc bộ phận sinh dục như mào tinh hoàn sẽ khiến nam giới khó xuất tinh, xuất tinh khi chưa vào âm đạo hoặc tử cung chưa mở rộng do phụ nữ chưa đạt khoái cảm. Từ đó, khiến cho tinh trùng không thể gặp trứng.

Vật thể vô sinh là gì
Các loại rối loạn xuất tinh thường gặp và cách khắc phục hiệu quả
Rối loạn xuất tinh không chỉ khiến nam giới tự ti mà còn có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của các cặp đôi. Vậy đâu là cách khắc phục hiệu quả tình trạng này?
Chi tiết

3.3 Tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố môi trường độc hại

Nếu làm việc thường xuyên trong các công ty hóa chất, hút thuốc (bao gồm tiếp xúc với khói thuốc bị động), sử dụng cần sa chất lượng tinh trùng của nam giới cũng sẽ bị giảm đáng kể.

Vật thể vô sinh là gì

Nicotine trong thuốc lá làm tăng tỉ lệ tinh trùng dị tật, chết, giảm khả năng thụ tinh

3.4 Vừa trải qua điều trị ung thư

Điều trị ung thư (bao gồm xạ trị lẫn hóa trị) sẽ làm tổn thương lên các tuyến nội tiết hoặc các cơ quan có liên quan tới nội tiết (tinh hoàn, tuyến giáp, tuyến thượng thận...). Từ đó khiến cho chất lượng và số lượng tinh trùng bị giảm đáng kể. Trầm trọng hơn, nam giới sau khi điều trị ung thư có thể mất khả năng sản xuất tinh trùng.

3.5 Thiếu hụt nồng độ Testosterone

Có thể do suy tuyến yên (nơi điều khiển tinh hoàn) hay suy tinh hoàn (nơi sản xuất Testosterone). Nguyên nhân có thể do di truyền, bẩm sinh hoặc mắc phải (viêm não, viêm tinh hoàn do quai bị).

Ngoài ra, từ sau tuổi 30, nồng độ Testosterone của nam giới sẽ bị giảm dần theo thời gian (khoảng 1-2% mỗi năm) do tình trạng mãn dục nam. Điều này không chỉ gây ra các vấn đề sinh lý (rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn) mà còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng cũng như làm suy giảm sức khỏe toàn thân của nam giới.

4. Ai có nguy cơ mắc bệnh vô sinh cao?

Trên thực tế, những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh vô sinh:

  • Nam giới có tiền sử bị quai bị (đặc biệt trong độ tuổi sinh sản), có biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn.

  • Người mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, chlamydia gây tắc đường dẫn tinh ở nam giới.

  • Người nghiện rượu, bia, thuốc lá hoặc dùng chất kích thích thường xuyên tác động xấu đến quá trình sinh tinh.

  • Người có thói quen thức khuya, stress triền miên ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh và sức khỏe tình dục.

  • Nam giới thừa cân, béo phì thường có số lượng tinh trùng thấp và mức khả năng hoạt động của tinh trùng giảm.

  • Người làm công việc trong môi trường quá nóng, tiếp xúc với tia xạ, sóng điện từ, hóa chất, thuốc trừ sâu, kim loại nặng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng, gây vô sinh.

5. Vô sinh có chữa được không?

Trong vài trường hợp, vô sinh hiếm muộn vẫn có thể điều trị ngay từ sớm. Tuy nhiên trước khi bắt tay vào việc hỗ trợ chữa vô sinh, nam giới cần bỏ qua tâm lý ngại ngùng và tiến hành đến thăm khám tại các phòng khám Nam khoa tại các bệnh viện uy tín để tìm ra được chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng khắc phục hiệu quả nhất.

6. Chẩn đoán vô sinh nam bằng cách nào?

Để biết được chính xác mình có bị vô sinh không, nam giới nên chủ động thăm khám sớm. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, tiền sử khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm sau:
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ.
  • Xét nghiệm sinh hoá tinh dịch.
  • Xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng.
  • Định lượng các nội tiết tố như: Testosterone LH, FSH, Prolactin, Estradiol.
  • Định lượng inhibin B thành phần có vai trò điều hòa nồng độ FSH cũng như một số tế bào tham gia quá trình sinh tinh.
  • Xét nghiệm về di truyền (nhiễm sắc thể, gen) nhằm đánh giá mức độ rối loạn nhiễm sắc thể và gen.
  • Xét nghiệm về mô học như chọc hút dịch mào tinh hoàn lấy tinh trùng, sinh thiết tinh hoàn.
  • Siêu âm hệ tiết niệu - sinh dục để phát hiện các bất thường ở túi tinh, tinh hoàn, tĩnh mạch tinh, tuyến tiền liệt
  • Chụp X-quang ống dẫn tinh.

7. Điều trị vô sinh nam bằng phương pháp nào hiệu quả?

7.1 Do thiếu hụt nồng độ Testosterone

Đối với nguyên nhân gây vô sinh nam này, cách tốt và an toàn nhất là tăng cường Testosterone tự nhiên (nội sinh).

Gia tăng lượng Testosterone nội sinh trong cơ thể thông qua cơ chế khởi phát quá trình sinh tổng hợp Testosterone tại tinh hoàn đang là xu hướng được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện vì an toàn. Một khi Testosterone nội sinh được tổng hợp đầy đủ, chức năng sinh dục ở nam giới không chỉ được cải thiện mà còn hỗ trợ khắc phục vô sinh nam một cách hiệu quả.

Alipas Mớivới tinh chất Eurycoma Longifolia, chiết xuất thông biển Pháp, tinh chất hàu đại dương và các thảo dược quý từ thiên nhiên giúp thúc đẩy quá trình sản sinh Testosterone nội sinh nhanh và bền vững hơn. Đồng thời dưới tác dụng của chiết xuất thông biển Pháp kết hợp cùng L-Arginine, nồng độ Nitric Oxide trong máu cũng được sản xuất liên tục, đầy đủ đúng nhu cầu làm cho giãn nở mạch máu và cương cứng dương vật. Nhờ đó, Alipas Mới hỗ trợ cải thiện tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nam giới một cách hiệu quả, an toàn và bền vững.

Vật thể vô sinh là gì

Tăng cường sản sinh Testosterone nội sinh là giải pháp giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng vô sinh tối ưu

7.2 Do bộ phận lưu trữ và sản xuất tinh trùng

Đối với nguyên nhân vô sinh xuất phát từ các bộ phận như tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh... thì dùng thuốc và phẫu thuật sẽ là giải pháp giúp điều trị dứt điểm bệnh. Tốt nhất, bạn nên đến gặp các chuyên gia Nam học để được tư vấn cách hỗ trợ chữa vô sinh nam an toàn và hiệu quả nhất.

7.3 Hỗ trợ cải thiện tình trạng bằng lối sống lành mạnh

Bên cạnh những cách khắc phục trên, nam giới cũng cần có một lối sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá và xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, kiểm soát stress nhằm góp phần khắc phục vô sinh nam hiệu quả.

8. Nam giới nên phòng ngừa vô sinh như thế nào?

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh vô sinh, vì vậy phòng ngừa vô sinh từ sớm là giải pháp duy trì sức khỏe sinh sản hiệu quả. Theo đó, nam giới nên:
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và thể thao để tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn.
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng. Nên tăng cường các thực phẩm giàu kẽm, vitamin như hàu, các loại hạt, trái cây, dưa hấu, cải bó xôi, cải xanh, các loại đậu Đồng thời, tránh sử dụng các thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn quá mặn, đồ ăn ngọt, đậu nành, cà phê.
  • Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.
  • Thực hiện đời sống tình dục lành mạnh, quan hệ vợ chồng từ 2 3 lần/tuần, không thủ dâm quá độ hoặc quan hệ thô bạo.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Khám sức khỏe 6 tháng hoặc 1 năm/lần, thăm khám bệnh nam khoa khi có các dấu hiệu bất thường. Tuyệt đối không nên chủ quan hoặc tùy ý sử dụng các loại thuốc dân gian, thuốc Tây để điều trị vô sinh mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là các thông tin cần thiết nhằm giải đáp vấn đề vô sinh là gì? và các dấu hiệu, nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Ngay hôm nay, để cải thiện sức khỏe sinh lý và sức khỏe tổng quát bền vững, an toàn, bên cạnh tập luyện thể thao và bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nam giới cũng nên giúp cơ thể tăng cường sản sinh Testosterone nội sinh thông qua các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đã được nghiên cứu khoa học.