Vì sao không nên làm việc quá sức thức quá khuya

 Xem lời giải

Trả lời: - Không nên làm việc quá sức và thức quá khuya vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động của các hệ cơ quan khác.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì ? Vì sao như vậy ?

Xem đáp án » 28/12/2021 747

Muốn có một giấc ngủ tốt thì cần phải

Xem đáp án » 28/12/2021 496

Nêu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ. Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì

Xem đáp án » 28/12/2021 305

Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào với sức khỏe con người?

Xem đáp án » 28/12/2021 298

Điều kiện để có một giấc ngủ tốt là gì?

Xem đáp án » 28/12/2021 219

Tại sao không nên làm việc quá sức và thức quá khuya?

Xem đáp án » 28/12/2021 183

Yêu cầu nào dưới đây không đúng cho một cơ thể khỏe mạnh?

Xem đáp án » 28/12/2021 157

Chất làm suy giảm chức năng hệ thần kinh là

Xem đáp án » 28/12/2021 136

Ý nào dưới đây không đúng?

Xem đáp án » 28/12/2021 132

Giấc ngủ là

Xem đáp án » 28/12/2021 122

Những chất nào dưới đây gây hại đối với hệ thần kinh?

Xem đáp án » 28/12/2021 116

Các chất gây nghiện như ma túy, thuốc lá,… có tác hại gì đối với cơ thể con người?

Xem đáp án » 28/12/2021 106

Hãy trao đổi theo nhóm các câu hỏi sau:

- Vì sao nói ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể, giấc ngủ ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe của con người?

- Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì, nếu những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ.

Xem đáp án » 28/12/2021 103

Bạn nghĩ rằng làm việc nhiều chắc chắn sẽ tiến xa hơn trên con đường công danh sự nghiệp? Nỗ lực nhiều thì ở cuối con đường bạn sẽ nhận được những gì thích đáng nhất? Nhưng thực tế, thì việc này có đúng không? Nó có ảnh hưởng gì? Vậy tại sao không nên làm việc quá sức thức quá khuya? Hãy cùng fastwinner.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những lý do tại sao không nên làm việc quá sức thức quá khuya

Thức khuya làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể

Hệ miễn dịch của chúng ta gắn bó chặt với nhịp sinh học hoặc một chu kỳ thức – ngủ cố định của cơ thể. Khi nhịp sinh học thay đổi, tức là lúc bạn thức quá khuya, hệ thống miễn dịch sẽ bị tác động.

Vì sao không nên làm việc quá sức thức quá khuya
Tại sao không nên thức khuya

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science vào năm 2015, nhịp sinh học của cơ thể con người chúng ta thường được lập trình theo cơ chế 12 giờ sinh hoạt trong ánh sáng và tiếp cận bóng tối 12 giờ. Khi chu kỳ sáng tối bị đảo lộn do bạn thức khuya thì các tế bào miễn dịch giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm bị suy giảm đáng kể và không có đủ thời gian tái tạo. Do đó đây cũng là lý do chúng ta hay bị đau vặt, ốm yếu, mệt mỏi khi thường xuyên làm cú đêm.

>>>>Có thể bạn quan tâm: Tuyển dụng việc làm biết tiếng trung mỗi ngày tại tphcm

Gây hại cho não bộ

Tác hại của việc thức khuya không chỉ làm suy yếu hệ miễn dịch mà nó còn tấn công não bộ của bạn. Theo nghiên cứu khoa học, người hay thức khuya nhiều luôn có ít chất trắng trong não hơn so với người thường.

Chất trắng trong não là những sợi trục thần kinh chịu trách nhiệm truyền tải tín hiệu, giúp vùng não bộ phối hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau. Mức độ chất trắng ít đi sẽ làm ức chế khả năng giao tiếp giữa các tế bào não với nhau, giữa não với cơ thể. Bất thường về mức độ chất trắng trong não cũng được xem là một trong những yếu tố làm suy giảm khả năng nhận thức và vấn đề liên quan đến trầm cảm.

Nghiên cứu tâm lý học cho thấy nồng độ hormone căng thẳng cortisol ở những người thường xuyên thức khuya nên họ dễ bị kích động và có xu hướng thực hiện các hành vi không lành mạnh như cờ bạc, nghiện ngập,…

Thức khuya dẫn đến thừa cân, béo phì

Lượng đường trong máu sẽ giảm dần đi trong ngày và đạt mức thấp nhất vào ban đêm. Do đó thói quen thức khuya sẽ làm bạn thấy đói, thèm ăn và ăn rất nhiều. Những thứ bạn muốn ăn khi thèm thường là những thứ không lành mạnh, chứa nhiều đường, nhiều tinh bột dẫn đến thừa cân, béo phì là điều không tránh khỏi. Đây chính là lý do vì sao béo phì là một trong những tác hại khi thức khuya.

Không những thế mà những người có thói quen thức khuya cũng thường ăn uống thất thường, hay bỏ bữa sáng và ăn nhiều vào các bữa còn lại khiến cho quá trình trao đổi chất bị rối loạn, cơ thể phải chuyển hóa thức ăn vào những thời điểm nó nên làm việc khác, dễ gây đau dạ dày và các vấn đề về dinh dưỡng khác.

Thức khuya làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ

Những người thường xuyên thức quá khuya hoặc mỗi đêm ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 48% và nguy cơ tử vong do đột quỵ đến 15%.

Nguyên nhân là do ban đêm các mạch máu và nhịp tim đều hoạt động chậm lại để cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo. Việc thức khuya lâu ngày sẽ khiến tim mạch gắng sức hoạt động và dần suy yếu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.

Vì sao không nên làm việc quá sức thức quá khuya
Tại sao không nên thức khuya

Làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng đến sự sáng tạo

Bạn cần có thời gian nghỉ ngơi giữa công việc để cải thiện công việc và sự tập trung. Nếu như lịch làm việc của bạn căng thẳng, bạn không có thời gian dành cho bản thân nghỉ ngơi thì sức tưởng tượng của bạn bị khô cạn. 

Làm việc quá sức sẽ bào mòn sức khỏe

Nếu một người làm việc tích cực và bỏ ra nhiều thời gian cho công việc, bạn sẽ không có thời gian và năng lượng để chăm sóc bản thân chu đáo. Bạn cũng không có thời gian để tập thể dục, ăn uống đàng hoàng và ngủ đủ giấc. Bỏ qua quy trình của lối sống lành mạnh sẽ khiến bạn dễ bị ốm. Bạn thường xuyên dành nhiều thời gian cho công việc nó sẽ khiến bạn thấy đuối sức, căng thẳng, dễ gục ngã trên bàn làm việc. Stress nặng cũng có thể gây ra bệnh, sớm muộn gì bạn cũng ngã bệnh. Việc làm việc cho đến lúc bạn sụp đổ thực sự không phải là cách để bạn gây ấn tượng với đồng nghiệp.

Xem Thêm: