Vì sao hành trình quan trọng hơn đích đến

Nghị luận Thành công không phải là một đích đến, đó là một hành trình

[Văn mẫu 12] Trình bày suy nghĩ về câu nói của Moravia: Thành công không phải là một đích đến, đó là một hành trình - Lập dàn ý chi tiết và bài văn mẫu tham khảo.
Mục lục nội dung
  • 1. Lập dàn ý chi tiết
  • 2. Một số bài văntham khảo
  • 2.1. Bài số 1
  • 2.2. Bài số 2
  • 2.3. Bài số 3
Mục lục bài viết

Đề bài: Viết đoạn văn/ bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của emvề câu nói của A. Moravia: “Thành công không phải là một đích đến, đó là một hành trình”.

***

Lập dàn ý chi tiết bàn về thành công không phải là đích đến

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói củaMoravia "Thành công không phải là một đích đến, đó là một hành trình."

II. Thân bài

1. Giải thích nội dung ý nghĩa câu nói:

- “cuộc hành trình” là quá trình nỗ lực thực hiện kế hoạch, mục tiêu.

- “điểm đến” là kết quả đạt được.

=> Câu nóinhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của con đường đi đến thành công, tức là quá trình hành động, nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra.

2. Phân tích, bình luận:

- Khi nào thì gọi là thành công ?

+ Đó là khi người ta đạt được kết quả qua một “cuộc hành trình” bền gan nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn gian khổ để thực hiện mục tiêu đề ra.

+ Thành công ở đây là kết quảcủa một quá trình nỗ lực phấn đấu có mục tiêuchứ không phải là kết quả của những hành động ngẫu nhiên.

+ Kết quả thành công đó đem lạimang ý nghĩalà thành công của cả một quá trình phấn đấu chứ không phải là điểm đến của quá trình hành động hay kết quả của kết quả.

+ Nếu ngẫu nhiên đạt kết quả thì đó chỉ là cơ may chứ chưa phải là thành công. Chính vì vậy mà thành công sẽ để lại những bài học quí giá và bổ ích, cái thành công ấy mới trở nên vô giá.

- Đánh giá sự thành công nếu chỉ nhìn vào kết quả cụ thể trước mắt chưa đủ mà phải thấy được “cuộc hành trình” đi đến kết quả ấy như thế nào. Bởi vì quá trình thực hiện để đạt được mục đích như thế bao giờ cũng đúc kết nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm.

- Để có được thành công, thực sự không dễ dàng. Con người ta phải tập trung tâm trí, sức lực, phấn đấu kiên trì, bền bỉ, có lúc phải vượt qua những thử thách, vượt lên chính mình.

- Dẫn chứng về sự thành công của một người hay một công ty… trong cuộc sống, trong các lĩnh vực học tập, làm việc…

Ví dụ: Bill Gate lập công ty Microsoft, một học sinh đậu thủ khoa Đại học, một nông dân chế tạo được máy gặt / nuôi kì đà xuất khẩu…

- Không ai đạt được mong muốn, ước mơ mà không trải qua thử thách. Thành công thực sự là niềm vui và hạnh phúc khi đó chính là kết quả của một quá trình bản thân quyết tâm thực hiện theo kế hoạch đề ra.

III. Kết bài

- Để thành công mỗi người cần phải xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt tới, lên kế hoạch để thực hiện, biết cách đầu tư sức lực, thời gian, không ngừng nâng cao sự quyết tâm phấn đấu. Cần biết đề ra những mục tiêu có triển vọng để định hướng cho cuộc đời và hành động tiếp theo.

>>> Tham khảo thêm:Văn nghị luận hay bàn về những yếu tố tạo nên sự thành công

Một số bài văntham khảo nghị luận về câu nóiThành công không phải là một đích đến, đó là một hành trình (Sưu tầm)

Bài số 1:Bài viết của tác giả Phan Thiên Ân (nguồn dunglac.org)

Ngày hôm nay, tôi bắt đầu một cuộc đời mới.

Ngày hôm nay, tôi lột bỏ lớp da sần sùi ngày cũ, đã bị quá nhiều vết sẹo của thương tích từ những thất bại và nghèo hèn. Ngày hôm nay, tôi hồi sinh trong một vườn cây trái sung mãn với những hoa quả cho tất cả mọi người.

Ngày hôm nay, tôi sẽ hái lấy những quả nho ngon ngọt của sự khôn ngoan, từ những cành cao nhất. Đây là những thành quả mà bao cao nhân đã lo trồng trọt từ nhiều thế hệ tiếp nối.

Ngày hôm nay, tôi sẽ hưởng thụ toàn vẹn cái thơm ngon của những chùm nho này. Rồi với tất cả cẩn trọng, tôi sẽ để những hạt giống nẩy mầm tự đáy tâm hồn và một đời mới sẽ đâm chồi nẩy mộng.

Sự nghiệp mà tôi đã lựa chọn chứa đầy những cơ hội, nhưng cũng sẽ đầy những thất vọngvà thất bại. Thân xác của những kẻ đã thua cuộc, đầy như một Kim Tự Tháp thật cao, đã tạo thành một bóng tối luôn luôn đe dọa.

Nhưng tôi sẽ không là một kẻ thua cuộc trong đám người đó, vì trong tay tôiđã có một đồ bản rõ ràng. Nó sẽ giúp tay lái của thuyền tôi vượt qua những sóng nước hiểm nghèo và sẽ đưa tôi tới một bến bờ mà mới chỉ ngày hôm qua tôi vẫn chưa dám mơ ước.

Tôi sẽ không bao giờ mặc cả thêm nữa với sự thất bại. Thiên nhiên không bao giờ muốn đầy đọa thân xác tôi, thiên nhiên cũng không có ý định gây cho đời sống tôi những thất vọng.Trong quá khứ, tôi đã chấp nhận đau đớn như chấp nhận thất bại. Kể từ nay, tôi sẽ loại bỏ chúng như loại bỏ những bóng tối đã vây quanh. Tôi sẽ đón nhận những sự khôn ngoan của những cao nhân, của những điều kinh dậy bảo, như đón nhận tia nắng mặt trời rực rỡ của thịnh vượng, quyền lực và hạnh phúc, để đưa tôi đến một giấc mộng thiên đường tôi hằng mơ ước.

Thời gian sẽ lần lượt dậy dỗ tất cả khôn ngoan cho kẻ nào bất tử; nhưng tôi không có cái may mắn để sống ngàn đời. Nhưng, ở một bình diện khác, trong cái thời gian hạn hẹp của đời sống, tôi phải tinh thông nghệ thuật của kiên nhẫn, vì thiên nhiên không bao giờ vội vã. Để tạo một củ nhân sâm, cái gốc rễ của cây phải sống cả trăm năm. Trong khi đó, cây hành hương chỉ cần chín tuần. Tôi đã sống cuộc đời của một cây hành. Nó làm tôi bất mãn. Bây giờ tôi phải sống đời của củ nhân sâmvà thời giansẽ tạo tôi thành một người giàu nhất thế giới.

Nhưng tôi phải bắt đầu như thế nào?Tôi không có kiến thức cũng như kinh nghiệm để đạt mục tiêu, và trong quá khứ, tôi đã quờ quạng trong ngu dốt và đã vấp ngã trong những tủi thân liên tục. Câu trả lời rất giản dị. Tôi bắt đầu hành trình với hành lý thật nhẹ, không vướng bận với những kiến thức không cần thiếtvà không bị trì trệ với những kinh nghiệm thừa thãi. Thiên nhiên đã cung cấp cho tôi một bản năng và khối óc đầy đủ hơn tất cả mọi loài sinh vật ; và kinh nghiệm được đánh giá quá cao bởi bởi những niên lão không thành công gì trong đời họ.

Trong thực tế, sự dạy dỗcủa kinh nghiệm thường được trả giá bằng những năm dài của đấu tranh, nên đến khi bài học thu nhập được, thì giá trị khi sử dụng cũng bị rút ngắn; và cuối cùng, kinh nghiệm chỉ là một ích lợi thừa thãi trên những nấm mồ của kẻ vừa học. Thêm vào đó, kinh nghiệm giống như thời trang; một hành động đem đến thành công ngày hôm nay sẽ không còn hữu hiệu hay vô dụng trong bối cảnh ngày mai.

Chỉ có những nguyên lý là tồn tại, và ngày hôm nay, tôi đã nắm được những nguyên lý chứa đựng trong những tờ kinh này. Thực ra, chúng sẽ giúp tôi tránh bỏ được những sai trái thất bại hơn là tạo được sự thành công, bởi thành công chỉ nằm trong trí tưởng của từng người. Trong cả ngàn cao nhân, không có ai có định nghĩa giống nhau về chữ "thành công", nhưng mọi người đều đồng ý về sự thất bại. Thất bại là sự thua cuộc trước khi đạt đến mục tiêu của đời sống, bất kể mục tiêu đó là gì.

Hãy nhớ điều quan trọng. Cái khác biệt duy nhất của người thất bại và kẻ thành công là sự khác biệt trong những thói quen của họ. Những thói quen tốt là chìa khóa của mọi thành công. Những thói quen xấu là cánh cửa đóng kín của thất bại. Do đó, điều luật đầu tiên tôi phải nghiêm trọng thi hành, trước mọi nguyên lý khác là: tôi sẽ tập những thói quen tốt và trở thành nô lệ của chúng.

Thuở nhỏ, tôi là một nô lệ của bản năng, lớn lên tôi là một nô lệ của thói quen. Tôi để mặc ý chí của tôi trôi nổi không ràng buộc, và qua năm tháng, tôi tích tụ những thói quen xấu, dẫn dắt tôi đi vào con đường hèn mọn gập ghềnh. Hành động của tôi bị chi phối bởi phản ứng từ những xúc cảm nhất thời như tham lam, thành kiến, sợ hãi, dèm pha, thèm muốn, say mê, rồi tất cả cấu tạo thành thói quen xấu xa. Ngày hôm nay, nếu đã là một nô lệ, tôi sẽ là nô lệ của những thói quen tốt. Những thói quen xấu của ngày cũ phải được chôn vùi thật sâu, và trên những luống cầy mới, những thói quen tốt sẽ nẩy mầm.

Tôi sẽ tập những thói quen tốt và trở thành nô lệ của chúng.

Tôi phải làm sao để đạt được mục đích này?.

Mỗi tờ kinh tiếp theo sau đây đều chứa đựng một nguyên lý giúp tôi xua đuổi một thói quen xấu và thay nó bằng một thói quen tốt. Định luật thiên nhiên dạy rằng chỉ có một thói quen mớimới có thể thay thế được một thói quen cũ. Do đó, tôi phải tự kỷ và nhất quyết tạo một thói quen đầu tiên như sau:

Tôi sẽ đọc và nghiền ngẫm mỗi tờ kinh liên tục trong ba mươi ngày, như phương thức ghi sau,

Trước hết, tôi sẽ đọc tờ kinh này khi vừa thức dậy mỗi sáng. Đọc trong im lặng. Sau khi ăn trưa, tôi sẽ đọc lại một lần nữa, cũng trong im lặng. Rồi trước khi đi ngủ, mỗi đêm, tôi sẽ đọc lớn lên tất cả mọi chữ trong tờ kinh này.

Tôi sẽ đọc như vậy trong ba mươi ngày. Đọc cho đến khi việc đọc kinh ba lần mỗi ngày trở thành một thói quen. Sau ba mươi ngày này, tôi mới đọc tiếp tờ kinh số hai. Và cũng sẽ đọc nó trong ba mươi ngày.

Tôi sẽ đọc mỗi tờ kinh liên tục trong ba mươi ngày và sẽ mất ba trăm ngày trước khi đọc hết mười tờ kinh.

Cái thói quen này sẽ giúp tôi được những gì? Mười tờ kinh này chứa đựng tất cả những nguyên lý định luật của sự thành công. Mỗi lần đọc là mỗi lần tôi ghi khắc vào tận tâm thức, từ khối óc đến con tim, từ bản năng đến giấc mơ, những dòng chữ của một thói quen mới. Tiềm thức là một vũ trụ tôi không bao giờ thấu hiểu, nhưng nó lại chứa đựng những quyền lực ảnh hưởng thật to lớn đến hành động của tôi. Do đó, tôi phải cần một thói quen liên tục ba mươi ngày, những dòng kinh này mới thấm sâu vào tiềm thức.

Tiềm thức càng hấp thụ những dòng chữ tôi càng thấy gia tăng sinh lực mỗi ngày khi thức dậy. Sức khoẻ, lòng yêu đời yêu người, sinh thú và đảm lược sẽ đẩy tôi lên đường mỗi ngày, chiến thắng mọi sợ hãi vẫn tiềm tàng trong quá khứ. Tôi sẽ hạnh phúc nhìn tia nắng mỗi ngày, tin tưởng rằng tất cả giấc mộng rồi sẽ thành sự thực, sự cao cả sẽ chiếm ngự và xua đuổi cái nghèo hèn, biến động và đau tủi.

Lần đầu, tôi sẽ phản ứng như lời kinh dạy bảo, trong tất cả mọi tình thế xuôi ngược. Những phản ứng này càng ngày càng dễ dàng, bởi vì "Trăm hay không bằng tay quen".Từ đó, một thói quen tốt sẽ bắt đầu mọc rễ. Khi một hành động thành thói quen, tôi sẽ thực hiện thật thiện nghệ. Càng thiện nghệ, càng thích thú, càng gia tăng hành động. Tất cả là một chuỗi phản ứng dây chuyền. Hành động đó sẽ thành thói quen, và tôi trở thành nô lệ thói quen tốt ấy.

Ngày hôm nay, tôi sẽ bắt đầu một cuộc đời mới.

Tôi bắt tôi phải giữ một lời thề là không gì ngăn trở được sự tăng trưởng của cuộc đời này. Tôi sẽ không vất bỏ đi một ngày nào, tôi sẽ đọc kinh liên tục. Tôi hiểu rằng một ngày vất bỏ là một ngày không còn tìm lại hay thay thế. Tôi sẽ khôngvà nhất định không gián đoạn cái thói quen đọc kinh này. Cái thời gian để đọc một tờ kinh chỉ có mười, mười lăm phút, một cái giá quá nhỏ để trả cho hạnh phúc và thành công phải đến.

Tôi sẽ đọc và nghiền ngẫm từng ý nghĩa của mỗi dòng kinh. Dù dòng chữ có đơn giản, tôi sẽ đọc tất cả nghiêm trọng của mọi tâm trí. Cả ngàn trái nho mới cất được một ly rượu nhỏ. Cả ngàn vỏ nho và xác nho phải được gạn lọc để có được một chút rượu. Cảngàn cái khôn ngoan của cao nhân nhiều thế hệ đã được gạn lọc để có một tờ kinh. Tôi sẽ đọc như tôi đã kính cẩn uống một ly rượu nho. Không một giọt nào sẽ đổ ra. Cái mầm của thành công đã được tôi uống trọn vẹn và đang nằm trong tiềm thức.

Ngày hôm nay, lớp da cũ của tôi đã trở thành cát bụi. Tôi ngẩng mặt cao, bước đi những bước mạnh của kẻ chiến thắng. Dù không ai biết, ngày hôm nay tôi đã trở thành một con người mới, với một cuộc đời mới.

» Xem thêm bài nghị luận liên quan:

  • Điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống
  • Khả năng trì hoãn mong muốn tức thờiđể vươn tới thành công

Bài số 2:

Thành công – niềm khát khao mà đa số chúng ta ai cũng nỗ lực tìm kiếm trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều nhắm đến một cuộc đời rạng rỡ ánh hào quang: xây dựng các mối quan hệ bền vững, thành danh trong sự nghiệp và nuôi dạy con cái nên người. Chính vì thế ta mới cố công học hành và làm việc chăm chỉ, bởi đó là điều ta tin sẽ mang lại niềm vui, ý nghĩa cho cuộc đời mình.

Vậy để tôi hỏi bạn một câu căn bản nhất. Thành công là gì? Làm sao bạn biết mình đã thành công hay chưa? Trước khi chúng ta giành chiến thắng trong trò chơi cuộc sống, hẳn ta phải biết luật chơi là gì, đúng không? Buồn cười là đa số những người tôi hỏi đều cảm thấy rất khó trả lời. Một số còn im lặng không biết nói gì.

Sự thật là không tồn tại một định nghĩa duy nhất về thành công. Thành công mang ý nghĩa khác nhau đối với từng người khác nhau. Một số cảm thấy mình thành công khi họ đạt được những mục tiêu to lớn, vĩ đại. “Tôi chỉ thành công khi tôi mở công ty riêng, trở thành triệu phú, cưới được người vợ trong mơ và cho con cái ăn học thành tài”, là một số điều họ chia sẻ cùng tôi. Những người này có những tiêu chí đánh giá bên trong. Họ tự xác định mức độ thành công của mình dựa trên những quy chuẩn cá nhân riêng biệt.

Một số khác, ngược lại, tin rằng họ thành công khi họ được xã hội và những người xung quanh công nhận. Họ nghĩ gì về mình không quan trọng, cái chính là người khác nghĩ về họ ra sao. Với những người dựa trên tiêu chí đánh giá bên ngoài này, họ chỉ thành công khi thắng giải, đánh bại người khác hoặc được mọi người tung hô.

Và một nhóm khác nữa, cảm thấy thành công miễn là họ đã nỗ lực hết sức, bất kể kết quả ra sao hoặc người khác nghĩ gì. Thế thì, định nghĩa thành công của bạn là gì? Quy luật của bạn trong trò chơi cuộc sống ra sao? Điều kiện tiên quyết để bạn cảm thấy mình thành công là như thế nào? Một lần nữa, không có câu trả lời đúng hay sai. Điều quan trọng nhất là liệu định nghĩa về thành công ấy có giúp bạn tận dụng tối đa tiềm năng bản thân, hay nó cản đường cản lối bạn.

Vậy bạn có tin rằng mình là người thành công không? Đa số những người tôi hỏi đều đáp “Không”. “Tôi chưa thành công cho đến khi nào tôi đạt được mục tiêu của mình. Ngày ấy còn xa lắm,” phần lớn đều nói vậy.

Tôi thì lại cho rằng: miễn là mỗi sáng thức dậy, bạn làm một điều gì đó và tiến gần hơn đến mục tiêu đã định, thì bạn đã là người thành công từ ngày hôm ấy. Miễn là bạn không ngừng học hỏi điều mới mẻ, hoàn thiện mình hơn ngày hôm quathì bạn đã thành công rồi.

“Nói thế thì chẳng phải thành công dễ dàng quá hay sao?”, rất nhiều người hỏi tôi như thế. “Chắc chắn là vậy!”, tôi đáp. Tôi nhận ra rằng thành công này kéo theo thành công khác. Khi bạn cảm nhận và tin rằng mình thành công, bạn sẽ có sự tự tin và động lực mạnh mẽ để không ngừng bước tới, ngày một thành công hơn. Hãy nhìn nhận mình là người thành công ngay từ bây giờ và bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ, hành động như một người thành công thật sự, thu hút thêm nhiều thành công khác vào cuộc đời mình.

Nếu bạn còn nghĩ mình chỉ đáng được xem là người thành công khi bạn đạt được điều mình muốn trong vài năm nữa, thì rất có thể bạn sẽ chẳng về đích được đâu. Có khi bạn không tìm được nguồn động lực và niềm tin vào bản thân để vượt qua mọi trở ngại trên chặng đường đi. Bạn chỉ hài lòng về mình và cuộc đời mình vào cuối cuộc hành trình, chứ không phải trong suốt cuộc hành trình, trong khi đó mới là phần quan trọng nhất.

Bài số 3:

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm.

Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8/3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy.

Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ, cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏvà chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi nguyện vọng 1lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi.

Cuộc sống vẫn chào đón họ với nguyện vọng 2, nguyện vọng 3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thivà cũng là bản chất của thành công.

Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời.

Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày "tốt nghiệp" khoáhọccủamộtngười cha.

Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ.

Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹvà chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!

Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.

Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.

-/-

Tham khảo nhiều bài văn mẫu hay lớp 12 khác tại thư mục tài liệu Văn mẫu 12 do Đọc Tài Liệu sưu tầm và tuyển chọn. Chúc các bạn luôn học tốt !


Cập nhật ngày 29/08/2019 - Tác giả: Tâm Phương

Con người từ khi sinh ra đã luôn theo đuổi hạnh phúc, nhưng càng truy cầu lại càng không thấy thỏa mãn. Hạnh phúc, đôi khi không nằm ở đích đến, mà nằm ngay tại quá trình chúng ta nỗ lực, vươn lên trước nghịch cảnh…

Vì sao hành trình quan trọng hơn đích đến
Hạnh phúc không nằm ở những thứ bạn đang có, mà ở những thứ bạn có thể cho đi. (Ảnh: Eudeglobal)

Nói về hạnh phúc mỗi người có một lý giải khác nhau, quan điểm cũng thay đổi theo thời gian tuổi tác. Khi còn nhỏ thì chỉ cần có cơm ngon áo đẹp đã thấy hạnh phúc; lớn lên thì quan niệm về hạnh phúc cũng lớn theo cùng, nào là công danh sự nghiệp, thành đạt hơn người, nào là vợ đẹp con ngoan, nhà cao cửa rộng sức khỏe như ý mới là hạnh phúc….Con người bỏ cả cuộc đời để theo đuổi những thứ này.


  • Máy đọc sách kindle giá SHOCK!

  • Máy tính bảng giá SHOCK!

Nhưng khi đạt được thứ mình muốn lúc đầu thì dần dần cảm giác hạnh phúc cũng không còn nữa. Ví như khi mua chiếc xe mới, lúc đó cảm giác rất vui mừng nhưng sau 1 tuần, 1 tháng thì cảm giác này dần biến mất. Mua chiếc bánh mà mình yêu thích, ăn miếng đầu tiên thấy thật hạnh phúc, nhưng miếng thứ 3, thứ 5 thì cảm giác sung sướng dần biến mất.

Nguyên nhân không hạnh phúc chính là có chỗ không thỏa mãn, muốn được thêm nữa. Đã có tiền rồi lại muốn nổi danh, khi nổi danh rồi thì lại muốn gia đình hòa thuận, con cái ngoan ngoãn; khi có được gia đình như ý thì lúc đó công việc lại không vừa ý.

Khi công việc tốt đẹp thì lại thấy nhà cửa sao chật hẹp quá; đến khi có nhà cao cửa rộng rồi, lại thấy chỗ ở cách nơi làm, đi lại bất tiện; có nhà gần rồi thì lại cảm thấy không khí môi trường xung quanh không yên tĩnh, trong sạch. Cứ mãi như vậy thử hỏi sẽ có được hạnh phúc không? Chắc chắn là không thể.

Vì sao hành trình quan trọng hơn đích đến
Mọi chuyện nơi thế gian đều là tương sinh tương khắc, không có cái tốt tuyệt đối và cũng không có điều xấu tuyệt đối. (Ảnh: Facebook)

Lão Tử từng nói: “Họa là nơi phúc tựa, phúc là nơi họa nấp“, tức là trong họa có phúc, trong phúc có họa, họa phúc đan xen. Vậy nên trong bất cứ sự việc gì cũng đều tồn tại mặt tốt và mặt xấu.

Cũng như khi muốn kiếm tiền thì phải bỏ ra nhiều công sức hơn, nếu không phó xuất trí tuệ thì cũng phải làm việc tay chân… tất cả mọi thứ điều phải đánh đổi, trải qua một quá trình gian khổ rồi mới có được thứ mình muốn.

Có người mức lương không cao nhưng lại có một gia đình đầm ấm hạnh phúc, có người nhà cửa tuy không rộng lớn, nhưng công việc lại được như ý nguyện. Vậy nên hãy trân trọng những thứ mình đang có, lấy chúng để an ủi bản thân chứ không phải lấy những thứ mình không có để tự dày vò mình. Nếu làm được vậy chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy hạnh phúc.

Con người có thể truy cầu nhưng phải biết lượng sức mình, đừng quá mơ tưởng viển vông, vượt quá tầm với của bản thân, khi đạt được điểm này thì hạnh phúc sẽ theo đó mà đến. Nếu chúng ta có được hạnh phúc, thế thì quá trình theo đuổi cũng là hạnh phúc.

Cổ nhân có câu: “Mưu sự do người, thành sự do Trời”, chỉ cần chúng ta cố gắng, thì sẽ cảm nhận được hạnh phúc từ trong đó, kết quả vốn không quan trọng, quá trình mới là điều quan trọng nhất. Người tu luyện có câu “tùy kỳ tự nhiên“, cái gì của mình thì sẽ không mất còn cái gì không phải của mình thì có tranh giành cũng không đạt được, vậy nên cứ buông tâm vui vẻ mà sống, không chấp trước vào được mất, để đạt được điều đó thì phải trải qua quá trình phó xuất, từ bỏ tư tâm, đó cũng là một quá trình hạnh phúc.

Hạnh phúc trước nay không hề rời xa chúng ta, chỉ cần chúng ta biết đủ, biết cho đi, hạnh phúc sẽ ngay lập tức xuất hiện trước mắt, thời thời khắc khắc đều luôn đi cùng chúng ta.

Theo DKN

Vì sao hành trình quan trọng hơn đích đến

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2.Theo tác giả, hành trình theo đuổi một mục tiêu nào đó đem lại cho mỗi người những giá trị và phần thưởng nào?

Câu 3.Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi”?

Câu 4.“Mỗi khi bạn cảm thấy nôn nóng, tuyệt vọng hay chán nản trên đường tiến tới một cuộc đời mình mong muốn, hãy nhớ rằng chính nơi bạn dừng chân có thể là nơi tốt nhất dành cho bạn.” Anh/Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?

Lời giải

Câu 1.Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2.Theo tác giả thì hành trình theo đuổi mục tiêu đem lại cho con người những giá trị và phần thưởng như :

- Chính cuộc hành trình sẽ hình thành cá tính, tạo ra cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến thắng tới đâu.

- Chính hành trình mới dạy bạn, biến đổi bạn và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người bạn.

Câu 3. “Hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi” có thể hiểu :

+ Hành trình leo núi được hiểu là quá trình đến đích, hay vươn đến mục tiêu.

+ Đỉnh núi: Là những mục tiêu, giá trị, thành công mà con người muốn đạt tới.

=> Ý cả câu : Quá trình chúng ta bỏ công sức theo đuổi một mục tiêu nào đó sẽ đem lại cho ta nhiều phần thưởng. Đó là những bài học, kinh nghiệm, sự tôi luyện về ý chí, tinh thần giúp ta có thể đạt đến những mục tiêu và thành công lớn lao hơn so với mục tiêu ban đầu.

Câu 4.Tôi đồng ý với ý kiến trên vì trên suốt hành trình chinh phục thành công, con người sẽ phải đối diện rất nhiều với mệt mỏi, thất bại và sự nhụt chí. Nhưng chính trên con đường ấy, mỗi lần ta thất bại là một lần ta tìm thấy sai sót của bản thân để khắc phục, sửa chữa và hoàn thiện mình hơn từng ngày. Và hành trình thật sự quan trọng hơn rất nhiều đích đến mà ta đang hướng tới.

Thành công không phải đích đến, mà là cả một hành trình

"Hãy bước qua tất cả cánh cửa bạn gặp trên đường đi. Đừng lo lắng nếu bạn trót bỏ qua một cơ hội nào đấy vì sẽ luôn có một cánh cửa khác mở ra", Jim Carrey

Vì sao hành trình quan trọng hơn đích đến

Thử tưởng tượng rằng bạn đang trong một cuộc săn tìm kho báu, bạn phải chuẩn bị sẵn bản đồ để hướng dẫn đường đi tới đó. Trong cuộc sống cũng vậy, bản đồ của bạn là một góc trên vũ trụ, có vài nơi trên bản đồ bạn biết đến. Nơi đó, mọi thứ và mọi vật đều trở nên quen thuộc với bạn và là một phần trong cuộc sống hàng ngày.

Các khu vực khác trong bản đồ là những nơi xa lạ. Những nơi này chưa từng được khám phá và cách xa bạn hàng trăm ngàn dặm, mà bạn chỉ có thể tưởng tượng ra chứ không thể đến gần và quan sát nó được. Những nơi chưa được khám phá trên tấm bản đồ là nơi bạn hy vọng và ước mơ để sống. Những mục tiêu này như những mảnh ghép nhỏ của kho báu đang bị chôn vùi và ẩn dấu đâu đó trên bản đồ vậy.

Rồi một ngày nọ, có một mục tiêu thu hút sự chú ý của bạn và bạn quyết định sẽ truy tìm kho báu đó.

Cuộc săn tìm kho báu bắt đầu

Đang đi lang thang trên con đường dài hướng tới kho báu, tình cờ bạn gặp phải một hoặc hai thách thức. Những gì bạn trải nghiệm khác hoàn toàn với những gì bạn đã tưởng tượng. Mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ hơn, nhưng rồi cuối cùng bạn cũng đến nơi chôn giấu kho báu.

Suốt thời gian qua, bạn tưởng tượng ra một cái rương chứa đầy vàng. Nhưng thực tế, bạn lại chỉ tìm được một vài mẩu bạc và một số di tích cổ. Những cổ vật này tất nhiên cũng có giá trị nhưng đó không phải là những gì bạn nghĩ đến trong lúc này.

Bạn tự nhủ với lòng mình rằng “Ôi trời ơi, điều này không giống với suy nghĩ về kho báu mà tôi đã hình dung. Tôi đã sai ư? Thật là phí thời gian quá”.

Nhưng sau khi suy nghĩ một hồi bạn lại tự hỏi “Hừm, có lẽ tôi nên chuyển mục tiêu khác chăng? Tôi cá là có kho báu lớn đang ở một nơi nào đó”

Lý thuyết và thực hành

Trong cuộc sống tôi đã trải qua tình huống tương tự như đi tìm kho báu như đã mô tả ở trên. Tôi cá là bạn cũng vậy.

Tôi đang nói về những tình huống và các mục tiêu mà tôi đã từng rất hào hứng để theo đuổi, học để lấy bằng cấp, bắt đầu thói quen tập thể dục mới, thay đổi công việc…. Mọi thứ giữa thực tế và lý thuyết rất khác nhau.

Cảm giác hỗn độn, thất vọng, vỡ mộng xảy ra là lẽ tự nhiên nhưng tôi nghĩ vấn đề sâu xa là chúng ta phải tiếp cận việc săn kho báu ở ngay từ đầu.

Mục tiêu giống như cái la bàn

Khi truy tìm kho báu hầu hết mọi người đều có chung một vấn đề đó là dành tất cả thời gian của họ để suy nghĩ về kho báu. Cách nhanh nhất để đến được nơi đó là bạn hãy lấy la bàn và bắt đầu chuyến đi.

Vấn đề ở đây là bạn phải có niềm tin tối đa về mục tiêu của mình. Phát triển nó một cách rõ ràng, tập trung về nơi mà bạn đang hướng đến. Bạn lo lắng, khát khao đạt được kết quả cụ thể thay vì việc bắt đầu cuộc hành quân tiến lên phía trước.

Hãy đổ tất cả năng lượng của bạn vào cuộc hành trình, ngay tại thời điểm này, giao phó tất cả cho con đường nhỏ bạn đang bước đi. Hãy tiến về phía trước đừng nao núng, đi theo mục tiêu rõ ràng và phù hợp với bạn và đừng bao giờ dừng việc đạt được mục tiêu nào đó trong một thời gian cụ thể.

Nói cách khác, mục tiêu của bạn chính là cái la bàn chứ không phải là kho báu nữa. Mục tiêu là hướng đi chứ không phải là đích đến. Mục tiêu là nhiệm vụ mà bạn đang thực hiện, một con đường đang dẫn bạn đi. Bất cứ điều gì xảy ra trên quãng đường đó, bất cứ kho báu nào bạn tình cờ tìm ra trên cuộc hành trình này đều là điều tốt đẹp.

Cứ bước đi, đừng bận tâm đến kết quả

Hãy chọn một mục tiêu cho mình và sau đó hãy quên nó đi, đặt chúng lên kệ, đặt trọn niềm tin vào hướng đi bạn đã chọn và đổ hết năng lượng để đi trên con đường đó. Mục tiêu tốt đẹp sẽ chỉ dẫn cho bạn, hãy giao phó cho nó trên cuộc hành trình này. Nó giống như bánh lái của một con thuyền, hãy dồn năng lượng và sự tập trung, tìm hướng phù hợp để đi xuôi dòng nước.

Tất cả chúng ta đều có một tấm bản đồ để khám phá. Hãy chọn cho mình một con đường và khám phá nó thôi.

>> 'Kệ nó, cứ bắt tay vào làm thôi'

Hồ Hằng

CTV Thu Hằng

Theo Trí Thức Trẻ

Từ khóa: Thành công không phải đích đến, thành công, đích đến, cuộc hành trình, Jim Carrey, săn tìm kho báu, kho báu, bản đồ, la bàn, lý thuyết, thực hành, cứ bước đi, kết quả, mục tiêu, hành trình, khám phá, cánh cửa
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM