Vì sao gà trống thiến béo nhanh

Thiến và vỗ béo gà trống đúng cách

Chọn giống gà trống ta (gà địa phương như gà Hồ, Đông Cảo, gà Mía hoặc gà lai giữa các giống trên với gà Ri) có màu lông đẹp, mắt sáng, nhanh nhẹn, chân vàng, mào to có màu đỏ cờ… không mắc các bệnh truyền nhiễm như tả, E. Coli, thương hàn.

 

Chọn gà trống có trọng lượng khi tập gáy là 1,8 – 2,5kg, nuôi được 4,5 – 5,5 tháng tuổi, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cơ bản như: tả, tụ huyết trùng.Nên thiến gà vào tháng 9 – 10 dương lịch để kịp bán vào dịp Tết Nguyên đán. Chọn những ngày mát trời, nhiệt độ 25 – 28 độ C để hạn chế gà bị chột sau khi thiến.

Có hai phương pháp là thiến móc (thiến bụng) và thiến sườn. Trước khi thiến 6 – 12 giờ không được cho gà ăn.

Thiến móc: gà trống thường chảy máu nhiều, hay bị nhiễm trùng và chột hơn thiến sườn.

– Cách thiến: Dùng ngón tay trỏ hay giữa chọc thủng màng bụng, lần nhẹ ngón tay dọc theo sống lưng lên phía trước để tìm dịch hoàn nằm hai bên xương sống. Dịch hoàn hình quả trứng, trơn nhẵn, to bằng ngón tay út. Trước khi lấy dịch hoàn ra phải xác định vị trí dịch hoàn đối xứng phía bên kia xương sống để tránh nhầm lẫn. Lách nhẹ, hơi cong ngón tay để dịch hoàn nằm trọn trong kẽ đốt thứ nhất của ngón, miết mạnh sao cho dịch hoàn không bị sứt, bị sót rồi lựa kéo ra ngoài. Dịch hoàn thứ hai cũng được lấy ra như vậy. Sau đó dùng kim (kim, chỉ khâu quần áo) khâu 1 – 2 mũi và sát khuẩn vết thương bằng cồn i-ốt hay thuốc đỏ, thuốc kháng sinh.

Thiến sườn: Dụng cụ gồm dao, panh, kéo, kim chỉ, thòng lọng, đèn pin, cồn và thuốc kháng sinh. Đặt gà trống nằm nghiêng về bên phải, đầu hướng về bên trái. Vặt lông che phần đốt thứ nhất và thứ hai từ phao câu lên, sau đó sát trùng dao, panh, kim chỉ và vùng da định mổ bằng cồn 70 – 90 độ. Rạch một đường dài 3 – 4cm xuống phía bụng, cách xương sống 1 – 1,5cm giữa xương sườn thứ nhất và thứ 2. Dùng panh căng vết mổ khoảng 2 – 3cm. Lấy đèn pin soi sẽ thấy dịch hoàn màu trắng hồng nằm sát xương sống. Xác định luôn vị trí của dịch hoàn đối xứng. Dùng thòng lọng lựa để dịch hoàn “chui” vào rồi dùng xiên xiên vào dịch hoàn, kéo thòng lọng cho đứt cuống dịch hoàn, nhấc xiên kéo dịch hoàn ra. Dịch hoàn còn lại cũng thao tác như vây. Sau đó khâu lại và sát trùng vết thương.

Sau khi thiến 24 giờ không nên cho gà ăn no, chỉ cho ăn nhẹ, thức ăn có nhiều chất bổ để gà nhanh hồi phục.

Vỗ gà: Trước khi bán 20 – 30 ngày nên nhốt gà trong chuồng (chỉ thả gà từ 10 giờ đến 15 giờ). Thức ăn gồm: bột ngô 70% + bột đậu tương rang 20% + bột cá nhạt 10% + B.Comlex, khoáng vi lượng vừa đủ (theo hướng dẫn trên bao bì). Cho uống đủ nước sạch và ăn thêm rau xanh,cỏ tươi.

Nếu dùng các loại thức ăn dạng viên chế biến sẵn để vỗ béo thì trước khi bán 15 ngày không được cho ăn loại thức ăn này để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Nguồn: Farmvina

Từ khóa

  • chăn nuôi gà
  • gà trống thiến
  • chăn nuôi gà vườn

Gà trống thiến là những con gà trống được thiến cặp tinh hoàn để nâng cao chất lượng thịt gà. Việc thiến gà được bắt đầu từ những con gà trống choai (mới lớn) mà không dùng để làm giống.

Thịt của một con gà trống thiến

Gà trống tuy vóc dáng lớn hơn gà mái nhưng thịt gà trống thường dai, không ngon. Muốn vỗ gà trống cho béo thì người nuôi cần thiến gà bằng cách loại bỏ hai dịch hoàn là bộ phận sinh dục ở trong bụng gà. Kết quả là gà trống thiến bớt hung hăng, bớt hiếu động và dễ tăng cân. Thịt gà trống thiến vì vậy có tiếng là ngon mềm hơn. Người nuôi phải chọn con gà mới chập chững gáy để thiến. Từ thời điểm bị cắt 2 quả tinh hoàn, gà sẽ không còn hung hăng, không gáy, mồng teo lại.[1] Ngọc kê (tinh hoàn gà) là món ăn vừa ngon, vừa bổ.[2]

Về hình dạng và trọng lượng, gà trống thiến to gấp 3-4 lần gà bình thường, thịt mềm nhưng săn chắc và ngọt, không nhão như thịt gà tây, có nhiều mỡ, da dày và giòn, sau khi luộc màu gà ngả vàng óng rất đẹp. Vì thịt gà thiến khá ngon nên ở vùng nông thôn, người dân Việt Nam thường nuôi gà trống thiến để ăn vào những ngày Tết hoặc đem biếu, tặng. Trong dân gian Việt Nam có câu ca dao miêu tả thịt gà trống thiến thuộc hàng ngon: Chập chập thôi lại cheng cheng/Con gà trống thiến để riêng cho thầy

Người Dao, người Hoa, người Sán Dìu ở vùng miền Đông của tỉnh Quảng Ninh có thứ gà nuôi nhốt, cho ăn không khác gà công nghiệp (thức ăn không phải thức ăn công nghiệp có nhiều chất bổ, vẫn là lúa ngô khoai sắn, rau xanh), cũng chỉ việc ăn để lớn, nhưng luộc hay nấu ăn ngon. Đó là gà thiến nuôi nhốt trong lồng. Những lồng gà thiến treo ngang ngực người, một dãy ở hiên chuồng lợn, mỗi lồng một con, lông đuôi dài óng ánh, to, béo mượt. Một con gà thiến nuôi nhốt, nặng gần 3 cân. Ngoài món luộc, còn làm được một nồi đông. Trong khi gà thiến nuôi nhốt, gà đi bộ, gà ri, gà tiên yên khoái khẩu lại là món luộc chấm muối chanh ớt[3].

Có hai phương pháp thiến chính là thiến móc hay còn gọi là thiến bụng) và thiến lườn.[4] Trước khi thiến 6- 12 giờ không được cho gà ăn. Sau khi thiến 24 giờ không nên cho gà ăn no ngay, ăn nhẹ, thức ăn có nhiều chất bổ để gà nhanh hồi phục.

 

Những con gà trống choai bị thiến

Thiến móc

Đây là phương pháp thiến phổ thông, gà thường bị chảy máu nhiều, hay bị nhiễm trùng. Dùng ngón tay trỏ hay giữa chọc thủng màng bụng, lần nhẹ ngón tay dọc theo sát sống lưng lên phía trước để tìm dịch hoàn nằm hai bên sương sống. Dịch hoàn hình quả trứng, trơn, nhẵn kích cỡ to bằng ngón tay út đến ngón tay cái. Trước khi lấy dịch hoàn ra phải xác định vị trí dịch hoàn đối xứng phía bên kia xương sống để tránh nhầm lẫn.

Lách nhẹ, hơi cong ngón tay để cho dịch hoàn nằm chọn trong kẽ đốt thứ nhất của ngón, miết mạnh sao cho dịch hoàn không bị sứt, bị sót rồi lựa kéo ra ngoài. Dịch hoàn thứ hai cũng được lấy ra tương tự. Do cách thiến bụng làm gà bị chảy nhiều máu, tỉ lệ sống của gà thiến chỉ khoảng 70% nên hiện nay người dân ít thiến kiểu này mà dùng phương pháp thiến sườn.[1]

Thiến sườn

Đặt gà nằm nghiêng về bên phải và đầu hàng về bên trái. Người hỗ trợ giữ gà ngồi phía lưng, người thiến nằm phía bụng, tiến hành vặt lông che phần đốt thứ nhất và thứ hai từ phao câu lên, sau đó sát trùng dụng cụ dao, panh, kim chỉ và vùng da định mổ bằng cồn 70-900. Rạch một đường dài 3–4 cm xuống phía bụng, cách xương sống 1 -1, 5 cm giữa xương sườn thứ nhất và thứ 2.

Dùng panh căng vết mổ khoảng 2–3 cm. Lấy đèn pin soi sẽ thấy dịch hoàn màu trắng hồng nằm sát sương sống. Cần xác định vị trí dịch hoàn bên kia, trước khi lấy dịch hoàn thứ nhất. Dùng thòng lọng lựa sao cho dịch hoàn chui vào rồi dùng xiên xiên vào dịch hoàn, kéo thòng lọng cho đứt cuống dịch hoàn, nhấc xiên kéo dịch hoàn ra. Dịch hoàn còn lại cũng thao tác như vậy. Sau đó khâu lại và sát trùng vết thương.

  1. ^ a b “Mục sở thị cảnh thiến gà dịp Tết”. Người Lao động. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ “Tranh nhau chờ... thiến:Tranh nhau chờ... thiến”. Báo Đồng Nai. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ “Cách thiến và vỗ béo gà trống”. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Gà_trống_thiến&oldid=66328437”

Gà trống thiến (hay còn được gọi vui là gà "thái giám") là những con gà trống đã bị triệt sản, loại bỏ tinh hoàn và không thể sinh sản được nữa. Gà trống được thiết khi mới bắt đầu tập gáy (gọi là gà trống choai). 

Hiện nay có 2 kiểu thiến gà là thiến móc và thiến sườn. Thiến móc là cách thiến mà các hộ chăn nuôi nhỏ thường áp dụng. Cách thiến này sẽ chần chọc thủng màng bụng hoặc vị trí gần phao câu của gà, sau đó dùng ngón tay tìm vị trí tinh hoàn và móc ra. Cách thiến này dễ làm nhưng khiến gà mất nhiều máu, tỉ lệ sống chỉ khoảng 70%.

Kiểu thiến sườn thì phức tạp hơn một chút, cần dùng dao mổ ở vị trí sườn gà sau đó dùng chỉ và que xiên để lấy t6inh hoàn ra. Phương pháp này tốn công nhưng mất máu ít hơn, tỉ lệ sống cao hơn.

Theo một số người chăn nuôi, gà trống lớn hơn gà mái nhưng thịt dai và không ngon. Vì thế những người chăn nuôi đã vỗ béo gà trống bằng cách thiến nó khi mới chập chững biết gáy. Như vậy, gà trống sẽ bớt hung hăng hơn, bớt hiếu động và dễ tăng cân.

Từ đó, gà trống thiến có hình dạng to gấp 3 đến 4 lần gà bình thường, thịt gà mềm, ngọt, không nhão như gà tây, có nhiều mỡ, da dày và giòn, sau khi luộc gà ngả màu vàng óng rất là đẹp. 

Vì sao Tết 2022, gà trống thiến được săn lùng với giá hàng triệu đồng?

Theo Dân Việt, gà trống thiến được coi là đặc sản của đất Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Những ngày giáp tết, thương lái khắp nơi đổ về đây lựa chọn những con gà trống thiến đẹp nhất phục vụ nhu cầu đi biếu người thân, tặng bạn bè, đồng nghiệp. Nhưng đáng nói, gà trống thiến năm nay có giá đắt đỏ.

Nếu như các loại gà trống thông thường có giá từ 90.000 đồng đến 120.000 đồng thì gà trống thiến có giá gấp đến 3 - 4 lần, lên đến 300.000 đến 4000 đồng/kg. Với trọng lượng từ 3 - 4kg/'con thì mỗi con gà có giá từ 900.000 đến 1,2 triệu đồng.

Gà trống thiến năm nay khan hiếm, có giá đắt đỏ

Anh Nguyễn Huy Ba - chủ trang trại gà mía trống thiến Sơn Tây cho biết, năm nay do lo ngại dịch bệnh nên đã số các hộ đều giảm số lượng gà nuôi khiến hàng đẹp ngày càng khan hiếm. Năm nay, gà trống thiến dễ bán hơn và giá cao hơn năm ngoái. Nhưng không có hàng để bán. "Hiện tại hầu như số gà trong vườn nhà tôi đã được khách đặt gần hết với giá từ 300.000 - 400.000 đồng/kg", anh Ba chia sẻ.

Cũng theo ông chủ trang trại gà Nguyễn Huy Ba, năm ngoái nhà anh nuôi 1.300 con nhưng đến Tết chỉ bán được 1/2. Năm nay, lo ngại dịch bệnh nên anh chỉ nuôi 6000 con. Các hộ trong hợp tác xã trước đây mỗi nhà nuôi khoảng 100 con, nhưng giờ chỉ nuôi 20 - 30 con gà. 

Theo anh Ba, gà mía Sơn Tây có lớp thịt trắng, da mềm, thịt ngọt đậm đà, nhất là lớp gà trống thiến có lớp thịt chắc, lớp da giòn, thơm ngon nên được nhiều người lựa chọn làm quà biếu Tết.

"Gà trống thiến phải được chọn từ trứng chọn đi, đó là những quả trứng gà tròn mới có tỷ lệ con trống cao. Sau khi chọn xong đem ấp. Trứng gà được ấp từ tháng giêng, sau 60 ngày, chọn những cá thể khỏe mạnh, nổi trội về ngoại hình và đạt trọng lượng từ 0,8 - 1kg thì mang đi thiến", anh Ba phân tích quá trình chọn gà.

Những con gà từ 4kg trở lên có giá lên đến 400.000 đồng/kg

Sau đó, gà được cắt bỏ tinh hoàn để hạn chế tính đực. Chính nhờ đó gà có lông óng mượt, bắt mắt. Đặc biệt, chân của loại gà này rất vàng, nổi bật lên là 2 hàng chỉ đỏ ở hai bên chân, lớp da như lớp vảy rồng, rất đặc biệt.

"Thịt gà trống thiến có vị thơm, đậm, dai chứ không mềm như thịt gà công nghiệp và không quá dai như thịt gà ta nên giá của nó cũng cao. Những con gà nuôi từ 10 - 11 tháng, có trọng lượng từ 3 - 3,5kg sẽ có giá khoảng 350.000 đồng/kg. Gà nặng từ 4kg trở lên có giá 400 - 500.000 đồng/kg", anh Ba nói.

Gà trống thiến dùng để cúng Tết được không?

Theo quan niệm của nhiều người, con gà là biểu tượng của Mặt trời, báo hiệu ngày mới bắt đầu. Do đó, khi cúng lễ thường dùng gà trống để cúng. 

Gà trống thiến có thể dùng để cúng

Vậy gà trống thiến có cúng được không? Câu trả lời là có. Để làm gà cúng thì cần gà phải chưa thành thục, chưa đạp mái với ý nghĩa dâng lên thần linh với sự thanh khiết nhất. 

Gà trống thiến được đánh giá cao về sự tinh khiết, khỏe mạnh khi dâng tổ tiên, thần linh. Khi thiến gà trống cần đảm bảo được gà dù có nuôi quá lứa nhưng vẫn đảm bảo chưa đạp mái nên hoàn toàn có thể dùng để cúng.

Xem thêm: Cách làm mứt cà rốt bằng nồi chiên không dầu đơn giản Tết 2022

Video liên quan

Chủ đề