Vì sao có tên chợ đệm

65 năm trước, Chợ Đệm là nơi Xứ ủy Nam kỳ ba lần tổ chức hội nghị để ra quyết định khởi nghĩa. Trong bối cảnh ấy, những nhà cách mạng đã đồng lòng hô to chữ “Sống!” - như một mệnh lệnh để quyết định cho tương lai xứ Nam kỳ.

Ký ức từ quán cháo lòng Chợ Đệm

Chúng tôi tìm về Chợ Đệm với cái háo hức được xem cảnh “trên sông Chợ Đệm ngày cũng như đêm nườm nượp ghe thuyền từ lục tỉnh lên, Thủ Dầu Một, Biên Hòa xuống, Bà Rịa, Huế vào, đi về đều chở hàng ăm ắp như con cá lóc chửa” như những dòng say sưa của ông Nguyễn Văn Trấn. Nhưng trên sông Chợ Đệm hôm nay chỉ lác đác mấy chiếc ghe chở cừ tràm. Nhà lồng chợ đã dời khỏi bến sông.

Cây cầu sắt xưa đã được thay bằng cầu bêtông, doi đất ngã ba sông đã có mấy cây cầu dây văng uốn mình cao vút bắc qua để người dân xóm cồn tha hồ chạy xe máy. Thay cho ghe thuyền trên sông, các con đường chạy qua Tân Túc, Tân Nhựt, Tân Kiên, An Phú Tây của khu Chợ Đệm nay đều đã là quốc lộ, cao tốc, ôtô, xe khách, xe hàng xuôi ngược tấp nập. Thay cho những vựa bán đệm bàng, hàng bông “lềnh khênh” khi xưa, nay khu Chợ Đệm đông đúc những nhà xưởng công nông nghiệp.

Dấu xưa chắc chỉ còn là con sông, tôi ngẩn ngơ rồi chợt nhớ tới món cháo lòng Chợ Đệm. Phải rồi, cháo lòng, thịt luộc Chợ Đệm đã hàng trăm năm nức tiếng gần xa, đã được nhắc tới rất nhiều lần, chiếm nhiều trang văn của Chợ Đệm quê tôi, hàng cháo lòng mà đến hôm nay giáo sư Trần Văn Giàu vẫn tâm đắc kể: “Họp hội nghị lần thứ 3 xong, thống nhất kế hoạch khởi nghĩa, chúng tôi ghé vào nhà lồng Chợ Đệm ăn một tô cháo lòng, khỏi phải nói là đã đến mức nào”.

Chợ Đệm là một vùng gồm bốn xã Tân Kiên, An Phú Tây, Tân Nhựt và Tân Túc. Đi theo Bà Điểm, Hóc Môn, Chợ Đệm đi vào lịch sử với danh vang của cả một vùng, một đoạn của “sợi dây nịt đỏ” thắt chặt lưng Sài Gòn - Chợ Lớn.

Sông Chợ Đệm. Sông hiền. Gió mát. Nước ròng chảy xiết vào Chợ Lớn. Nước lớn ung dung đi về lục tỉnh. Ghe thương hồ theo con nước mà xuôi chèo mát mái. Đêm khuya, chờ trăng, đón gió, trầm đưa những điệu hát hò.

Nhưng nay đi tìm quanh Chợ Đệm chỉ thấy hủ tiếu, phở, bánh canh, cơm tấm, cháo vịt. Hỏi cháo lòng ai cũng lắc đầu. Kiên nhẫn đi nữa vượt qua cầu Chợ Đệm, rẽ vào những con lộ nhỏ, đi nữa rồi thì cũng thấy một hàng cháo lòng bán kèm với phở, hủ tiếu, bánh canh: cháo lòng Năm Nhẫn. Và chúng tôi như muốn reo lên khi phát hiện nụ cười mỉm trên môi ông chủ quán giống với một tấm ảnh mà mình nhìn thấy.

Chúng tôi đã tìm được nhà ông Bảy Trấn, Nguyễn Văn Trấn, một trong những hạt nhân cách mạng của khu Chợ Đệm, tác giả Chợ Đệm quê tôi. Ông Nguyễn Ngọc Nhẫn, người cháu gọi ông Bảy Trấn là ông chú, đã hơn 20 năm mở quán cháo lòng ngay ở căn nhà mà “ông già Chợ Đệm” từng ngồi viết sách ca ngợi món cháo lòng Chợ Đệm. Chúng tôi thở phào, như vậy là dấu xưa vẫn còn.

Ông Năm Nhẫn xăng xái vào mở cánh cửa bên hông tủ thờ lấy ra một chồng sách cũ, là những cuốn sách mà ông Bảy Trấn đã viết bằng cái giọng dí dỏm, chơi chơi mà sâu sắc, “rặt Chợ Đệm” của mình. Chúng tôi cũng không quên chính ông Bảy là một trong những người đã xắn tay làm bà đỡ, khai sinh, nuôi dưỡng tờ báo Tuổi Trẻ Cười, khai sinh bút danh Hai Cù Nèo nổi tiếng đến tận bây giờ.

“Đi tập kết biền biệt suốt cuộc chiến tranh, sau ngày thống nhất 1975 là ông Bảy về đây liền. Ông quảy cái bị bàng, đội nón bàng đi bộ từ làng trên xóm dưới thăm bạn bè, bà con, rồi ghi chép tư liệu viết sách. Cuốn Chợ Đệm quê tôi, bà con ở đây có người thuộc lòng” - ông Năm Nhẫn hào hứng kể, lật giở vài trang sách và bật cười thích thú, như là những sự việc ông Bảy kể trong đó mới chỉ hôm qua đây thôi.

Thím Năm Nhẫn vào nhà lấy ra một tấm đệm bàng trải xuống đất. Lật từng góc tấm đệm, say sưa liệt kê những ưu điểm của đệm bàng: êm, mát, không bị dạt, không bị muỗi chích xuyên qua. “Khi xưa ở đây có bà Năm Hoa đan đệm khéo lắm. Để tặng đám cưới, bà cho chạy chỉ xung quanh, có bông hoa, có tên cô dâu chú rể nổi giữa... Giờ bà mất rồi, đệm không ai đan, cũng chẳng ai bán nữa, người ta chuyển qua xài chiếu”, giọng thím Năm Nhẫn đầy tiếc nuối.

Chúng tôi cũng tiếc. Chợ Đệm hôm nay đã không còn bà Năm Hoa đan đệm bàng, ông Ba Vàng, ông Tư Đổ bán cháo lòng. Dấu xưa sẽ còn tìm thấy gì nữa?

Phóng to

Chiếc mõ mà người dân Chợ Đệm thời những năm 1940-1945 dùng báo động khi có giặc - Ảnh: Tấn Đức

Mõ tre năm cũ

Đi sâu vào con đường liên xã Tân Nhựt - Lê Minh Xuân, hai bên lộ đồng lúa vẫn mượt xanh như ngàn năm trước, những cây cầu khỉ chen lẫn với cầu ximăng bắc qua con rạch nhỏ. Và khi bước vào nhà lưu niệm của khu di tích Láng Le - Bàu Cò, chúng tôi mới dám yên tâm rằng những ngày xưa vẫn còn đây. Là mấy chiếc mõ tre thâm đen nứt nẻ, là chiếc chiêng đồng thủng mất một nửa, là thanh tầm vông vạt nhọn, cây súng kíp thô sơ, là những phảng, xẻng, cọc sắt gỉ đen, viên gạch tàu gãy.

Lại có cả một chiếc mõ thật lớn làm bằng gỗ, hai đầu có chạm trổ đầu rồng được ghi chú xuất xứ từ đình làng An Phú Tây... Cuộc nổi dậy giành chính quyền đã đi đến thắng lợi bằng những vật dụng có phần lạ lùng như thế. Chính những chiếc mõ tre đã gọi lên hồi chuông tập hợp, thanh tầm vông đã tạo nên khí thế quật khởi của lực lượng thanh niên tiền phong, phảng, gạch đã tạo những chiếc hầm bí mật... Và từ đó mà những người nông dân đã trở thành nhà cách mạng.

Lần theo địa chỉ ghi dưới từng chiếc mõ, viên gạch, chúng tôi được gặp ông Út Phương, bà Sáu Gấm (xã Tân Nhựt), ông Mười Lửa, Năm Muôn, Hai Lầu (thị trấn Tân Túc), những người đã tham gia viết nên lịch sử cách mạng Chợ Đệm từ những năm 1940. Gương mặt hằn những nếp nhăn tuổi tác, nhọc nhằn của các ông như giãn ra, tươi lên khi có người hỏi về một thời trai trẻ hào hùng. Chỉ có bà Mười Lửa là gạt đi khi rót chén nước mời khách: “Đừng nói chuyện đời xưa nữa. Hồi đó đói khổ, đạn nổ bên đây một trái, bên kia một trái, không biết chết giờ nào. Có hòa bình là mừng lắm lắm rồi”.

Nhưng mạch nguồn đã khơi, những dòng chuyện xưa cứ vậy ùa về, bắt đầu từ những ngày đen tối.

__________

Ngày cũng như đêm, tối đen như lòng người. Đó là tình cảnh của những người mất nước. Trong đêm đen ấy vẫn có những ánh đuốc, những tiếng mõ gọi sáng.

Kỳ tới: Ngày tối

Chúng tôi làm báo - NGUYỄN VĂN TRẤN

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Chợ đêm là những loại hình chợ hay chợ phố chuyên hoạt động vào ban đêm, loại hình chợ này bên cạnh hoạt động mua bán, mậu dịch thì thường dành riêng cho du khách đi dạo, nhàn nhã, tham quan, mua sắm, và ăn uống những thức ăn đường phố. Chợ đêm bày bán các mặt hàng tiêu dùng, áo quần, vải vóc, thức ăn làm sẵn... ít khi bày bán các đồ thịt, đồ tươi, hải sản như các loại chợ truyền thống khác.

Một chợ đêm ở Đài Loan

Những chợ đêm nổi tiếng nhất là khu vực những người ở Đài Loan, nó cũng tồn tại trong các khu vực khác nơi sinh sống của người Tàu như Hồng Kông, Macau, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và các khu phố Tàu (Chinatown) trên toàn thế giới.

Đài Loan

 

Bán thức ăn trong chợ đêm

Ở Đài Loan thường tổ chức nhiều chợ đêm ở mỗi thành phố lớn. Loại chợ này có thể tự phát hoặc được quy hoạch và được tổ chức thường xuyên, chợ có quy mô với một hỗn hợp của các quầy hàng cá nhân rao quần áo, hàng tiêu dùng, đồ ăn nhẹ, thức ăn nhanh, và đồ uống đặc sản. Bầu không khí thường là đông đúc và ồn ào với người bán hàng rong la hét và âm nhạc có nhịp độ nhanh chơi trên loa phóng thanh. Chợ đêm thường mở cửa khoảng 6 giờ chiều, và đang nhộn nhịp cho đến qua nửa đêm.

Ở Malaysia, Singapore, Indonesia

Chợ đêm thường được người dân địa phương gọi là Pasar Malam bởi nó có nghĩa đen có nghĩa là chợ đêm. Từ "pasar" liên quan đến từ "chợ" trong Tiếng Ba Tư. Một Malam pasar là một chợ phố ở Malaysia, Singapore và Indonesia mở ra vào buổi tối, thường là trong các khu dân cư, tổ dân phố.

Chợ này tập hợp các quầy hàng thường bán các mặt hàng như trái cây, rau, đồ ăn nhẹ, đồ chơi, quần áo, đĩa phim và đồ trang trí rẻ tiền hay ít nhất là giá cả hợp lý. Một Malam pasar thường diễn ra chỉ có một đến vài ngày trong tuần.

Bắc Mỹ

Chợ đêm cũng được tổ chức tại các khu vực khác nhau của Bắc Mỹ để ăn mừng văn hóa Trung Hoa. Nhiều tổ chức sinh viên người Mỹ gốc Đài Loan tổ chức các sự kiện chợ đêm hàng năm để bầu không khí vui vẻ và tôn vinh nền văn hóa độc đáo của chợ đêm. Trong phố Tàu ở San Francisco, một chợ đêm lớn với gần 100 gian hàng diễn ra mỗi thứ bảy mùa thu ở Quảng trường Portsmouth. Trong khu phố Tàu ở Vancouver, British Columbia, chợ đêm lớn diễn ra mỗi Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật từ tháng năm kéo đến tháng chín.

Ở Việt Nam

Với những người có thu nhập thấp thì chợ đêm thời trang là một nhu cầu thiết yếu, thích hợp cả về không gian, thời gian lẫn túi tiền. Chợ đêm thời trang là nét đặc trưng trong đời sống của người Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Chợ Bến Thành về đêm rất vắng khách

Trong đó, chợ Bà Chiểu vào những buổi chiều tối thu hút nhiều người dừng chân ghé lại. Hàng hoá đa số là thời trang dành cho các bạn gái trẻ. Áo sơmi, áo thun, quần jeans, đồ bộ, thắt lưng, giỏ xách, trang sức, kẹp tóc, lập lắc... Người mua kẻ bán tấp nập. Chợ đêm Bà Chiểu nổi tiếng là bán đắt hàng nhất, vì chợ nằm ở trung tâm quận Bình Thạnh và có rất nhiều mặt hàng tương đối đẹp. Chợ thường họp khoảng 6h chiều đến 10h đêm.

Ngoài ra còn có chợ Kỳ Hoà, không khí thoáng đãng hơn. Chợ được quy hoạch có trật tự, từng gian hàng nối tiếp nhau thành 1 dãy dài. Hàng tuy nhiều nhưng ít đặc sắc. Chợ đêm Bến Thành lại rất vắng khách, bởi lẽ giá ở đây đắt hơn vì đối tượng phục vụ không chỉ người Việt mà còn có cả khách du lịch nước ngoài. Áo thun Việt Nam giá 70-80.000 đồng, áo thun nhập ngoại 150-200.000 đồng. Có lẽ chợ bình dân nhất, chủ yếu dành cho công nhân lao động là chợ Hạnh Thông Tây (Gò Vấp), chợ mới khánh thành cách đây không lâu và hoạt động tấp nập về đêm. Hàng bán ở các chợ đêm thời trang thường lấy từ các chợ đầu mối như chợ An Đông, Chợ Lớn, chợ Tân Bình. Những người bán hàng ở các chợ đêm thường là những người lao động nhỏ.

Ở Hà Nội, hằng đêm một số tuyến phố đi bộ vẫn đông chật người và các chợ đêm cũng rất nhộn nhịp.[1] Một số chợ đêm ở Việt Nam thường bày bán các mỹ phẩm, hàng thời trang giá rẻ và thường là hàng giả[2] việc bày bán rất lộn xộn, lấn chiếm của lòng lề đường, lấn chiếm cả hè phố đêm.[3]

Ở một số nơi khác, sau những ngày đầu buôn bán nhộn nhịp, chợ đêm thị xã Tây Ninh rơi vào cảnh ngày càng thưa thớt dần, rồi ế ẩm. Từ hơn 80 quầy, đến nay, chỉ còn 18 quầy thực bán.[4] Ở Hội An có mô hình ban đầu chợ đêm phố cổ được mở ra với mong muốn tái hiện không gian sinh hoạt đậm chất văn hóa phố cổ để trở thành một trung tâm du lịch của Thủ đô. tuy nhiên, kỳ vọng này vẫn chưa đạt được mà chợ đêm còn có chiều hướng biến tướng, xuống cấp.[5] Ở Cần Thơ có chợ đêm Cần Thơ trên bến Ninh Kiều.

  • Shuenn-Der Yu "Hot and Noisy: Taiwan's Night Market Culture" in The Minor Arts of Daily Life: Popular Culture in Taiwan David K. Jordan, Andrew D. Morris, and Marc L. Moskowitz, (eds.), Honolulu: Univ. of Hawai'i Press, 2004.

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2011.
  2. ^ “Tràn lan mỹ phẩm 'hàng hiệu' giá bèo - VnExpress Giải Trí”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ “Chợ thời trang giá rẻ lấn chiếm hè phố đêm - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ “Hiu hắt chợ đêm”. Người Lao động. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ “Nỗi buồn chợ đêm phố cổ”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chợ_đêm&oldid=64802223”

Video liên quan

Chủ đề