Vì sao công thức t - h - t’ được gọi là công thức chung của tư bản

Mọi tư bản mới đầu đều biểu hiện dưới một số tiền nhất định nhưng tiền tệ chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định. Nếu là tiền thông thường thì hoạt động theo phương thức hàng – tiền – hàng (H-T-H). Công thức này gọi là công thức lưu thông hàng hoá giản đơn, còn nếu tiền là tư bản thì vận động theo công thức tiền – hàng – tiền (T-H-T). Công thức này gọi là công thức lưu thông của tư bản. Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng. Vì vậy sự vận động sẽ kết thúc khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà anh ta cần đến. Trái lại, mục đích sự vận động của tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị. Hơn nữa là giá trị tăng thêm vì vậy nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì sự vận động trở nên vô nghĩa. Vì vậy số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra. Do đó công thức vận động đầy đủ của tư bản là T-H-T trong đó T= T + t. Số dôi ra đó (t) Mác gọi là giá trị thặng dư và số tiền ban đầu chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.

Sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. Vì vậy sự vận động của tư bản cũng không có giới hạn. Mác gọi công thức T-H-T là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng tổng quát đo dù là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • công thức chung của tư bản
  • cong thuc chung cua co ban la gi
  • ,

     Công thức chung của tư bản? (CH65)

    –     Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.

    –    Sự vận động của đồng tiền thông thường và đồng tiền là tư bản có sự khác nhau hết sức cơ bản. Tiền được coi là tiền thông thường, vận động theo công thức: H – T – H (hàng – tiền – hàng), nghĩa là sự chuyển hoá của hàng hoá thành tiền rồi tiền lại chuyển hoá thành hàng hoá. Còn tiền được coi là tư bản, thì vận động theo công thức: T – H – T (tiền – hàng – tiền), tức là sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá, rồi hàng hoá lại chuyển hoá ngược lại thành tiền.

    –    So sánh giữa hai công thức H-T-H với công thức T-H-T

    + Điểm giống nhau: cả hai sự vận động, đều do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán.

    + Điểm khác nhau:

    H-T-H

    T-H-T

    Điểm mở đầu, kết thúc

    Hàng hóa, tiền đóng vai trò trung gian.

    Tiền tệ, hàng hóa đóng vai trò trung gian.

    Trật tự hành

    vi

    Bán trước, mua sau.

    Mua trước, bán sau

    Mục đích vận động

    Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu, nên các hàng hoá trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau.

    Mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra, thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T – H – T, trong đó T’ = T +  T. Số tiền trội hơn so với số tiền đã ứng ra (T) được C. Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hoá thành tư bản.

    Giới hạn vận động

    Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai, khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Do đó sự vận động là có giới hạn.

    Sự vận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.

    Vậy, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.

    Công thức T – H – T’ được gọi là công thức chung của tư bản, vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.

    Điều này rất dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn, bởi vì hình thức vận động của tư bản thương nghiệp là mua vào để bán ra đắt hơn, rất thích hợp với công thức trên. Tư bản công nghiệp vận động phức tạp hơn, nhưng dù sao cũng không thể tránh khỏi những giai đoạn T – H và H – T’. Còn sự vận động của tư bản cho vay để lấy lãi chẳng qua chỉ là công thức trên được rút ngắn lại thành T – T’

    Câu hỏi: Công thức chung của tư bản

    Trả lời

    Công thức chung của tư bản là: T – H – T' với T' = T + m, được gọi làcông thức chung của tư bản. Mọitư bảnđều vận động như vậy nhằm mục đích mang lại giá trị thặng dư. Như vậy,tư bảnlà tiền tự lớn lên hay giá trị sinh ra giá trị thặng dư.

    Cùng Top lời giải tìm hiểu về công thức chung của tư bản

    Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.

    Sự vận động của đồng tiền thông thường và đồng tiền là tư bản có sự khác nhau hết sức cơ bản.

    Trong lưu thông hàng hóa giản đơn thì tiền được coi là tiền thông thường, vận động theo công thức: H - T - H (hàng - tiền - hàng), nghĩa là sự chuyển hóa của hàng hóa thành tiền, rồi tiền lại chuyển hóa thành hàng hóa. Ở đây, tiền tệ không phải là tư bản mà chỉ là tiền tệ thông thường với đúng nghĩa của nó. Người sản xuất hàng hóa bán hàng hóa của mình lấy tiền tệ, rồi lại dùng tiền tệ đó để mua một hàng hóa khác phục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng nhất định của mình. Ở đây, tiền tệ chỉ là phương tiện để đạt tới một mục đích bên ngoài lưu thông. Hình thức lưu thông hàng hóa này thích hợp với nền sản xuất nhỏ của những người thợ thủ công và nông dân.

    Còn tiền được coi là tư bản thì vận động theo công thức: T - H - T (tiền - hàng - tiền), tức là sự chuyển hóa của tiền thành hàng hóa, rồi hàng hóa lại chuyển hóa ngược lại thành tiền.

    So sánh giữa hai công thức H-T-H với công thức T-H-T

    + Điểm giống nhau: cả hai sự vận động, đều do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán.

    + Điểm khác nhau:

    H-T-H

    T-H-T

    Điểm mở đầu, kết thúc Hàng hóa, tiền đóng vai trò trung gian. Tiền tệ, hàng hóa đóng vai trò trung gian.

    Trật tự hành

    vi

    Bán trước, mua sau. Mua trước, bán sau
    Mục đích vận động Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu, nên các hàng hoá trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau. Mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra, thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T – H – T, trong đó T’ = T + T. Số tiền trội hơn so với số tiền đã ứng ra (T) được C. Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hoá thành tư bản.

    Giới hạn vận động

    Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai, khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Do đó sự vận động là có giới hạn.

    Sự vận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.

    Vậy, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.

    Công thức T – H – T’ được gọi là công thức chung của tư bản, vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.

    Điều này rất dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn, bởi vì hình thức vận động của tư bản thương nghiệp là mua vào để bán ra đắt hơn, rất thích hợp với công thức trên. Tư bản công nghiệp vận động phức tạp hơn, nhưng dù sao cũng không thể tránh khỏi những giai đoạn T – H và H – T’. Còn sự vận động của tư bản cho vay để lấy lãi chẳng qua chỉ là công thức trên được rút ngắn lại thành T – T’

    Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản

    Trong công thức T – H – T’, trong đó T’ = T + T. Vậy, giá trị thặng dư (T) do đâu mà có?

    Các nhà kinh tế học tư sản đã cố tình chứng minh rằng quá trình lưu thông đẻ ra giá trị thặng dư, nhằm mục đích che giấu nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.

    Thực ra trong lưu thông, dù người ta trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra giá trị mới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư.

    Trường hợp trao đổi ngang giá:

    Nếu hàng hóa được trao đổi ngang giá, thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ tiền thành hàng và từ hàng thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, về mặt giá trị sử dụng thì cả hai bên trao đổi đều có lợi vì có được những hàng hóa thích hợp với nhu cầu của mình.

    Trường hợp trao đổi không ngang giá:

    Có thể có ba trường hợp xảy ra, đó là:

    - Trường hợp thứ nhất, giả định rằng có một nhà tư bản nào đó có hành vi bán hàng hóa cao hơn giá trị 10% chẳng hạn. Giá trị hàng hóa của anh ta là 100 đồng sẽ được bán cao lên 110 đồng và do đó thu được 10 đồng giá trị thặng dư. Nhưng trong thực tế không có nhà tư bản nào lại chỉ đóng vai trò là người bán hàng hóa, mà lại không là người đi mua các yếu tố sản xuất để sản xuất ra các hàng hóa đó. Vì vậy, đến lượt anh ta là người mua, anh ta sẽ phải mua hàng hóa cao hơn giá trị 10%, vì các nhà tư bản khác bán các yếu tố sản xuất cũng muốn bán cao hơn giá trị 10% để có lời. Thế là 10% nhà tư bản thu được khi là người bán sẽ mất đi khi anh ta là người mua. Hành vi bán hàng hóa cao hơn giá trị đã không hề mang lại một chút giá trị thặng dư nào.

    - Trường hợp thứ hai, giả định rằng lại có một nhà tư bản nào đó, có hành vi mua hàng hóa thấp hơn giá trị 10%, để đến khi bán hàng hóa theo giá trị anh ta thu được 10% là giá trị thặng dư. Trong trường hợp này cũng vậy, cái mà anh ta thu được do mua rẻ sẽ bị mất đi khi anh ta là người bán vì cùng phải bán thấp hơn giá trị thì các nhà tư bản khác mới mua. Rút cục giá trị thặng dư vẫn không được đẻ ra từ hành vi mua rẻ.

    - Còn có thể trường hợp thứ ba sau đây: Giả định trong xã hội tư bản lại có một kẻ giỏi bịp bợm, lừa lọc, bao giờ hắn cũng mua được rẻ và bán được đắt. Nếu khi mua, hắn ta đã mua rẻ được 5 đồng, và khi bán hắn cũng bán đắt được 5 đồng. Rõ ràng 10 đồng giá trị thặng dư mà hắn thu được là do trao đổi không ngang giá. Sự thực thì 5 đồng thu được do mua rẻ và 5 đồng hắn kiếm được do bán đắt cũng chỉ là số tiền hắn lường gạt được của người khác. Nhưng nếu xét chung cả xã hội, thì cái giá trị thặng dư mà hắn thu được lại chính là cái mà người khác mất đi, do đó tổng số giá trị hàng hóa trong xã hội không vì hành vi cướp đoạt, lường gạt của hắn mà tăng lên. Giai cấp tư sản không thể làm giàu trên lưng bản thân mình.

    Trong thực tiễn, dù có lật đi lật lại vấn đề này đến mấy đi nữa thì kết quả cũng vẫn như thế. C.Mác đã chỉ rõ: “Lưu thông hay trao đổi hàng hóa, không sáng tạo ra một giá trị nào cả”.

    Như vậy, lưu thông đã không đẻ ra giá trị thặng dư. Vậy phải chăng giá trị thặng dư có thể đẻ ra ở ngoài lưu thông?

    Trở lại ngoài lưu thông, chúng ta xem xét hai trường hợp:

    – Ở ngoài lưu thông, nếu ngươi trao đổi vẫn đứng một mình với hàng hóa của anh ta, thì giá trị của những hàng hóa ấy không hề tăng lên một chút nào.

    – Ở ngoài lưu thông, nếu người sản xuất muốn sáng tạo thêm giá trị mới cho hang hóa, thì phải bằng lao động của mình. Chẳng hạn, người thợ giày đã tạo ra một giá trị mới bằng cách lấy da thuộc để làm ra giày. Trong thực tế, đôi giày có giá trị lớn hơn da thuộc vì nó đã thu hút nhiều lao động hơn, còn giá trị của bản thân da thuộc vẫn y như trước, không tự tăng lên.

    Đến đây, C.Mác đã khẳng định: “Vậy là tư bản không thề xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”.

    Đó chính là mâu thuẫn chứa đựng trong công thức chung của tư bản. Để giải quyết những mâu thuẫn này. C.Mác chỉ rõ: “phải lấy những quy luật nội tại của lưu thông hàng hóa làm cơ sở…