Vì sao bạn luôn thấy cô đơn

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Bạn có thường thấy cô đơn vì những người khác không giống mình? Tôi cũng như bạn vậy, thường xuyên thấy cô đơn. Cô đơn có phải là nỗi niềm của riêng một số người, hay ai cũng cô đơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem thử các lý do khiến bạn trở nên cô đơn nhé.

Những lý do khiến bạn cảm thấy cô đơn

Mỗi chúng ta đều có nhiều suy nghĩ ẩn giấu bên trong, nhưng để an toàn, chúng ta thường chọn chỉ thể hiện ra bên ngoài một số đặc điểm mà chúng ta có. Lấy ví dụ đơn giản, bạn chẳng thế nào kể với mọi người rằng bạn là nữ và chỉ muốn quan hệ tình dục với những gã trai hói đầu cả, hay bạn là người thích máu và màu của máu, hoặc thể hiện rằng bạn đam mê triết học cũng có thể khiến người ta lánh xa bạn đấy. Rất ít người muốn thể hiện ra mình là kẻ dị biệt, nên họ chỉ thể hiện ra những đặc tính mà cộng đồng dễ dàng chấp nhận. Khi bạn nhìn vào người khác, bạn sẽ thấy những điểm mà người ta muốn thể hiện ra ngoài, nếu bạn giỏi quan sát, bạn có thể nhìn thấy được nhiều hơn. Nhưng trên thực tế, bạn không thể hiểu hoàn toàn về bất cứ ai, và ngược lại.

Thứ hai, để hiểu được một người bạn cần phải tốn rất nhiều thời gian và công sức. Bạn phải kiên nhẫn lắng nghe người ta nói, quan sát hành vi của người đó, tập phân tích hành vi và biểu cảm của họ. Để hiểu một người, bạn có thể phải cần đến vài năm, bạn có đủ kiên nhẫn không? Ngay cả những nhà tâm lý đại tài cũng không thể hiểu rõ một người ngay được, họ có thể phán đoán khá chính xác một vài đặc điểm tính cách, nhưng để hiểu sâu sắc về một con người, họ cần rất nhiều thời gian. Thế nên, kiếm được một tri kỷ cho chính mình là việc không hề dễ dàng, bởi người ta phải thực sự quan tâm đến bạn mới dành nhiều thời gian cho bạn. Thật đáng tiếc nếu bạn tìm được tri kỷ mà để vuột mất người ta, bởi đời mà, dù tri kỷ ở ngay trước mắt, nhưng vô duyên thì cũng không thể gần nhau.

Thứ ba, dù có những người quan tâm tới bạn, họ cũng không thể giúp bạn giải quyết rốt ráo những vấn đề của bạn, chính bạn phải là người giải quyết những vấn đề của riêng mình. Hành trình đó đương nhiên là một hành trình cô đơn. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên giỏi, bạn phải tự mình học tập và thực hành chứ không ai làm điều đó thay bạn, người ta có thể chỉ bạn học sách này, làm ví dụ kia, còn lại bạn vẫn phải tự mình thực hiện. Nếu bạn muốn viết, bạn phải tập trung và phải làm việc đó một mình, chứ không ai làm cùng bạn cả. Nếu bạn thất tình, người duy nhất có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng là chính bạn,  chứ không ai khác có thể thay bạn làm được điều đó.

Thứ tư, mỗi người được sinh ra trong một hoàn cảnh khác nhau, không ai có hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau, nên không ai có thể hiểu được hoàn toàn về nhau. Hai anh em sinh ra trong cùng một gia đình, dù giống nhau về hoàn cảnh khá nhiều, nhưng đến khi học đại học có thể sẽ học trường đại học khác nhau. Bạn mà họ chọn để chơi cũng không hoàn giống nhau. Thế nên, tìm được người hiểu được phần lớn những gì bên trong bạn không đơn giản tí nào, có thể họ không sinh ra cùng thời với bạn, có thể bạn và họ đã vô tình lướt qua nhau mà không nhận ra người ta là người có thể giúp bạn cảm thấy được sự đồng đều và bớt cô đơn. Bạn càng đặc biệt, càng phát triển về trí tuệ, sự cô đơn của bạn càng lớn, bởi số người hiểu được bạn lại càng ít hơn.

Thứ năm, đôi khi có những nhu cầu khác khiến bạn bỏ qua việc tìm kiếm người bạn thực sự hợp, thay vào đó bạn chọn một người vì đặc điểm bên ngoài của họ nhiều hơn là bên trong, chẳng hạn như là chiếc mũi thanh, đôi mắt biết, hay nụ cười đẹp. Nhiều khi, nhu cầu tình dục thắng thế và bạn phải chọn người để thỏa mãn nhu cầu đó rồi có sự gắn kết với họ, nên bạn không còn cơ hội để tìm được người thực sự phù hợp để có thể sống cùng bạn cả đời và có đủ thời gian để thấu hiểu được bạn. Đa phần chọn người vì những mục đích khác hơn là kiếm một người thực sự là cạ cứng, là người đồng cảm với họ.

Như vậy, thực ra bạn không phải là thiểu số đâu, trên thực tế, có lẽ ai cũng có một chút cô đơn, như đạit hi hào Goethe từng nói “Không ai hiểu tôi, tôi cũng chả hiểu ai một cách trọn vẹn cả. Hay nói cách khác, không ai có thể hiểu trọn vẹn một ai khác cả”.

Lợi ích của việc cô đơn

Thực ra thì, cô đơn không phải là điều có hại, khi bạn chấp nhận rằng việc đâu đó bạn có cảm giác cô đơn là chuyện đương nhiêu, bạn sẽ còn ngạc nhiên vì những lợi ích mà cảm giác cô đơn mang lại.

Người ta thường bảo cô đơn giúp bạn sáng tạo hơn, điều này hoàn toàn đúng đấy. Nghệ sỹ là nhóm người thường có cảm giác cô đơn thường trực, họ cô đơn vì cảm thấy mình khác với người khác, và họ chọn sáng tác làm phương tiện thể hiện cái tôi của bản thân và tìm hiểu bản thân. Khi bạn cô đơn, bạn sẽ có thể vẽ tranh, viết blog, làm film, viết sách, viết truyện ngắn, thêu thùa, chế tạo đồ thủ công … Cô đơn là món quà tặng vô giá của thượng đế dành cho nghệ sỹ. Quá trình sáng tác chính là quá trình khám phá bản thân và khai phá tiềm năng của mỗi chúng ta. Và khi sáng tác bạn sẽ có được cảm giác đủ đầy, vì bạn tìm ra được chính bạn.

Lịch sử các ngành nghệ thuật đều cho thấy một điểm chung của các nghệ sỹ, đó là họ khác biệt và luôn cô đơn. Chính nhờ quá khác biệt, nên số lượng người có thể thấu hiểu họ không nhiều, và nhờ vậy họ luôn cô đơn vì khó kiểm được người tâm đầu ý hợp. Trịnh Công Sơn yêu nàng Dao Ánh, nhưng tôi đồ rằng nàng ta chả thể nào hiểu nỗi tâm ý của chàng trai họ Trịnh, người gì mà có thể viết được đến 300 bức thư tình, người gì có thể viết được những bài hát cứ ngỡ như nói về điều gì đó không tồn tại trong thực tại với những lời ca thoát tục. Mấy ai hiểu Trịnh Công Sơn, nhưng cũng nhờ vậy mà ông cô đơn, khi cô đơn ông có thể sáng tác được nhiều hơn.

Cô đơn lại là tiền đề cho sự thấu hiểu đấy, bởi khi cô đơn, bạn sẽ tìm hiểu được chính mình, khi đó bạn sẽ thấu hiểu bản thân và cảm thông cho những nỗi băn khoăn của những người khác. Nhờ hiểu rõ nỗi cô đơn bên trong mình, bạn sẽ đồng cảm được với nỗi cô đơn của những người khác, và vì thế bạn chịu khó lắng nghe, chịu khó quan sát và dần thấu hiểu. Khi đó cơ hội bạn tìm được người bạn thiết thân với mình sẽ cao hơn nhiều.

Có một sự thực mà khi đọc đến đây tôi chắc chắn bạn hiểu, đó là bất cứ ai cũng ẩn giấu nỗi cô đơn trong lòng. Khi người ta vui vẻ nói cười với đám bạn, không có nghĩa là người ta không cô đơn. Hiểu được như vậy, bạn sẽ hiểu rằng, bất cứ ai cũng cần một ai đó có thể cảm nhận được họ. Nếu bạn cảm thấy bị lôi cuốn bởi ai, có thể họ có những điểm tương đồng với bạn đấy, hãy dành thời gian cho họ, bạn sẽ hiểu họ hơn, đừng giả định rằng mọi người ai cũng có bạn, chỉ có duy mỗi mình là kẻ cô đơn lạc loại bạn nhé.

Cô đơn giúp ta trông thanh lịch và lôi cuốn đấy. Bởi khi bạn nhận diện ra những người cô đơn, bạn sẽ tò mò tự hỏi liệu rằng họ có phải cùng nhóm với mình, có cùng sự quan tâm với mình không. Những kẻ trông cô đơn, bí ẩn luôn thu hút sự chú ý của người khác, và nhờ vậy, họ có cơ hội được gặp những người cùng sự quan tâm về các chủ đề giống nhau.

Bạn cần chấp nhận sự cô đơn xuất hiện bên trong bạn là lẽ đương nhiên. Bạn không thể không cô đơn. Và đôi khi bạn cần phải chấp nhận cô đơn trong một khoảng thời gian dài. Thà tư chối tham gia những nhóm vì họ không phù hợp với mình, còn hơn bạn phải chịu đựng những sự khác biệt quá nhiều so với bạn. Càng kiên nhẫn, bạn sẽ càng có cơ hội gặp những người hợp cạ hơn.

Sài Gòn, ngày 03 tháng 01 năm 2020

Một trong những tác động mà chúng ta có thể cảm nhận được khi trải qua đại dịch Covid-19, đặc biệt giữa các đợt “giãn cách xã hội”, đó là mọi người dành thời gian một mình nhiều, ở nhà nhiều hơn và cảm thấy cô đơn nhiều hơn. Cảm giác này rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ dẫn đến những hậu quả tâm lý nghiêm trọng.

Bạn có đang cô đơn quá mức?

Cô đơn là một phần tất yếu của cuộc sống dù mỗi người chúng ta có thích cảm giác này hay không. Cảm giác cô đơn, trống rỗng không chỉ đến khi chúng ta ở một mình mà chúng còn đến ngay cả khi ta ở giữa đám đông. Tất cả chúng ta đều có nhu cầu bẩm sinh là mong muốn kết nối với người khác. Khi điều này không được đáp ứng chúng ta có thể cảm giác đơn độc nhưng thực tế đó là những cảm xúc tâm lý khi chúng ta thiếu đi sự kết nối chứ không phải là thiếu đi người bên cạnh, và chúng ta không cô đơn như mình tưởng.

Tuy nhiên, có một sự khác biệt rõ ràng giữa “cô đơn tự nguyện” và “cô đơn bắt buộc”.

Trong chúng ta, ai cũng đã từ có những khoảnh khắc muốn ở “một mình” để suy ngẫm, nạp năng lượng cho bản thân hay đơn giản chỉ là cần thời gian làm điều gì đó cho riêng mình. Đây là “sự cô đơn tự nguyện”. Lúc này chúng ta tạm dừng kết nối với thế giới bên ngoài, thu mình vào thế giới riêng, không ai có thể xâm nhập. Nhưng sau một thời gian, chúng ta cho phép bản thân quen dần với việc này và bước sang trạng thái “cô đơn bắt buộc”. Điều này có thể làm tổn hại đến sức khoẻ tinh thần của bạn.

Vì vậy, hãy kiểm tra 6 dấu hiệu sau đây để nhận biết bạn có đang cô đơn quá mức không:

1. Khó hòa nhập với môi trường xung quanh

Lin Sternlicht, một nhà trị liệu và đồng sáng lập “Family Addiction Specialist” có trụ sở tại Thành phố New York chia sẻ nếu bạn phải đối diện với cảm giác cô đơn mặc dù đang ở bên cạnh người khác hoặc trong các mối quan hệ thì những cảm giác “muốn nói” rằng bạn đang gặp vấn đề về sức khoẻ tinh thần tiềm ẩn, thiếu đi sự kết nối.

Hãy nhìn vào bên trong bản thân và tự hỏi điều gì góp phần tạo dựng cảm giác này. Nếu thiếu kết nối với người khác có thể là bạn đang quá thu mình vào thế giới riêng, hãy mở lòng với những người mà bạn cảm thấy có nhiều điểm chung hay những người bạn thấy hợp với mình và có cảm giác vui vẻ khi ở bên người đó.

2. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hơn

Theo Kruti Quazi, giám đốc lâm sàng của ứng dụng trị liệu nhóm ảo Sesh cho biết khi đối mặt với sự “cô đơn bắt buộc” bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường vì trạng thái cố gắng hoà nhập với người khác làm bạn cảm thấy bị kiệt sức. Điều này dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ, hệ thống miễn dịch suy yếu, không có cảm giác ngon miệng khi ăn và đặc biệt ảnh hưởng đến cảm xúc, tinh thần và thể chất của bạn.

3. Khó khăn trong việc kết nối với mọi người so với trước

Quazi chia sẻ, nếu bạn cảm thấy không thể kết nối với những người khác ở cấp độ sâu hơn mặc dù trước đây bạn làm điều này không quá khó thì đây có thể là một dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn. Điều này cũng có thể đúng nếu bạn đang có những kết nối đem đến bạn cảm giác “bề mặt” và luôn cảm thấy thật ra chẳng ai hiểu mình.

4. Xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh trầm cảm

Susan Harrington, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình ở Louisiana cho biết: sự cô đơn kéo dài thường đi đôi với trầm cảm. Một số hiểu hiện chung bạn có thể nhận ra như: suy nghĩ tiêu cực, thay đổi không thể giải thích được trong thói quen ngủ và ăn uống hay dễ cáu kỉnh, có cảm giác tội lỗi, nói và di chuyển chậm hơn…

5. Nhìn nhận mọi thứ theo cách tiêu cực

Khi gặp phải những điều khó khăn trong cuộc sống, hầu hết chúng ta chọn một thói quen không tốt để “tiếp thêm sức mạnh” và đối phó với vấn đề đó. Một trong những ví dụ điển hình chúng ta có thể thấy đó là ăn quá nhiều, hút thuốc, uống nhiều bia rượu hay lạm dụng chất kích thích…

Sternlicht cho biết những hành động trên đóng vai trò như một cơ chế đối phó, làm tê liệt cảm xúc “đơn độc” và giúp ta kết nối với một nhân cách khác bên trong mình thay vì một ai đó. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm giác cô đơn là một trong những nguyên nhân chính khiến một người bị nghiện một thứ gì đó. Nếu bạn có những biểu hiện trên hoặc có hành vi không lành mạnh để đối phó với sự cô đơn, đây có thể là một dấu hiệu “cảnh báo” cho một vấn đề lớn hơn.

6. Bắt đầu có suy nghĩ tự tử

Nghe thật đáng sợ, nhưng theo cố vấn sức khỏe tâm thần và chuyên gia chấn thương ở Florida - Mary Joye: đỉnh điểm của sự “cô đơn bắt buộc” có thể dẫn chúng ta đến những câu hỏi tiêu cực như “ Tại sao tôi lại ở đây?” hoặc suy nghĩ “Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho bất kì ai”. Những suy nghĩ cuối cùng này rất quan trọng và cần được chú ý vì chúng ta thường nói những lời này khi ta cảm thấy muốn tự tử.

Nếu xuất hiện những suy nghĩ này thì hãy liên hệ ngay với chuyên gia sức khỏe tâm thân hoặc đường dây hỗ trợ sức khỏe tinh thần để được giúp đỡ ngay.

Tìm kiếm trợ giúp từ các chuyên gia sức khoẻ tâm thần khi cô đơn quá mức là một trong những cách tốt nhất và khẩn cấp nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể làm một số điều sau đây để giảm thiểu cảm giác đơn độc thường trực.

1. Luyện tập giao tiếp trực tiếp

Judy Ho – Nhà tâm lý học thần kinh lâm sàng và pháp y đồng thời là giáo sư tại Đại học Pepperdine cho biết đôi lúc trong cuộc sống, chúng ta cảm thấy khó nói mong muốn của mình với mọi người nhưng giao tiếp chính là chìa khoá để chúng ta tồn tại và phát triển trong xã hội ngày nay.

Hãy trao đổi và chia sẻ những mong muốn của mình với những người xung quanh, lắng nghe những chia sẻ và giúp họ đạt được mong muốn của bản thân trong phạm vi khả năng của bạn. Việc này giúp chúng ta cải thiện tâm trạng và cảm thấy cuộc sống của có ý nghĩa hơn ngay cả khi đang buồn, đồng thời còn giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân.

2. Hạn chế sử dụng mạng xã hội

Với sự phát triển vượt bậc của Internet ngày nay, mọi người dễ dàng kết nối với nhau qua các trang mạng xã hội. Chỉ với một vài lần chạm là bạn đã tiếp cận cuộc sống của rất nhiều người. Đôi lúc bạn cảm thấy tủi thân khi tự so sánh bản thân với bất kì một ai khác vì bạn cảm thấy họ có một cuộc sống hạnh phúc hơn, họ có nhiều người ở bên cạnh hơn, họ có những người bạn thật sự hiểu họ hay đơn giản họ được là chính mình…Tất cả những việc này có thể thúc đẩy cảm giác cô đơn bên trong, khiến bạn tự xây “bức tường” để ngăn cách bản thân với xã hội.

Đó là chưa kể trên các trang mạng xã hội có rất nhiều thông tin “nuôi dưỡng” sự cô đơn như các bộ phim, bài hát, hình ảnh với nội dung buồn bã trong tình cảm, vấp ngã trong cuộc sống… khiến cảm giác cô đơn càng có cơ hội bùng lên mạnh mẽ. Đôi lúc bạn nên hạn chế sử dụng mạng xã hội, dành thời gian để chăm sóc và yêu thương bản thân mình hơn. Vì mỗi một người trong chúng ta là một cá thể riêng biệt, toả sáng theo cách riêng nên không cần ngưỡng mộ cuộc sống của người khác.

3. Luôn nhớ rằng bạn không đơn độc

Mỗi khi gặp khó khăn, chúng ta hay thuyết phục bản thân rằng tình huống ta đang gặp phải là duy nhất và những người xung quanh chẳng ai có thể hiểu được. Lúc này bạn đang tập trung quá mức vào bản thân. Nên hãy bước ra khỏi “bức tường” ngăn cách bạn với thế giới để nhận ra ngay lúc này có rất nhiều người thân yêu đang sẵn sàng giúp đỡ bạn. Chuyển sự tập trung từ bản thân sang người khác để nhận ra có rất nhiều người đang gặp khó khăn giống bạn, có thể họ đang chờ sự giúp đỡ từ bạn.

Bạn không bao giờ đơn độc và cảm thấy “một mình” trong thế giới này vì bên cạnh bạn luôn có những người thân yêu, những người đồng hành vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tình yêu thương là dành cho tất cả mọi người, tình yêu thương sẽ lấp đầy những khoảng trống trong lòng, tiếp thêm sức mạnh cho bạn vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Video liên quan

Chủ đề