Ví dụ tích hợp xuyên môn ở tiểu học

BÀI BÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCHỦ ĐỀXÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP XUYÊN MÔNTHEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓCỞ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞBUILDING CROSS-CURRICULAR INTEGRATED THEMESTAUGHT BY CORNER-BASED TEACHING IN SECONDARY SCHOOLNhóm tác giảPGS. TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, TS. Lê Thanh Huy,Trần Thị Nguyên Quí, Nguyễn Văn Ngọc,Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng1XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP XUYÊN MÔNTHEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓCỞ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞBUILDING CROSS-CURRICULAR INTEGRATED THEMESTAUGHT BY CORNER-BASED TEACHING IN SECONDARY SCHOOLPGS. TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, TS. Lê Thanh Huy,Trần Thị Nguyên Quí, Nguyễn Văn Ngọc,Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà NẵngTÓM TẮTVận dụng phương pháp dạy học theo góc để dạy học tích hợp xuyên môn nhằmtạo hứng thú học tập, vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống trong đời sống, nângcao và cải thiện chất lượng dạy học. Bài báo giới thiệu phương pháp xây dựng chủ đềxuyên môn theo phương pháp dạy học theo góc, tiến trình dạy học theo góc các chủ đềtích hợp xuyên môn; xây dựng các chủ đề và giáo án dạy học.Từ khóa: dạy học tích hợp, tích hợp xuyên môn, dạy học theo gócABSTRACTApplying corner-based teaching to teach cross-curricular integration, in order tocreate exciting learning for learners, applying knowledge to solve practical problems,improve and enhance the quality of teaching. This research show the method of buildingcross-curricular integrated theme taught by corner-based teaching, corner-basedteaching process taught integrated themes; build themes and lesson plans.Keywords: integrated teaching, cross-curricular integration, corner-basedteaching1. Mở đầuĐổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích hợp là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay của ngành Giáo dục Việt Nam giai đoạn hiệnnay. Trước hết, như mọi người đều biết, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hộikhông tồn tại độc lập và để giải quyết các vấn đề liên quan đến các sự vật, hiện tượngấy, cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau.Thứ hai, trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức, kĩnăng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường, nhưng lại rấtcần chuẩn bị cho học sinh có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống (như cácnội dung về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống,dân số, sức khỏe sinh sản...). Do đó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đóthông qua các môn học.Thứ ba, do tích hợp mà các kiến thức gần nhau, liên quan với nhau sẽ được nhậpvào cùng một môn học nên số đầu môn học sẽ giảm bớt, tránh được sự trùng lặp khôngcần thiết về nội dung giữa các môn học.Vì vậy, tích hợp là cần thiết và bản chất của dạy học theo hướng “tích cực hóa”là lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, vai trò của người thầy là người tổchức - chủ đạo, học trò là người chủ động khám phá - lĩnh hội tri thức.2Không những vậy, vấn đề đặt ra là muốn dạy học tốt cũng cần chú ý rất nhiềuđến phương pháp tiếp cận và phát triển năng lực HS. Thực tiễn cho thấy mỗi học sinhcó những phong cách học tập khác nhau và các em chỉ thực sự học tập hiệu quả vớicách học tập đó. Phương pháp dạy học theo góc là một trong các phương pháp điển hìnhvề hình thức tổ chức linh hoạt sao cho phù hợp với đối tượng từng học sinh.Chính vì những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu “Xây dựng một số chủ đề tíchhợp xuyên môn theo phương pháp dạy học theo góc ở trường THCS” và trình bày trongbài báo này.2. Nội dung và kết quả nghiên cứu2.1. Tiến trình dạy học theo góc chủ đề tích hợp xuyên mônBước 1. Xây dựng chủ đề tích hợp xuyên môn theo phương pháp dạy học theogócSau đây là tiến trình gồm 4 bước xâydựng chủ đề tích hợp xuyên môn theo phươngpháp dạy học theo góc:Giai đoạn 1: Lựa chọn chủ đề, xácđịnh các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề- Lựa chọn chủ đề: GV quan sát cácđối tượng trong đời sống để lựa chọn chủ đềnhư không khí, nước, nhiệt độ, ánh sáng…Các chủ đề được chọn thường xuất phát từngữ cảnh của cuộc sống thực, gắn với thực tế,Hình 1. Tiến trình xây dựng chủ đềnổi cộm, gắn liền với kinh nghiệm sống củatích hợp xuyên môn theo phương pháphọc sinh, phù hợp trình độ nhận thức của họcdạy học theo gócsinh. Bên cạnh việc phân tích các sự vật, hiệntượng thực tiễn, giáo viên cần rà soát các môn thông qua khung chương trình hiện có đểchỉ ra các chuẩn kiến thức kĩ năng; chuẩn năng lực từ các môn học có liên quan chặt chẽđến chủ đề đã chọn.- Xác định các vấn đề: Đây là bước định hướng các nội dung cần được đưa vàotrong chủ đề. Để xác định vấn đề, GV cần đặt ra hệ thống các câu hỏi trong chủ đề màsau khi học xong chủ đề, tự HS có thể trả lời được.Giai đoạn 2: Xây dựng mục tiêu dạy học chủ đềNguyên tắc xây dựng mục tiêu chủ đề tích hợp đó là mục tiêu cần cụ thể vàlượng hóa được.Để xác định mục tiêu chủ đề tích hợp GV cần rà soát xem kiến thức cần dạy, kĩnăng cần rèn luyện thông qua chủ đề tích hợp trong SGK, sách báo điện tử, internet...,và luôn đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Xác định mục tiêu bài học tíchhợp xuyên môn, bao gồm: kiến thức, kỹ năng và thái độ.Đối với nhiều chủ đề tích hợp việc xác định mục tiêu và xây dựng nội dung chủđề đôi khi diễn ra đồng thời.Giai đoạn 3: Xây dựng các nội dung dạy học chủ đềCăn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếutố vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp. Các nội dung chủ đề đưa ra cần dựatrên các mục tiêu đã đề ra, tuy nhiên cũng cần có tính gắn kết với nhau.Giai đoạn 4: Xây dựng các hoạt động cho từng nội dung dạy học+ Xác định xem chủ đề này sẽ tiến hành trong bao nhiêu tiết học (Thời lượng dựkiến: ... tiết).3+ Để tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng, HS cần tham gia các hoạt độnghọc tập. Gv cần xây dựng các hoạt động dạy học cho từng nội dung.Để thực hiện được việc này cần làm rõ: Chủ đề có những hoạt động nào, từnghoạt động đó thực hiện vai trò gì trong việc đạt được mục tiêu toàn bài?Bước 2. Thiết kế giáo ánGiáo án được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực HS. Đối với phươngpháp dạy học theo góc cần tổ chức dạy học sao cho ngoài năng lực kiến thức trước nayvẫn chú trọng, còn phát huy tối đa được các năng lực khác như năng lực thông tin, nănglực cá nhân, năng lực phương pháp của HS.Cần phải thiết kế nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể chomỗi góc học tập. Đồng thời, các phiếu học tập cá nhân cũng rất cần thiết để đánh giámức độ đáp ứng mục tiêu dạy học của HS.Ngoài ra, cần phải liệt kê đầy đủ những phương tiện dạy học được sử dụng.Bước 3. Lựa chọn, bố trí không gian lớp họcỞ bước này, căn cứ vào số góc đã xác định trong chủ đề tích hợp xuyên môn đểbố trí không gian lớp học phù hợp với phương pháp dạy học theo góc. Việc chuẩn bị cácphương tiện dạy học cần thiết cũng được thực hiện đồng thời.Thông thường, một lớp học có thể phân chia thành nhiều góc nhưng 4 góc là hợplí nhất. Các góc nên được bố trí theo một trình tự nhất định nhằm tạo mỹ quan cho lớphọc, đồng thời giúp việc luân chuyển giữa các góc diễn ra thuận lợi, việc này cũng giúpGV dễ dàng quản lí, đốc thúc HS học tập.Để phát huy tính hiệu quả của phương pháp dạy học theo góc, nên bố trí khôngquá 4 chỗ ngồi cho mỗi góc. Các vị trí ghế ngồi cần được bố trí để tạo nên góc nhìnthuận lợi cho tất cả HS. Thông thường các ghế ngồi nên được bố trí để HS có thể quansát được GV ở chính giữa lớp học hoặc về phía bảng.Bàn ghế được sử dụng trong lớp học cần được thiết kế để HS có thể dễ dàng thayđổi góc nhìn hoặc di chuyển vị trí ngồi. Thông thường nên sử dụng các ghế xoay và bàncó bánh xe.Cần trang trí cho các góc, chẳng hạn như đặt bảng tên và các đồ dùng dạy họcđược yêu cầu tại mỗi góc. Ngoài ra, cần thiết kế nhiệm vụ học tập cụ thể và đặt chúngtại mỗi góc. Tóm lại, GV cần:- Sắp xếp góc học tập tương ứng phù hợp với không gian lớp học.- Mỗi góc có đủ tài liệu, đồ dùng, phương tiện học tập phù hợp với nhiệm vụ họctập.Bước 4. Tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học theo gócGiai đoạn 1: GV giới thiệu về cách học, tức là về phương pháp học tập theo góc,số góc đã xây dựng tương ứng với các nhiệm vụ đặt ra tại mỗi góc, và thời gian tối đathực hiện tại các góc.Giai đoạn 2:Bảng 1. Các hoạt động dạy học trong giờ họcHoạt động của GVHoạt động của HS- GV giới thiệu bài học và cho phép HS chọn - Lắng nghe và thực hiện theo yêu cầugóc xuất phát.của giáo viên.- Phân bố HS vào các góc học tập: theo nhu - HS lắng nghe, tìm hiểu và quyết địnhcầu HS hoặc theo sự bố trí của GV. GV có thể chọn góc theo sở thích.điều chỉnh số lượng HS tại các góc nếu số4lượng HS quá đông lại cùng chọn một góc.Tổ chức học tập tại các góc:- Sau khi chia nhóm, GV phân công nhiệm vụtừng nhóm qua phiếu học tập. Yêu cầu mỗinhóm bầu ra nhóm trưởng và thư kí.- Tự bầu ra nhóm trưởng và thư kí.- Nhận các phiếu học tập.- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ chotừng thành viên.- Cùng thảo luận, đóng góp ý kiến, thưkí ghi chép.- GV quan sát, hỗ trợ trong quá trình HS thực - Hoạt động nhóm tích cực.hiện nhiệm vụ tại các góc.- Hết thời gian hoạt động tại mỗi góc, GV yêu - Luân chuyển nhẹ nhàng, đảm bảo tínhcầu HS luân chuyển góc.kỉ luật.- Kết thúc giờ học tại các góc, tổ chức cho HS - Đại diện HS ở các góc trình bày kếtbáo cáo kết quả học tập ở mỗi góc. GV yêu quả học tập theo nhiệm vụ được giao.cầu đại diện các góc trình bày kết quả- Các HS khác nhận xét, đánh giá cácbạn.Cuối cùng, trên cơ sở ý kiến của HS, GV nhận - Ghi nhận.xét, đánh giá về kết quả học tập của HS, chốtlại kiến thức trọng tâm của bài học, đảm bảocho HS học sâu và thỏa mái.Giai đoạn 3: Sau giờ học trên lớpGV yêu cầu HS dọn dẹp vệ sinh, bố trí lại không gian lớp học như cũ, sắp xếp lạiđồ dùng ngăn nắp.Bước 5. Thiết kế hoạt động đánh giá và củng cố bài họcViệc tổ chức dạy học chủ đề tích hợp được thực hiện linh hoạt tùy theo điều kiệntrang thiết bị, cơ sở vật chất, trình độ học sinh và thời gian cho phép.- Học sinh: Thực hiện bài kiểm tra vềcác mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mụctiêu bài học đề ra.- Giáo viên: Từ kết quả kiểm tra màhọc sinh đạt được, giáo viên sẽ điều chỉnh nộidung để chất lượng dạy - học ngày một tốthơn.2.2. Xây dựng chủ đề “Không khí xungquanh ta”Sau đây, tôi xây dựng chủ đề tích hợpxuyên môn “Không khí xung quanh ta” theotiến trình đã nêu.Bước 1. Lựa chọn chủ đề, xác định cácvấn đề cần giải quyết trong chủ đề.Không khí là một dạng vật chất vô cùnggần gũi với đời sống, nó có mặt ở khắp nơitrên Trái Đất. Mặt khác, ô nhiễm môi trườngkhông khí cũng đang là vấn đề cấp bách đốivới mỗi quốc gia hiện nay. Ô nhiễm môi5Hình 2. Chủ đề “Không khí xung quanh ta”trường không khí tác động tiêu cực đến tình hình sức khỏe con người, biến đổi khí hậuvà hệ sinh thái tự nhiên. Từ đây có thể giáo dục ý thức trách nhiệm công dân trong việcbảo vệ bầu không khí chung. Vì vậy, tôi lựa chọn chủ đề “Không khí xung quanh chúngta”. Không khí là một nội dung xuất hiện trong hầu hết các môn Vật lí, Hóa học, Sinhhọc, Địa lí. Nội dung chủ đề được trình bày ở Hình 3.Bước 2. Xây dựng mục tiêu dạy học chủ đề.1. Về kiến thức: Trình bày được về các thành phần của không khí, vai trò củakhông khí và các đặc tính của không khí.2. Về kỹ năng:- Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thí nghiệm để nhận biết các thành phầnchính của không khí gồm oxi duy trì sự cháy và nitơ không duy trì sự cháy.- Vẽ được biểu đồ thành phần phần trăm các khí có trong không khí.- Tiến hành được thí nghiệm, phân tích và lập luận để nhận biết được tác dụng“giữ nhiệt” của bể kính và khí CO2, từ đó hiểu được cơ chế gây hiệu ứng nhà kính.- Khai thác được các văn bản khoa học để tìm hiểu về các tác hại của ô nhiễmkhông khí đến đời sống sinh vật và môi trường toàn cầu.- Vẽ được poster tuyên truyền bảo vệ môi trường.3. Về thái độ: Có thái độ thân thiện với môi trường, ý thức được trách nhiệm cánhân và cộng đồng để bảo vệ bầu khí quyển trong lành.Bước 3. Xây dựng các nội dung dạy học chủ đề.1. Sự tồn tại của không khíTrước mặt chúng ta là gì? Chắc chắn làkhông khí rồi! Vâng, không khí chính là những thứxung quanh ta vì một điều đơn giản không có nóchúng ta không thể tồn tại. Vật chất trong tự nhiêncó 3 dạng : rắn, lỏng, khí và không khí của chúng tanằm ở dạng vật chất thứ 3. Bầu không khí trên mặtđất có chiều cao nhiều kilomet. Vì không khí là mộtloại vật chất, cho nên bị lực hấp dẫn của trái đất hútchặt, làm cho nó được giữ lại trên Trái Đất. Vì thế,không khí cũng có trọng lượng. Trọng lượng không khí sinh ra áp lực đối với mọi vật vànó đè lên chúng ta giống như đang lặn dưới nước vậy. Như vậy chúng ta có thể kết luận:• Không khí có mặt ở mọi nơi.• Có thể “lấy” được không khí.• Không khí gây ra áp suất và có khối lượng.2. Thành phần của không khíKhông khí hay còn gọi là khí quyển là lớp khí bao quanh Trái Đất. Không khí làmột hỗn hợp bao gồm nhiều loại khí và các vậtchất khác như vi sinh vật và bụi bẩn. Chúng ta cóthể cảm nhận được sự di chuyển của không khí, đóchính là gió. Vì là vật chất nên không khí có khốilượng và thể tích.Thành phần cơ bản của không khí gồm:nitơ và oxy chiếm 99% với tỷ lệ: nitơ 78%, oxy21%. Ngoài ra còn có một ít khí cacbonic do cácloài sinh vật thải ra, còn lại khoảng 1% là các chấtkhí hiếm.63. Không khí và quá trình hô hấp của sinh vật3.1. Khái niệm hô hấpMọi sinh vật đều sử dụng oxi cho quá trình hô hấp xảy ra ở mỗi tế bào (hô hấp tếbào). Hô hấp tế bào là quá trình oxi hóa đường tạo thành năng lượng cung cấp cho cáchoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải ra khí các-bô-níc và nước. Phương trình hóahọc của quá trình oxi hóa này là:Glucôzơ + khí oxi = Khí các-bô-níc + Nước + Năng lượngĐể quá trình hô hấp diễn ra cần có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môitrường. Hành động thở ra, hít vào của hầu hết sinh vật nhằm cung cấp oxi cho quá trìnhhô hấp. Ở người, bộ phận đảm nhiệm vai trò trao đổi khí chính là phổi.3.2. Khí hít vào và khí thở raKhí hít vào chứa phần lớn oxi, khí thởra chứa phần lớn các-bô-níc. Nhiệt độ của khíthở ra bằng nhiệt độ cơ thể trong khi nhiệt độcủa khí hít vào bằng nhiệt độ môi trường.Khí nitơ và các khí hiếm không thamgia vào quá trình hô hấp, do vậy thành phầncủa các khí này tương đối giống nhau trongkhí hít vào và khí thở ra.4. Không khí và sự cháy4.1. Sự cháySự cháy là một PƯHH giữa một cơ chất với oxi, giải phóng nhiệt và ánh sáng.Các nhiên liệu hóa thạch rất dễ dàng bị oxi hóa để tạo ra nhiệt năng và quang năng.Sản phẩm của sự cháy phụ thuộc vào chất bị cháy. Ví dụ nếu đốt cháy khí metanthì sản phẩm tạo thành là CO2, H2O và nhiệt năng.4.2. Tầm quan trọng của sự cháySự cháy ảnh hưởng đến các hoạt độnghằng ngày của chúng ta. Các nhiên liệu đượcthực hiện vào một số mục đích, như• gas/củi: nấu ăn• than: nấu ăn, sưởi ấm• dầu hỏa: thắp sáng• xăng và dầu: phương tiện đi lại• khí hiđro: phóng tên lửa và vệ tinhkhông gian…Sự cháy có vai trò quan trọng trong sản xuất, y tế và trong công nghiệp.Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trongnhững năm gần đây, vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng trở nên trầm trọng hơn.5. Ô nhiễm không khí5.1. Khái niệmÔ nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọngtrong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, cómùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.5.2. Chất gây ô nhiễm môi trườngkhông khíLà những chất mà sự có mặt của nótrong không khí gây ra những ảnh hưởng xấu7đến sức khỏe con người, sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật.Chất ô nhiễm sơ cấp: Là chất ô nhiễm xâm nhập trực tiếp vào môi trường từnguồn phát sinh: SO2, CO2, CO, bụi, khói,...Chất ô nhiễm thứ cấp: Là chất thâm nhậpvào môi trường thông qua phản ứng giữa cácchất ô nhiễm sơ cấp và phản ứng thông thườngcủa khí quyển: SO3 sinh ra từ SO2 + O2 ; H2SO4sinh ra từ SO2 + O2 + H2O.5.3. Cuộc sống không có không khí sạcha) Ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đời sống động, thực vật.b) Ô nhiễm không khí có thể cản trở tầmnhìn, do vậy có thể làm tăng số vụ tai nạn giaothông.c) Bụi bẩn làm mất mĩ quan các côngtrình kiến trúc,…d) Phá hoại dần các công trình xây dựng,cầu cống, di tích lịch sử.5.4. Sự nóng lên của bầu khí quyểnNhững nhân tố làm biến đổi khí hậu rất phức tạp. Nhưng có thể phân chia thànhhai nhân tố lớn đó là con người và thiên nhiên.Nhân tố thiên nhiên có: hoạt động của mặt trời, kể cả những vụ nổ điểm đen trênmặt trời, tia lửa mặt trời, vệt sóng mặt trời v.v…. Hoạt động của quả đất kể cả việc hìnhthành, di chuyển và biến mất của sông băng. Các luồng khí lạnh, nóng khi chúng dichuyển và thay đổi; sự bùng nổ của núi lửa. Những nguyên nhân của vũ trụ như sự thayđổi có tính chu kỳ của mặt nghiêng hoành đạo, sự thay đổi của tốc độ tự quay của quảđất v.v…Nhân tố con người là chỉ những hoạtđộng không hợp lý của con người. Chẳng hạnnhư sự phát triển của công nghiệp, con ngườiđã sử dụng than đá, dầu mỏ và các khí thiênnhiên làm nhiên liệu; đã làm cho hàm lượngcủa khí CO2 trong khí quyển tăng lên; conngười chặt phá rừng bừa bãi, chăn thả gia súcquá mức trên những cánh đồng cỏ, làm chonhững cánh đồng và thảo nguyên có thể thấtthu; con người chặt phá rừng, khí ôxy giảm đinghiêm trọng; khí CO2 trong khí quyển tăng lên. Khí CO2 là một bức bình phong chechắn không cho nhiệt thoát ra. Do đó hàm lượng CO2 trong tầng khí quyển tăng lên vàtạo thành hiệu ứng nhà kính.Kết quả ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuống mặt đất, nhưng nhiệt độ của mặtđất thì không bức xạ vào vũ trụ được. Do vậy khí hậu trên trái đất nóng lên.Bước 4. Xây dựng các hoạt động cho từng nội dung.Thời gian dự kiến: 7 buổi. Sau đây là ví dụ về hoạt động dạy học.Hoạt động tìm hiểu khái niệm, sản phẩm, điều kiện phát sinh, cách duy trì sựcháy và các biện pháp để dập tắt sự cháy.- GV cung cấp thông tin:Khái niệm: Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.8Thí nghiệm : Xác định các sản phẩm chủ yếu của sự cháy.- Vật liệu: Một bình thủy tinh có nắp đậy, cây nến được buộc bằng dây thép,dung dịch nước vôi trong.- Tiến hành:+ Đổ dung dịch nước vôi trong vào bình (một lượng khoảng 1/5 bình).+ Đốt nến, đưa nến vào bình và đậy nắp bình lại.+ Sau khi nến tắt, quan sát thành bình và dùng tay chạm vào thành bình để kiểmtra nhiệt độ của thành bình.+ Quan sát sự thay đổi của nước vôi trong ở đáy bình.Yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập số 1.PHIẾU HỌC TẬPCâu 1. Nêu nhận xét về nhiệt độ thành bình và sự thay đổi của nước vôi trong ở đáybình. Sau đó rút ra kết luận về các sản phẩm của sự cháy.Câu 2. Dùng hai cây nến như nhau và hai lọ thủy tinh không bằng nhau, sau đó tiếnhành thí nghiệm như hình, theo dõi thời gian cháy ở hai lọ và điền kết quả vào bảng:LọThời gian cháy (phút)Giải thíchLọ thủy tinh nhỏLọ thủy tinh lớnCâu 3. Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độthấp hơn so với sự cháy trong khí oxi.Câu 4. Những điều kiện cần thiết để cho một vật có thể cháy và duy trì sự cháy là gì?Câu 5. Muốn dập ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủcát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao.Câu 6. Nêu các biện pháp để dập tắt sự cháy.3. Kết luậnDạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành ở học sinh nhữngnăng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung,kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Qua nghiên cứu cho thấy nếu ápdụng quy trình chúng tôi đề xuất, có thể vận dụng xây dựng được chủ đề tích hợp xuyênmôn theo phương pháp dạy học theo góc.9TÀI LIỆU THAM KHẢO[1] Nguyễn Văn Biên (2015), Quy trình xây dựng chủ đề TH về khoa học tựnhiên, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN.[2] Vũ Quang (Tổng Chủ biên), Vật lí 6, 7, 8, 9, NXB Giáo dục Việt Nam.[3] Đỗ Hương Trà (2015), Những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọnnội dung và tổ chức dạy học, NXB Đại học Sư phạm.[4] Trần Thị Thanh Thủy (Chủ biên), Dạy học tích hợp phát triển năng lực họcsinh (Quyển 2), NXB Đại học Sư phạm.[5] Nguyễn Quang Vinh (Tổng Chủ biên), Sinh học 6, 7, 8, 9, NXB Giáo dụcViệt Nam.10

Video liên quan

Chủ đề