Vì sao bị bóng đè phật dạy

Bóng đè, ma đè, hay là chứng liệt do ngủ (sleep paralysis) xảy ra ngay trước khi ngủ hay ngay khi thức giấc, người bệnh cảm thấy bị liệt toàn thân, tỉnh táo mà không thể cử động được chân tay, giống như mình bị ma quỷ đè vậy. Có thể nghe hoặc nhìn thấy ảo giác ghê sợ. Trừ khi bệnh nặng, nói chung đây được xem không là bệnh lý cần điều trị, chỉ cần giảm bớt stress và tạo giấc ngủ đủ giấc.

Bóng đè không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây lo lắng. Bên cạnh đó, hiện tượng này có thể xảy ra cùng với các rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như chứng ngủ rũ (narcolepsy). Bóng đè có thể bắt đầu trong thời niên thiếu và có thể trở nên thường xuyên trong những năm 20 và 30 tuổi.

1. Những dấu hiệu khi bị bóng đè 

Bóng đè hay còn có tên gọi khác là liệt tạm thời khi ngủ. Dấu hiệu khi bị bóng đè thường xuất hiện lúc chúng ta sắp tỉnh giấc hoặc ngay sau lúc vừa bước vào giấc ngủ với những biểu hiện sau:

  • Dấu hiệu khi bị bóng đề phổ biến nhất đó là mắt người bị bóng đè thường chuyển động nhanh, nhưng cơ thể mất khả năng kiểm soát vấn đề di chuyển, tính linh hoạt của tay, chân trong vài giây, thậm chí kéo dài đến vài phút.
  • Trong hoặc sau khi tỉnh dậy từ bóng đè, một số người có biểu hiện nói mớ, mất nhận thức tạm thời.
  • Người bị bóng đè vẫn có khả năng nhận thức được các vấn đề, sự việc xung quanh, tuy nhiên không thể nói chuyện.
  • Dấu hiệu khi bị bóng đè khiến cơ thể rơi vào trạng thái bất động dù đang tỉnh táo khiến chúng ta xuất hiện cảm giác sợ hãi, ảo giác, thậm chí là việc hoang tưởng về cái chết.
  • Trong một số trường hợp, đối tượng bị bóng đè sẽ có cảm giác tức ngực, khó thở và có vật nặng đè lên ngực.
  • Cơ thể tiết nhiều mồ hôi so với bình thường, đầu và các cơ xuất hiện tình trạng đau nhức khó chịu.
  • Sau khi bị bóng đè, một số đối tượng có thể rơi vào trạng thái lo lắng, buồn bã và mỏi mệt.

2. Những đối tượng có nguy cơ cao bị bóng đè

Thực tế cho thấy, người có sức khỏe tốt, tinh thần vui vẻ, lạc quan rất ít khi gặp phải tình trạng này, hoặc dấu hiệu khi bị bóng đè của họ thường ít nghiêm trọng và nhanh chóng chấm dứt hơn. Trong khi đó, những đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao bị bóng đè hơn:

  • Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái ngủ rũ (đây là một dạng rối loạn thần kinh dẫn đến mất kiểm soát giấc ngủ và mức độ tỉnh táo).
  • Giấc ngủ không ổn định, xuất hiện vấn đề thường có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm.
  • Có tư thế nằm sấp khi ngủ là nguyên nhân phổ biến gây nên những triệu chứng bóng đè.
  • Bóng đè thường có nguy cơ cao xuất hiện ở những đối tượng: trầm cảm, rối loạn tiền đình, rối loạn cảm xúc, huyết áp tăng khi ngủ,... 
  • Triệu chứng bóng đè thường xuất hiện phổ biến ở đối tượng thanh thiếu niên và người trẻ tuổi.
  • Tình trạng mất ngủ kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bị bóng đè khi ngủ.
  • Những người có tính chất công việc làm theo ca dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học gây mất ngủ, ngủ không theo giờ giấc ổn định, khoa học.

3. Cách xử lý khi bị bóng đè là gì?

Khi rơi vào trạng thái bóng đè, cần giữ cơ thể ở trạng thái thư giãn, kiểm soát cảm giác sợ hãi và xử lý theo một số phương pháp sau:

Thực hiện các cử động nhẹ

Việc cố gắng cử động khi bị bóng đè là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, nên cố gắng thực hiện một số hoạt động sau để có thể nhanh chóng thoát khỏi cảm giác tê cứng:

  • Vận động nhẹ nhàng ở các đầu ngón tay, ngón chân hoặc nắm chặt lòng bàn tay hết sức có thể.
  • Vận động cơ mặt bằng cách tạo ra các biểu hiện nhăn nhó và lặp lại nhiều lần liên tiếp.

Tập trung vào việc thở đều

Thở đều và giữ tâm trạng được bình tĩnh là một trong những yếu tố quan trọng để sớm kết thúc tình trạng bóng đè. Cảm giác sợ hãi, cố gắng vùng vẫy sẽ là gia tăng áp lực lên ngực, từ đó hình thành cảm giác như có vật đè nặng ở ngực.

Tạo những âm thanh nhỏ

Khi rơi vào tình trạng bóng đè, nếu đang nằm gần một người khác, cố gắng tạo tín hiệu để họ có thể đánh thức bạn bằng cách phát ra một số âm thanh từ cổ họng. Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp cố gắng ho khan để nhanh chóng thoát khỏi trạng thái bóng đè.

Giữ tâm trạng bình thản

Khi thực hiện các kỹ thuật nhưng không đem lại hiệu quả mà còn khiến mọi thứ tiến triển xấu hơn với ảo giác như bị đè nặng, lôi đi, xoay vòng,... thì chúng ta cần giữ tinh thần được ổn định, bình thản. Tuyệt đối tránh việc chống lại, vùng vẫy, chúng sẽ khiến cho cơ thể rơi vào uể oải kéo dài khi thức tỉnh.

4. Phương pháp phòng ngừa tình trạng bóng đè

Bóng đè xuất hiện thường xuyên có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc và học tập. Do đó, cần duy trì một số thói quen sau để có thể hạn chế việc xuất hiện tình trạng bóng đè:

  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày là yếu tố quan trọng giúp tinh thần luôn ổn định, ngăn ngừa tình trạng bóng đè.

  • Có thời gian nghỉ trưa từ 20 đến 40 phút để tinh thần được thư giãn, thoải mái.

  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, hợp lý; có khung giờ sinh hoạt, ngủ nghỉ khoa học; tránh việc thức quá khuya và dậy muộn vào ngày hôm sau.

  • Môi trường ngủ nghỉ nên được thiết kế thoáng mát, yên tĩnh; nhiệt độ phòng không được ở mức quá cao hoặc thấp.

  • Khi ngủ cần lựa chọn trang phục phù hợp, tránh bó sát hoặc thoát nhiệt kém.

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tuy nhiên cần tránh tập luyện quá sức hoặc thực hiện trước khi ngủ.

  • Trước khi ngủ từ 3 đến 5 giờ, tránh việc sử dụng các chất kích thích có hại cho giấc ngủ như caffeine, trà,... hay ăn quá no.

  • Giữ cho tâm trạng luôn được vui vẻ, lạc quan, hạn chế việc căng thẳng, lo âu kéo dài.

  • Quản lý các triệu chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu

  • Không nên ngủ sấp

Xem thêm: Tổng quan về chứng mất ngủ

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Nếu ai đã từng bị bóng đè sẽ khó có thể quên được cảm giác khó chịu và sợ hãi khi tâm trí của bạn nửa mê nửa tỉnh hoặc cũng có thể tỉnh táo nhưng lại không thể nào cử động và kêu cứu được. Vậy, để biết cách nên làm gì khi bị bóng đè và những thông tin hữu về hiện tượng này, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MEDLATEC.

1. Hiện tượng bóng đè là gì?

Bóng đè là hiện tượng liệt tạm thời khi ngủ và thường xuất hiện nhiều nhất vào lúc vừa mới bắt đầu đi vào giấc ngủ hoặc khi sắp tỉnh giấc với các biểu hiện sau:

  • Không thể cử động tay và chân được trong vòng vài giây hoặc có thể kéo dài đến vài phút.

  • Một số người bị nói mớ và mất nhận thức tạm thời sau khi đã tỉnh dậy.

  • Không thể nói chuyện hoặc mở mắt được mặc dù vẫn nhận thức được những điều đang xảy ra xung quanh.

  • Bị rơi vào trạng thái bất động cho dù tâm trí đang tỉnh táo, khiến cho nhiều người bị ảo giác, sợ hãi và có thể nghĩ mình đã chết.

Bóng đè là hiện tượng liệt tạm thời khi đi ngủ

  • Người bị bóng đè thường xuất hiện cảm giác bị tức ngực và khó thở như đang có một vật nặng nào đó đè lên trên cơ thể.

  • Cơ thể tiết nhiều mồ hôi.

  • Đầu và các cơ bị đau nhức.

  • Đặc biệt, rất nhiều người cảm thấy như có một bóng người đang ở trong phòng ngủ hay nghe thấy được những âm thanh thật hoặc có thể là ảo giác.

Những biểu hiện trên thường khiến chúng ta bị mệt mỏi, lo lắng và sợ hãi sau khi bị bóng đè. Hiện tượng này thường không kéo dài quá lâu và gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Thế nhưng, bạn cũng cần phải biết nên làm gì khi bị bóng đè.

2. Hiện tượng bóng đè xuất phát từ nguyên nhân nào?

Không phải ai cũng đều bị bóng đè khi ngủ. Đa phần, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi là những người dễ bị xảy ra nhất. Thường thì, những người có tinh thần lạc quan và sức khỏe tốt rất ít khi xuất hiện tình trạng này. Hoặc, nếu có xảy ra thì những biểu hiện của bóng đè cũng nhẹ hơn nhiều. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra hiện tượng bóng đè:

  • Bị rối loạn thần kinh làm mất kiểm soát giấc ngủ, dẫn đến cơ thể luôn trong trạng thái ủ rũ.

  • Giờ giấc ngủ không theo một thời gian nhất định, hợp lý như ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm.

  • Ngủ sấp cũng làm tăng nguy cơ bị bóng đè.

Nằm sấp khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị bóng đè

  • Bị trầm cảm, lo lắng quá mức, rối loạn cảm xúc hoặc rối loạn tiền đình,…

  • Mất ngủ thường xuyên cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng bóng đè.

  • Những người làm việc theo ca sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học khiến họ dễ bị mất ngủ hoặc ngủ không theo một thời gian ổn định nào cả.

  • Ngoài ra, nếu trong gia đình có người bị bóng đè thì bạn cũng có nguy cơ cao bị tình trạng này.

3. Nên làm gì khi bị bóng đè?

Chúng ta cần phải biết được nên làm gì khi bị bóng đè để làm giảm bớt nỗi sợ hãi và có thể nhanh chóng trở lại với trạng thái bình thường. Những cách xử lý hữu ích khi rơi vào trạng thái này là:

  • Cố gắng thực hiện các cử động nhẹ ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc nếu có thể hãy nắm chặt bàn tay hết sức. Bên cạnh đó, tạo ra những biểu hiện nhăn nhó trên khuôn mặt liên tục. Những vận động này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi trạng thái tê cứng người một cách nhanh chóng.

  • Thở thật đều và giữ bình tĩnh. Đừng cố gắng vùng vẫy quá vì sẽ khiến cho tình trạng tồi tệ hơn và làm gia tăng áp lực lên ngực. Đây chính là nguyên nhân gây ra ảo giác có vật nặng đè ở ngực của nhiều người.

Biết được nên làm gì khi bị bóng đè để nhanh chóng thoát khỏi hiện tượng này

  • Tự đánh thức bản thân bằng cách tạo ra những âm thanh nhỏ từ cổ họng hoặc nếu có thể hãy cố gắng ho khan. Đây là phương pháp giúp bạn thoát khỏi hiện tượng bóng đè nhanh nhất.

  • Khi tình trạng bóng đè xuất hiện nhiều biển hiện xấu hơn như bị ảo giác có người đè lên người, bị lôi đi hoặc xoay vòng,… điều cần thiết nhất lúc đó là bạn phải giữ tâm lý thật ổn định và bình tĩnh. Không nên cố gắng vùng vẫy hoặc chống lại, bởi vì điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi và uể oải kéo dài hơn khi thức dậy.

Đa phần tình trạng bóng đè chỉ xuất hiện từ 1 cho đến 2 lần trong suốt cuộc đời. Thế nhưng, nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Đa phần, những người bị bóng đè thường xuyên sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc an thần ngắn hạn để điều trị tình trạng này.

4. Làm thế nào để không bị bóng đè

Bóng đè thường chỉ xuất hiện vào những thời điểm mà cơ thể bạn bị mệt mỏi hoặc đang chịu một áp lực nào đó trong cuộc sống. Để phòng tránh tình trạng này, chúng ta cần phải lưu ý những điều sau:

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày. Điều này sẽ khiến cho tinh thần của bạn luôn trong trạng thái ổn định và thoải mái.

  • Nên ngủ trưa từ 20 đến 40 phút mỗi ngày để giữ tinh thần thư giãn và không bị mệt mỏi.

  • Phải xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và khoa học. Hạn chế tình trạng thức khuya và dậy muộn vào ngày hôm sau.

  • Giữ cho phòng ngủ thoáng mát và yên tĩnh. Bên cạnh đó, nên điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp, không quá cao hoặc quá thấp.

Giữ tinh thần luôn thoải mái và lạc quan để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ

  • Mặc những đồ ngủ rộng rãi và thoải mái.

  • Tập luyện thể thao hằng ngày để nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, không nên tập quá sức và trước khi đi ngủ.

  • Hạn chế ăn quá no cũng như sử dụng những thực phẩm và đồ uống gây mất ngủ như trà, cà phê,… trước khi đi ngủ từ 3 đến 5 giờ.

  • Điều đặc biệt là phải giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái và lạc quan. Tránh tình trạng lo lắng và căng thẳng kéo dài.

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã biết được nên làm gì khi bị bóng đè. Tuy không gây nguy hại đến sức khoẻ, nhưng nếu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn. Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ ngay qua số Hotline 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tâm lý MEDLATEC tư vấn và giải đáp một cách nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ đề