Vì sao chu kì kinh nguyệt ngày càng ngắn

Thông thường, với một cơ thể khỏe mạnh, kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định với số lượng chu kỳ và thời gian gần như bằng nhau. Tuy nhiên, nếu bạn bất ngờ thấy kỳ kinh nguyệt trở nên ngắn bất thường trong vài kỳ liên tiếp, điều này có thể cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm. Vậy bao lâu thì được gọi là kỳ kinh nguyệt ngắn ngày, và nó đáng lo ngại ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc này.

Bao lâu thì được gọi là kinh nguyệt ngắn ngày?

Không phải ai cũng có kỳ kinh nguyệt giống nhau - mỗi một người có một kỳ kinh nguyệt “bình thường” khác nhau. Nhìn chung, một kỳ kinh nguyệt bình thường là khi thời gian diễn ra kinh nguyệt kéo dài từ 3 - 7 ngày, và mỗi chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 21 - 35 ngày.

Như vậy, nếu kinh nguyệt của bạn diễn ra trong 3 ngày - mặc dù bạn cảm thấy có vẻ ngắn - thì sẽ vẫn được coi là bình thường nếu kỳ kinh nguyệt nào của bạn cũng chỉ kéo dài 3 ngày. Điều đó có nghĩa là cứ sau vài tuần, buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng và estrogen sẽ tạo ra một lớp niêm mạc dày trong tử cung, mà được gọi là nội mạc tử cung. Lớp nội mạc này sẽ rụng đi nếu quá trình thụ tinh không xảy ra. Bạn có thể yên tâm với kinh nguyệt 3 ngày của mình, miễn là chu kỳ nào cũng đều đặn và ổn định như vậy.

Theo đó, nếu bạn có kinh nguyệt dưới 3 ngày, thì đây được goi là kinh nguyệt ngắn ngày.

Vì sao chu kì kinh nguyệt ngày càng ngắn
Nếu bạn có  kinh nguyệt dưới 3 ngày, thì đây được goi là kinh nguyệt ngắn ngày

Nguyên nhân gây ra kỳ kinh nguyệt ngắn ngày

Estrogen là loại hormone quan trọng cần thiết để tạo ra nội mạc tử cung mỗi tháng. Maria Arias, MD, một bác sĩ phụ khoa tại bệnh viện Atlanta Women's Specialists ở Georgia, cho biết, nếu bạn không sản xuất một lượng estrogen nhất định, lớp niêm mạc đó sẽ không dày và khi nó bong ra, lượng máu kinh nguyệt có xu hướng ít đi và kỳ kinh sẽ ngắn ngày hơn.

Các cô gái tuổi dậy thì có thể có kinh nguyệt ngắn và không đều do mức độ hormone, bao gồm cả estrogen, vẫn chưa hoàn toàn cân bằng.

Vì sao chu kì kinh nguyệt ngày càng ngắn
Các cô gái tuổi dậy thì có thể có kinh nguyệt ngắn

Phụ nữ lớn tuổi chuẩn bị bước vào giai đoạn mãn kinh cũng có thể gặp tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc ngắn ngày. Khi phụ nữ già đi, buồng trứng ngừng sản xuất estrogen và progesterone, và do đó nội mạc tử cung không hình thành.

Tuy nhiên, đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, khi gặp tình trạng kinh nguyệt ngắn ngày và không đều thì cần đi khám để tìm ra nguyên nhân bất thường. Chẳng hạn như mang thai ngoài tử cung, đó là khi trứng đã thụ tinh nằm trong ống dẫn trứng thay vì tử cung.

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn cũng có thể là do phương pháp ngừa thai bạn sử dụng gây ra. Một số phương pháp hiện đại hơn, như dụng cụ tử cung nội tiết tố mà bác sĩ cấy vào tử cung, được thiết kế để ngăn chặn sự phát triển của niêm mạc tử cung, do đó làm giảm lượng máu kinh nguyệt.

Cân nặng thấp, tập thể dục quá nhiều, rối loạn ăn uống và căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian và số ngày diễn ra kinh nguyệt.

Các nguyên nhân khác gây ra tình trạng kinh nguyệt ngắn ngày bao gồm rối loạn nội tiết tố ở tuyến yên và vùng dưới đồi (có thể ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng), rối loạn chức năng tuyến giáp và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Vì sao chu kì kinh nguyệt ngày càng ngắn
Rối loạn ăn uống cũng có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt ngắn ngày

Khi nào cần gặp bác sĩ về vấn đề kinh nguyệt ngắn ngày?

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn bất ngờ trở nên ngắn và không đều thì bạn cần gặp bác sĩ. Chẳng hạn như 60 ngày không có kinh và chỉ ra kinh trong vài ngày thì là không bình thường.

Nếu kinh nguyệt ngắn ngày và kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau, sốt, thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, mà có thể đây là do các căn bệnh về buồng trứng hoặc tử cung gây ra.

Trên đây là bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc rằng "Kinh nguyệt ngắn ngày: Bao lâu là ngắn và có đáng lo ngại không?". Nhìn chung, kinh nguyệt 3 ngày không được coi là ngắn nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt ổn định và đều đặn như vậy. Tuy nhiên, nếu bạn bất ngờ có kỳ kinh nguyệt ngắn trong vài chu kỳ liên tiếp, hãy gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó, hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn để có thông tin chính xác nhất nhằm dễ dàng phát hiện ra kiểu kinh nguyệt không bình thường đối với bạn.

Tuyết Linh

Nguồn tham khảo: Everyday Health

Vì sao chu kì kinh nguyệt ngày càng ngắn
Vì sao chu kì kinh nguyệt ngày càng ngắn

Bạn dùng phương pháp kiểm soát sinh san: Nếu chu kỳ của bạn đột nhiên ngắn hơn bình thường, nó có thể là do bạn dùng thuốc tránh thai hoặc thay đổi phương pháp ngừa thai. Thuốc tránh thai có thể làm giảm thời gian của chu kỳ. Có thể có sự khác biệt về hormon trong các loại thuốc tránh thai và có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh của bạn.

Vì sao chu kì kinh nguyệt ngày càng ngắn

Bạn đnag sử dụng một loại thuốc nhất định: Ngoài loại thuốc ngừa thai, một số thuốc nhất định cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn do các hóa chất trong đó. Thuốc chống trầm cảm, thuốc tuyến giáp và giảm đau có thể làm ngắn chu kỳ.

Vì sao chu kì kinh nguyệt ngày càng ngắn

Hội chứng buồng chứng đa nang (PCOS) là một tình trạng mà phụ nữ quá nhiều hormon nam và nó có thể ngăn chặn sự rụng trứng. Những phụ nữ có PCOS sẽ có lịch sử về các chu kỳ bất thường. Họ cũng có thể có nhiều tháng không có chu kỳ kinh nguyệt vì mức hormone mất cân bằng.

Vì sao chu kì kinh nguyệt ngày càng ngắn

Suy buồng trứng sớm hoặc suy buồng trứng chủ yếu xảy ra khi phụ nữ có mất chức năng buồng trứng bình thường trước 40 tuổi. Nếu buồng trứng của bạn không hoạt động đúng cách, chúng sẽ không sản sinh đúng lượng estrogen hoặc giải phóng trứng có thể dẫn đến các chu kỳ rút ngắn và không đều.

Vì sao chu kì kinh nguyệt ngày càng ngắn

Sẹo trong tử cung có thể dẫn đến các chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn. Đây là một tình trạng thường xuất hiện ở những phụ nữ đã có nhiều lần nạo phá thai hay điều trị một số bệnh phụ khoa.

Vì sao chu kì kinh nguyệt ngày càng ngắn

Bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ: Hầu hết phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ sẽ không có chu kỳ. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể trì hoãn quá trình rụng trứng đến 18 tháng, bởi vì cơ thể đang ức chế sự rụng trứng bằng cách sản sinh ra prolactin, alpha-lactalbumin và tổng hợp lactoza. Một chu kỳ bình thường chỉ trở lại khi bạn ngừng hoặc giảm lượng bú sữa mẹ, sau đó, nó có thể ngắn hơn bình thường do các hormon biến động.

Vì sao chu kì kinh nguyệt ngày càng ngắn

Bệnh tuyến giáp: Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng tuyến giáp của bạn thực sự có thể ảnh hưởng đến chu lỳ kinh nguyệt. Bệnh cường giáp thường gây rối loạn kinh nguyệt, tuy nhiên, sau một thời gian điều trị, tình trạng cường giáp ổn định thì kinh nguyệt cũng dần trở lại bình thường.

Vì sao chu kì kinh nguyệt ngày càng ngắn

Bạn đang ở thời kỳ mãn kinh: Khi phụ nữ có tuổi, chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn, đặc biệt là khi gần thời kỳ mãn kinh. Thời gian trước khi mãn kinh, cơ thể bạn bắt đầu chuyển hóa hormon, thường bắt đầu từ 40 tuổi của phụ nữ.

Vì sao chu kì kinh nguyệt ngày càng ngắn

 Ảnh minh họa (corbis)

Thưa bác sĩ, năm nay em 19 tuổi bị rối loạn rất nhiều về kinh nguyệt. Thường thì khoảng 20 ngày là em có kinh một lần, số lượng rất nhiều làm cho em rất mệt mỏi và lo lắng. Em đã đi khám ở bác sĩ chuyên khoa (có làm siêu âm, xét nghiệm máu cho kết quả bình thường) với kết luận không bị bệnh gì và bác sĩ chỉ cho em uống một loại thuốc giống như thuốc ngừa thai cùng với thuốc bổ máu. Em không biết điều trị như vậy có đúng chưa? Liệu sau này khi lập gia đình em có con bình thường như người khác không?

(Lý Thị M. - Tây Ninh)

Chu kỳ kinh nguyệt và kinh nguyệt của bạn như vậy là bất thường. Chu kỳ kinh nguyệt là sự chảy máu có chu kỳ ở niêm mạc tử cung dưới tác dụng trực tiếp của hormone buồng trứng và chịu sự điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết. Thời gian một chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ Việt Nam là 28 – 30 ngày, có khi ngắn hơn (24-25 ngày) hoặc dài hơn (34-35 ngày), thời gian chảy máu từ 3-5 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn estrogen (tính từ ngày sạch kinh đến ngày rụng trứng) và giai đoạn progesteron (từ ngày rụng trứng đến ngày cuối cùng chảy máu). Trường hợp của bạn là rối loạn kinh nguyệt thể kinh mau (polymenorrhea) còn gọi là đa kinh, chu kỳ ngắn dưới 3 tuần, có khi ngắn hơn. Nguyên nhân là do nang noãn sớm trưởng thành, giai đoạn phát triển rút ngắn. Về điều trị người ta cho bệnh nhân dùng 5-10mg estradiol/ngày từ khi sạch kinh và trước khi có kinh 5-7 ngày dùng thêm progesterone 5-10mg/ngày.

Bạn đã được bác sĩ chuyên khoa khám và siêu âm không có bất thường gì thì không có gì phải lo. Bác sĩ cho thuốc bổ máu là vì chu kỳ quá ngắn nên tính ra người bệnh sẽ bị mất nhiều máu hơn bình thường nên phải cho thêm nhằm dự phòng. Bạn dùng marvelon hay một loại thuốc ngừa thai khác là phù hợp với cách thức điều trị hiện nay, dùng một thời gian dài để ổn định chu kỳ kinh rồi mới ngưng. Sẽ không có gì ảnh hưởng về sau chuyện sinh đẻ. Chỉ có tác dụng phụ của thuốc gặp ở một số ít trường hợp. Tất nhiên trong quá trình dùng thuốc nếu có một bất thường nào so với trước khi dùng thì phải đến bác sĩ xem lại.

BS. CK2. Bùi Minh Trạng