Vì sao châu Nam Cực rất lạnh giá nhưng vẫn có các nhà thám hiểm ở nhiều nước đến nghiên cứu

Mùa đông ở Châu Nam Cực kéo dài từ tháng 3 - 10 hàng năm và hiện tại tháng 7, 8 là thời điểm lạnh nhất. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông thường - 60 tới - 65 độ C, và có năm Châu Nam Cực ghi nhận ngày lạnh nhất là 21/7/1983 với nhiều chỗ hạ tới -98 độ C.

Trên ảnh là nhóm khách đi thuyền hướng tới bờ một bán đảo ở Châu Nam Cực vào tháng 2/2020. Ảnh: Michelle Sole / Shutterstock.

Cảnh đêm ở trạm McMurdo trên đảo Ross, nơi có 24 giờ liên tục chìm trong bóng tối vào mùa đông. Nguồn sáng phát ra từ trạm nghiên cứu lớn nhất ở Châu Nam Cực chiếu sáng ngọn đồi quan sát.

Châu Nam Cực không có cư dân sinh sống vì khí hậu khắc nghiệt và vị trí biệt lập. Mãi tới năm 1820 con người mới đủ sức đặt chân đến và đem theo công nghệ để nghiên cứu. Ảnh: Joshua Swanson.

Jennifer Lamp, một nhà khoa học, đang điều chỉnh các thiết bị đặt tại thung lũng Beacon ngày 4/2/2019. Ảnh: Mike Lucibella.

Những người tới và sống một thời gian ở Châu Nam Cực được chia làm 2 nhóm: nhóm các nhà khoa học sống tại các trạm nghiên cứu và nhóm du khách. Cách sống ở đây không hề giống với nơi nào trên thế giới bởi trên châu lục lạnh giá này không có các thị trấn, thành phố, các ngành công nghiệp thương mại hay cư dân sinh sống vĩnh viễn.

Từ trên boong tàu nghiên cứu Nathaniel B. Palmer, các nhà khoa học ngắm bình minh lên vào một ngày chủ nhật đầu năm 2020 khi tàu di chuyển trên biển Bellingshausen. Trong chuyến đi 60 ngày, nhóm nghiên cứu của tàu thu thập các mẫu trầm tích ở đáy đại dương, mẫu nước, đo nhiệt độ cũng như lập biểu đồ đáy biển. Ảnh: Cindy Dean.

Trong thời điểm Covid-19 bùng phát khắp thế giới như hiện nay, vì vị trí địa lý và điều kiện khí hậu, Châu Nam Cực lại được xem là nơi an toàn bậc nhất vì không có ai đang ở đây nhiễm virus. Châu Nam Cực không có dân số chính thức, trừ phi bạn tính các loài động vật hoang dã và khoảng 5.000 người làm khoa học hiện cư trú trong 80 trạm nghiên cứu. Ảnh: Keri Nelson.

Bên trong một phòng ở của trạm nghiên cứu Amundsen-Scott của Mỹ tại Châu Nam Cực. Alex Gaffikin, nhà khí tượng học làm việc tại trạm Halley, chia sẻ với Reuters: Mùa đông ở đây rất khắc nghiệt vì bóng đen kéo dài suốt ngày đêm làm cô cảm giác như bị hôn mê.

Gaffikin thường đi ngủ trong tình trạng mệt mỏi nhưng lại rất hào hứng khi tỉnh giấc giữa đêm để ngắm cực quang. "Tôi yêu lục địa này vì nó kỳ diệu. Đây là nơi bạn thấy được các vùng đất của chim cánh cụt hoàng đế, những sông băng khổng lồ và cả các sinh vật biển lớn", Gaffikin kể. Ảnh: Jeffrey Donenfeld.

Châu Nam Cực là thiên đường cho những người yêu thiên nhiên hoang dã khi có rất nhiều chim cánh cụt hoàng đế, hải cẩu báo, cá voi sát thủ, hải âu mày đen hay cá voi xanh... sinh sống. Không có nơi nào trên thế giới mà bạn thấy cảnh cứ nửa mét lại có một nhóm chim cánh cụt như ở đây. Ảnh: wiki.

Trong hình là hải cẩu Weddell con mới sinh đang quấn mẹ. Hải cẩu con sẽ sống cùng mẹ khoảng một tháng để học bơi và được cai sữa trước khi tự lập. Ảnh: Mike Lucibella.

Một hải cẩu báo bơi lội và săn mồi dưới đại dương của châu lục lạnh nhất thế giới. Ảnh: Vimeo.

Du khách có thể tiếp cận Châu Nam Cực bằng cách đặt các tour thám hiểm dài ngày tới đây. Các hành trình này thường dài 12 - 14 ngày và bắt đầu từ Nam Mỹ. Giá một tour thám hiểm như vậy vào năm 2020, 2021 là 15.000 - 18.000 USD/ người. Ảnh: Virtuoso.

Khánh Trần (theo Atlantic, coolantarctica)

Video liên quan

Chủ đề