Vết thương may chỉ tiêu bao lâu thì lành

Khi sử dụng chỉ không tiêu trong quá trình khâu vết thương thì sau một khoảng thời gian nhất định, chúng ta cần thực hiện việc cắt chỉ. Điều này tạo điều kiện tốt nhất giúp vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo. Vậy vết thương đã khâu sau mấy ngày có thể cắt chỉ được?

1. Vết thương đã khâu sau mấy ngày cắt chỉ được?

Thời gian mấy ngày cắt chỉ phụ thuộc vào vị trí và tình trạng vết khâu ở mỗi bệnh nhân. Điều đó gồm khả năng chịu lực nội tại của vết thương, lực căng hai mép của vết thương, mức độ liền thương.

Trung bình chúng ta sẽ cắt chỉ vào khoảng 1–2 tuần sau khi khâu vết thương. Một số trường hợp có thể kéo dài từ 2–3 tuần đối với vết khâu chịu lực.

Trường hợp vết thương chưa lành mà tiến hành cắt chỉ sớm thì dẫn tới tình trạng toác rộng vết khâu. Thời gian bình phục sẽ kéo dài hơn so với thông thường.

Ngược lại, nếu cắt chỉ quá muộn có thể dẫn đến nhiễm trùng chân chỉ và tạo ra hiện tượng biểu mô hoá quanh sợi chỉ khâu, làm cho sẹo có hình xương cá. Để chỉ càng lâu thì khả năng để lại sẹo càng cao. Ngoài ra để quá ngày khiến vết thương đóng chặt các mô chắc hơn. Việc rút phần chỉ sẽ khó khắn và khiến bệnh nhân bị đau hơn rất nhiều.

Trên thực tế, bác sĩ tùy vào tình huống của từng bệnh nhân; thời gian cắt chỉ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp vết thương mau lành, để lại ít sẹo nhất.

Vết thương đã khâu sau mấy ngày có thể cắt chỉ?

Thời gian mấy ngày cắt chỉ theo khuyến cáo:

– Da đầu: 10 – 12 ngày.

– Tai: 4 – 6 ngày.

– Mặt: 4 – 5 ngày.

– Lông mày: 4 – 5 ngày.

– Mí mắt: 4 – 5 ngày.

– Môi: 4 – 5 ngày.

– Khoang miệng: 6 – 8 ngày.

– Cổ: 5 – 6 ngày.

– Ngực: 10 – 12 ngày.

– Lưng: 10 – 12 ngày.

– Bụng: 10 – 12 ngày.

– Chi: 10 – 14 ngày.

– Đầu gối, khuỷu tay: 12 – 14 ngày.

– Bàn tay, bàn chân: 10 – 14 ngày.

– Vết thương bị khuyết tổ chức phải kéo căng 2 mép lại gần nhau sẽ phải cắt chỉ lâu hơn bình thường

– Vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng sẽ để chỉ lâu hơn người khác

– Vết thương bị nhiễm trùng sẽ phải cắt sớm khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.

– Vết thương dài > 10 cm có thể cắt mối bỏ mối.

– Vết mổ đẻ: Với vết mổ ngang, mổ lần đầu thì sau 5 ngày có thể cắt chỉ. Đối với vết mổ ngang lần 2 trở đi thời gian cắt chỉ có thể sau 7 ngày. Với vết mổ dọc thời gian cắt chỉ sẽ kéo dài thêm khoảng 2 ngày so với vết mổ ngang.

Cắt chỉ vết thương có đau không?

Trong quá trình cắt chỉ, bác sĩ sẽ tiến hành cắt từng mối chỉ rồi từ từ kéo ra. Thời gian thực hiện thường chỉ mất vài giây. Bệnh nhân chỉ có cảm giác tê tê như bị kiến cắn. Cảm giác đau thường không kéo dài sau khi hoàn thành cắt chỉ.

Vì cắt chỉ không gây quá nhiều đau đớn nên việc tiêm thuốc tê là không cần thiết. Ngoài ra thuốc tê có thể khiến vết thương bị phù, gây cản trở thao tác cắt chỉ.

Nếu bạn sợ bị đau khi cắt chỉ vết thương, lời khuyên hữu ích là bạn nên tìm đến những cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Các bác sĩ và điều dưỡng nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và ít đau nhất khi thực hiện.

Nguyên tắc khi cắt chỉ vết thương, vết khâu

Nguyên tắc vô khuẩn:

Hầu hết các quy trình và thao tác trong y tế đều phải tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn. Nguyên tắc này giúp đảm bảo môi trường an toàn, hạn chế khả năng nhiễm khuẩn. Như vậy sẽ giúp ích cho sự hồi phục của bệnh nhân.

Trong suốt quá trình cắt chỉ, người thực hiện cần tuân thủ đầy đủ nguyên tắc này khi sử dụng, cầm, nắm các dụng cụ y tế, đặc biệt là những dụng cụ vô khuẩn. Cần thực hiện rửa tay và đeo găng theo đúng quy định. Một khi đã đeo găng, tránh chạm vào các đồ vật khác ngoài dụng cụ y tế vô khuẩn.

Chỉ khâu phía trên không được chui xuống phía dưới da:

Yêu cầu của kỹ thuật cắt chỉ là không làm chỉ bị chui xuống dưới da. Nếu vô tình một đoạn chỉ bị tụt xuống dưới da, nó sẽ tương tự như một dị vật. Sau đó các mô xơ sợi sẽ bám vào đoạn chỉ gây nên vết sẹo lồi hay vết chai. Với những người có cơ địa nhạy cảm, đoạn chỉ có thể gây ra một số tình huống nghiêm trọng hơn như viêm nhiễm mưng mủ ở vùng da đó.

Kiểm tra sự trọn vẹn của mối chỉ sau khi cắt:

Quy trình kiểm tra giúp đảm bảo các đoạn chỉ đều đã được cắt bỏ hoàn toàn. Sẽ không còn mối chỉ nào được phép sót lại dưới da.

Nhân viên y tế sau khi cắt chỉ sẽ đặt các mối chỉ lên miếng gạc trắng. Việc kiểm tra các mối chỉ sẽ thuận tiện và chính xác hơn.

Hạn chế tối đa đau đớn cho người bệnh:

Một nguyên tắc đặc biệt quan trọng là hạn chế tối đa đau đớn cho người bệnh. Thao tác cần được thực hiện nhẹ nhàng và chuẩn xác. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến vết thương hoặc vùng da xung quanh.

Một vài khuyến cáo, lưu ý khi cắt chỉ vết thương

Có nên cắt chỉ vết thương tại nhà không?

Thực hiện cắt chỉ vết thương ở các phòng khám, bệnh viện sẽ nhận được sự chăm sóc tốt hơn. Ở những địa điểm này trang thiết bị và dụng cụ gần như luôn đầy đủ. Quy trình được tiến hành và theo dõi nghiêm ngặt. Bác sĩ và các nhân viên y tế đều có chuyên môn và kinh nghiệm.

Tuy nhiên, các dịch vụ cắt chỉ tại nhà lại đem đến sự thuận tiện và thoải mái cho bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân. Trên thực tế, một số dịch vụ tại nhà có chất lượng và hiệu quả không thua kém so với ở các bệnh viện lớn. Do đó, nếu muốn lựa chọn cắt chỉ ở nhà, bạn cần đặc biệt lưu ý đến việc lựa chọn các dịch vụ uy tín, được người dùng trước đó đánh giá cao.

Cắt chỉ vết thương muộn có sao không?

Thời gian cắt chỉ theo chỉ định của bác sĩ thường sẽ là thời gian phù hợp nhất tạo thuận lợi cho sự hồi phục của vết thương. Nếu cắt chỉ muộn hơn 1-2 ngày so với khuyến cáo thì không phải vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, nếu để muộn đến 1-2 tuần thì các mô trong cơ thể sẽ bám vào chỉ khiến thao tác cắt chỉ, rút chỉ đều gặp khó khăn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau hơn và còn có thể xuất hiện vết máu khi rút chỉ. Khả năng để lại sẹo lồi, sẹo xấu khi cắt chỉ muộn sẽ cao hơn.

Nghe theo khuyến cáo và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế:

Khi tiến hành cắt chỉ, các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ cần bệnh nhân phối hợp để khai thác tìm hiểu thông tin liên quan đến vết thương và tình trạng sức khỏe. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra một vài hướng dẫn đơn giản và khuyến cáo trong quá trình thực hiện cắt chỉ. Bệnh nhân tuân theo những yêu cầu này để hạn chế đau đớn; giúp quy trình diễn ra thuận lợi, nhanh gọn và đạt hiệu quả cao như mong muốn.

2. Cách chăm sóc vết thương sau khi đã cắt chỉ

Vệ sinh vết thương

Thực hiện vệ sinh vết thương hàng ngày bằng muối loãng hoặc dung dịch sát khuẩn y tế.

Không nên sử dụng các loại thuốc lạ hoặc đắp thuốc lá dân gian lên miệng vết thương. Các loại lá và thuốc này có thể gây kích ứng, nhiễm trùng, làm vết thương nghiêm trọng hơn.

Dùng bông sạch thấm khô vị trí vết thương, sau đó có thể băng kín lại hoặc để hở tùy từng trường hợp

Hạn chế dính nước

Môi trường ẩm ướt gây nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cao hơn rất nhiều so với thông thường. Do đó, bạn không nên để vết thương bị dính nước. Nếu bạn muốn tắm, nên tắm nhanh, hạn chế sử dụng các loại hóa mỹ phẩm có thể gây kích ứng. Tránh ngâm mình tắm bồn hay để nước dính vào vị trí vết thương quá lâu.

Tránh vận động mạnh

Vận động mạnh có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến vết thương. Nghiêm trọng nhất là làm vết thương bị rách và viêm nhiễm. Người bệnh chỉ nên vận động nhẹ nhàng, không quá sức. Nên sử dụng trang phục rộng rãi, thoải mái trong lúc vận động.

Không gãi, tác động lực trực tiếp lên miệng vết thương

Trong quá trình lên da non, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu dùng tay ma sát hoặc gãi lên sẽ làm vết thương bị trầy xước, không phục hồi theo đúng dự kiến.

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe về chăm sóc vết thương, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân; Số điện thoại – Zalo: 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân

Chỉ tự tiêu là một phát minh vĩ đại của nhân loại được sử dụng trong các ca phẫu thuật giúp hạn chế đau đớn và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn. Vậy nó dùng trong trường hợp nào? Bao lâu thì tiêu hết? Giá bao nhiêu tiền? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới dây.

1. Chỉ tự tiêu là gì? Khác gì chỉ thường?

Chỉ tự tiêu là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong y khoa nhưng một số người chưa hiểu chỉ tự tiêu là gì.

Tên gọi chỉ tự tiêu và chỉ rút (chỉ thường) đã chỉ rõ đặc điểm của mỗi loại. Bạn có thể hiểu đơn giản là chỉ khâu tự tiêu sẽ tiêu biến trong một thời gian ngắn sau khi vết thương đã se lại, còn chỉ thường không thể tự biến mất mà cần phẫu thuật để cắt chỉ.

Chỉ tự tiêu là một dụng cụ hỗ trợ trong y khoa để khâu kín vết thương, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành thương và đông máu của bệnh nhân. Sau một thời gian khi vết thương đã ổn định, các enzym trong tổ chức mô của cơ thể sẽ giúp chỉ khâu tự tan “không dấu vết” mà hoàn toàn không đau đớn, không chảy máu.

Sau khi khâu vết thương, nó có thể tự biến mất.

Nhờ được làm từ các thành phần tự nhiên như: protein từ động vật hay polymer tổng hợp nên chỉ tự tiêu an toàn tuyệt đối với cơ thể. Một số nguyên liệu chính được sử dụng để làm chỉ khâu cụ thể như:

Simple catgut: là chất được làm từ dịch nhầy của ruột cừu kết hợp cùng huyết thanh có trong ruột bò. Loại chỉ khâu này có chứa tới 98% collagen có thể hấp thụ  và cấu tạo dạng xoắn hoặc sợi đơn nên có độ bền rất cao. Nó thích hợp để dùng cho các ca tiểu phẫu nha khoa hoặc người suy dinh dưỡng, ung thư bởi quá trình tiêu biến nhanh hơn. Ngoài ra, không phù hợp với người mắc tim mạch và thần kinh bởi có thể để lại sẹo.

Polydioxanone (PDS): được làm từ chất polimer dẻo giúp các bác sĩ dễ dàng thực hiện khâu vết thương tại mô mềm, đặc biệt là các ca phẫu thuật lớn có thời gian lành thương lâu. Loại chỉ khâu được làm từ chất này cũng không được khuyến khích sử dụng trong phẫu thuật tim mạch và thần kinh.

Poliglecaprone (MONOCRYL): có nguồn gốc từ glycolic axit và caprolactone với tác dụng khâu các vết thương mềm, nhất là các vết mổ ngoài da, giúp hạn chế đau đớn và nhiễm trùng cho bệnh nhân.

Polyglactin (Vicryl): Đây là loại chỉ có cấu tạo chính từ 3 chất: glycotic, axit lactic và axit copolymer, sau đó bao quanh bởi lớp polyglactin 370 và calcium stearate, có vai trò đóng kín các vết thương trên mặt, cánh tay,  hạn chế kích ứng các mô mềm và giữ lành vết thương.

Nhờ sự tiện lợi và an toàn với cơ thể mà ngày nay chỉ tự tiêu đã gần thay thế hoàn toàn chỉ rút thông thường, hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ phẫu thuật và quá trình lành thương của bệnh nhân.

2. Chỉ tự tiêu có màu gì?

Chỉ tự tiêu thường có màu tím, màu xanh dương, màu đen hoặc sọc kẻ để dễ dàng phân biệt với các mô mềm xung quanh, giúp cho việc khâu vết thương dễ dàng, tránh tình trạng cắt nhầm chỉ hoặc không buộc được chỉ khâu.

Hầu hết các loại chỉ khâu này sẽ được nhuộm thêm một màu tối để đồng đều màu chỉ, ít có trường hợp để màu chỉ khâu tự nhiên. Chúng ta thường gặp nhất đó là chỉ khâu Polyglactin có màu tím.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bác sĩ sẽ sử dụng chỉ khâu tự tiêu màu trong hoặc màu trắng (chỉ Poliglecaprone và Polyglactin) giúp đạt được thẩm mỹ tốt nhất nếu là vết thương ngoài da.

Chỉ tự tiêu có nhiều màu để dễ phân biệt.

3. Chỉ tự tiêu được sử dụng trong những trường hợp nào?

Chỉ tự tiêu có vai trò làm giảm số lần tái khám để cắt chỉ, đồng thời hạn chế sẹo và nhiễm trùng. Tuy nhiên, tùy vào độ sâu, vị trí, kích thước của vết thương mà bác sĩ sẽ lựa chọn những loại chỉ khâu khác nhau. Với các vết thương ngoài da, chỉ rút được sử dụng nhiều hơn bởi độ chắc chắn khi phải tiếp xúc với các ngoại lực.

Còn chỉ tự phân hủy thích hợp để khâu các vết thương trong mô mềm, ít cần vận động hơn. Một số trường hợp bác sĩ sẽ sử dụng loại chỉ này như:

– Vết thương trên mặt, nơi da lành nhanh chóng, giúp hạn chế để lại sẹo.

– Đóng vết rách lưỡi hoặc niêm mạc miệng (ví dụ nhổ răng khôn).

– Phẫu thuật ghép da.

– Phẫu thuật rách cơ bắp và một số mô liên kết.

– Khâu cắt âm đạo và tầng sinh môn.

– Cắt bao quy đầu.

– Phẫu thuật tại ổ bụng.

4. Chỉ tự tiêu như thế nào? Bao lâu thì hết?

Chỉ tự tiêu nha khoa trải qua quá trình phá vỡ khác nhau như: thủy phân (với axit polyglycolic) và phân hủy enzym, phân giải protein. Quá trình tự tiêu hủy chỉ khâu kéo dài trong khoảng 8 – 10 tuần là hết. Nó sẽ giữ các mô cơ thể liên kết với nhau đủ lâu để chữa lành vết thương, sau đó sẽ tự tan ra mà không để lại vật lạ trên mô tế bào.

Tùy thuộc vào cơ địa, vết thương và chất liệu sẽ quyết định chỉ tự tiêu trong bao lâu. Dưới đây là thời gian trung bình để tiêu biến chỉ khâu với từng chất liệu cụ thể:

– Chỉ phẫu thuật polyglactin: thời gian 90 ngày.

– Chỉ polydioxanone: thời gian 90 ngày.

– Chỉ polyglecaprone: thời gian 20 ngày.

– Chỉ simple catgut: thời gian  70 ngày.

Chỉ tự tiêu có chu kỳ bán rã từ 7-14 ngày, giữ lại khoảng 20-30%, phân hủy mạnh trong trong hai tuần tiếp theo và được hấp thu hoàn toàn vào khoảng 100 ngày.

Khi mới dùng chỉ khâu tự tiêu, bạn có thể xảy ra một số dấu hiệu phản ứng nhưng đó chỉ là nhất thời, sau quá trình tái hấp thu thì chỉ còn các mô liên kết bình thường.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

5. Vậy chỉ tự tiêu không tiêu hết phải làm sao? Cắt đi được không?

Về lý thuyết, chỉ tự phân hủy không cần cắt. Tuy nhiên, có một số trường hợp nó bị cơ thể từ chối hấp thụ, có thể gây ra viêm nhiễm hoặc không.

Bạn không cần quá lo lắng chỉ tự tiêu có cắt được không bởi nó không nguy hiểm với cơ thể. Hơn nữa, chỉ khâu tự tiêu vẫn có thể cắt được giống chỉ khâu bình thường. Trong quá trình khâu, bác sĩ sẽ nới lỏng vết khâu hơn một chút, sau khi hết sưng nề, các mô mềm sẽ co lại và lộ các mũi chỉ khâu để bác sĩ cắt chỉ một cách dễ dàng.

Nếu sau 100 ngày mà chỉ vẫn không tiêu hết, bạn nên đến các trung tâm y tế để được cắt chỉ đúng cách.

6. Chỉ tự tiêu có dễ bị đứt không?

Chỉ khâu tự tiêu làm hoàn toàn bằng các nguyên liệu tự nhiên có đồ dai và dẻo cao nên nếu ở trong điều kiện bình thường thì không dễ dàng đứt được. Tuy nhiên, nếu so sánh chỉ tự tiêu và chỉ thường thì chỉ khâu tự tiêu không thể chắc chắn bằng. Với những tác động ngoại lực mạnh thì hoàn toàn có thể đứt được, đây là lý do vì sao nó ít dụng với các vết thương ngoài da.

Vào thời gian bán rã hoặc phân hủy mạnh thì chỉ tự tiêu càng dễ đứt. Vì vậy, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế đứt chỉ và mau lành vết thương hơn.

7. Chỉ tự tiêu giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Chỉ tự tiêu bao nhiêu tiền sẽ tùy từng loại chỉ và hãng sản xuất. Trên thị trường bạn có thể dễ dàng mua sản phẩm với giá 130.000 đồng/ 1 hộp 12 sợi trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… hoặc các công ty chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị y tế tại Việt Nam.

Tuy nhiên, bạn nên mua chỉ khâu tự tiêu tại các trung tâm nha khoa uy tín để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Đặc biệt tại nha khoa Paris, nếu như tiến hành các phẫu thuật như nhổ răng khôn, cấy ghép Implant, phẫu thuật hàm hô móm, chữa cười hở lợi,… bạn được MIỄN PHÍ hoàn toàn chi phí chỉ tự tiêu.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

8. Cách chăm sóc vết khâu bằng chỉ tự tiêu

Chỉ khâu tự tiêu có thể tự biến mất mà không cần tác động gì. Tuy nhiên, để giúp vết thương mau lành và hạn chế nhiễm trùng, đau nhức trong quá trình khâu vết thương, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Mặc quần áo kín để che vết chỉ khâu, tránh để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

– Không tạo áp lực lên vết thương. Điều này có thể khiến vết thương hở và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Chăm sóc vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ (Với vết thương ngoài da cần rửa cẩn thận vết thương bằng xà phòng và nước. Nhẹ nhàng làm khô khu vực và đeo băng mới. Thay băng của bạn khi chúng bị ướt hoặc bẩn).

– Giữ cho khu vực vết thương khô ráo theo hướng dẫn. Không nên tắm hoặc bơi trong 12 – 24 giờ sau khi khâu. Tắm vòi hoa sen thay vì tắm bằng bồn.

– Nếu phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, có mủ, sốt, máu thấm nhiều qua bông băng thì cần nhanh chóng đến trung tâm y tế uy tín để được khử trùng và khâu lại vết thương.

Chăm sóc vết thương đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.

Nha khoa Paris là trung tâm nha khoa uy tín hàng đầu tại Việt Nam, không chỉ có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm mà các trang thiết bị, công nghệ đều được chuyển giao trực tiếp từ châu Âu, giúp quá trình điều trị và thẩm mỹ nha khoa an toàn, chính xác và đạt hiệu quả cao.

Video liên quan

Chủ đề