Vì sao kinh nguyệt màu đỏ

Điều trị không hóc môn trong chảy máu tử cung bất thường do rối loạn chức năng phóng noãn có ít nguy cơ và tác dụng phụ hơn liệu pháp hormone và có thể bị ngắt quãng khi chảy máu xảy ra. Chúng được sử dụng chủ yếu để điều trị cho những phụ nữ mong muốn mang thai, những người muốn tránh liệu pháp hormone, hoặc những người bị chảy máu nặng thường xuyên (rong kinh). Các lựa chọn bao gồm

  • NSAIDs, làm giảm lượng máu chảy từ 25 đến 35% và làm giảm chứng đau bụng kinh do làm giảm nồng độ prostaglandin

  • Axit tranexamic, ức chế hoạt tính của plasminogen, làm giảm sự mất máu kinh nguyệt từ 40 đến 60%

Liệu pháp hormone (ví dụ như thuốc tránh thai đường uống, progestogens phóng thích progestin tác dụng kéo dài) thường được thử trước ở phụ nữ muốn tránh thai hoặc tiền mãn kinh. Biện pháp điều trị này có những mục đích sau:

  • Ngăn ngừa sự phát triển niêm mạc tử cung

  • Thiết lập lại các tình trạng chảy máu đã được dự đoán trước

  • Giảm lượng máu kinh nguyệt

Liệu pháp nội tiết thường được dùng cho đến khi tình trạng chảy máu đã được kiểm soát trong vài tháng.

Thuốc tránh thai đường uống (OCs) thường được sử dụng. OCs, được sử dụng theo chu kỳ hoặc liên tục, có thể kiểm soát chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn. Dữ liệu hạn chế cho thấy tác dụng của điều trị như sau:

  • Giảm sự mất máu kinh nguyệt từ 40 đến 50%

  • Giảm đau căng vú và chứng đau bụng kinh

  • Giảm nguy cơ ung thư tử cung và ung thư buồng trứng

Progesterone có thể được sử dụng đơn lẻ trong các trường hợp sau:

  • Chống chỉ định dùng Estrogen (ví dụ, đối với bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó).

  • Estrogen bị giảm do bệnh nhân.

  • Kết hợp OCs không có hiệu quả sau khoảng 3 tháng sử dụng.

Ra máu kinh có thể dự đoán được bằng điều trị chu kỳ progestin (medroxyprogesterone acetate 10 mg/ngày uống hoặc norethindrone acetate 2,5 đến 5 mg/ngày uống) trong 21 ngày/tháng hơn so với kết hợp với OC. Có thể dùng progesterone tự nhiên chu kỳ (micron hoá) 200 mg/ngày trong 21 ngày một tháng, đặc biệt nếu có thể mang thai; tuy nhiên, nó có thể gây buồn ngủ và không làm giảm lượng máu mất đi nhiều như một progestin.

Nếu bệnh nhân sử dụng cyclic progestins hoặc progesterone mong muốn ngăn ngừa mang thai, thì tránh thai nên được thực hiện. Các biện pháp tránh thai bao gồm

  • Dụng cụ đặt buồng tử cung phóng thích levonorgestrel (IUD): Nó có hiệu quả lên tới 97% vào khoảng 6 tháng, vừa cung cấp biện pháp tránh thai, vừa làm giảm chứng đau bụng kinh.

  • Tiêm từ từ medroxyprogesterone acetate: Chúng gây ra vô kinh và giúp ngừa thai nhưng có thể gây ra tình trạng ra máu không đều và mất xương không hồi phục.

Các phương pháp điều trị khác đôi khi được sử dụng để điều trị chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn bao gồm

  • Danazol: Thuốc giúp giảm sự mất máu kinh nguyệt (gây teo niêm mạc tử cung) nhưng có nhiều tác dụng phụ liên quan tới nội tiết tố nam, có thể làm giảm bằng cách sử dụng liều thấp hơn hoặc dạng đặt âm đạo. Để có hiệu quả, danazol phải được uống liên tục, thường là khoảng 3 tháng. Thuốc thường được sử dụng khi các hình thức trị liệu khác chống chỉ định.

  • Hormone phóng thích Gonadotropin (GnRH) tương đồng: Các thuốc này ức chế sản xuất hormone buồng trứng và gây vô kinh; chúng được sử dụng để làm giảm kích thước u xơ hoặc nội mạc tử cung trước phẫu thuật. Tuy nhiên, các tác dụng bất lợi về hạ estrogen (như loãng xương) hạn chế sử dụng chỉ trong 6 tháng; chúng thường được sử dụng đồng thời với liệu pháp hormone liều thấp.

Các dẫn chất Ergot không được khuyến cáo để điều trị chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn vì chúng hiếm khi hiệu quả.

Nếu mong muốn mang thai và chảy máu không nặng, nên thử bắt đầu phóng noãn với clomiphene (50 mg uống vào ngày từ 5 đến 9 chu kỳ kinh nguyệt).

Nội soi buồng tử cung với nong & nạo có thể được điều trị cũng như chẩn đoán; thủ thuật có thể được lựa chọn khi chảy máu không phóng noãn nặng hoặc khi liệu pháp hormone không có hiệu quả. Các nguyên nhân do cấu trúc như polyps hoặc u xơ có thể được xác định hoặc loại bỏ trong quá trình nội soi buồng tử cung. Thủ thuật này có thể làm giảm chảy máu, nhưng ở một số phụ nữ gây vô kinh do sẹo niêm mạc tử cung (hội chứng Asherman).

Cắt bỏ niêm mạc tử cung (ví dụ, la-ze, banh lăn, công cụ lưỡng cực, nhiệt, hoặc áp lạnh) có thể giúp kiểm soát chảy máu từ 60 đến 80%. Cắt bỏ niêm mạc ít xâm lấn hơn cắt tử cung, và thời gian hồi phục ngắn hơn. Cắt bỏ niêm mạc có thể được lặp lại nếu xuất huyết nặng tái phát sau khi cắt bỏ ban đầu có hiệu quả. Nếu điều trị này không kiểm soát chảy máu hoặc nếu chảy máu tiếp tục tái phát, nguyên nhân có thể là lạc nội mạc tử cung Lạc nội mạc trong cơ tử cung và do đó không phải là chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn. Cắt bỏ niêm mạc tử cung không ngăn ngừa mang thai. Tỷ lệ mang thai có thể cao tới 5% sau khi cắt bỏ. Cắt bỏ niêm mạc gây ra sẹo có thể làm cho việc lấy mẫu niêm mạc tử cung khó khăn sau đó.

Thủ thuật cắt bỏ tử cung, đường bụng hoặc âm đạo, có thể được khuyến cáo cho những bệnh nhân giảm liệu pháp hormone hoặc những người, bất kể các phương pháp điều trị khác đều đã điều trị, có thiếu máu triệu chứng hoặc chất lượng cuộc sống kém do chảy máu liên tục, bất thường.

Các biện pháp cấp cứu hiếm khi cần, chỉ khi máu chảy rất nặng. Bệnh nhân ổn định huyết động học với truyền dịch đẳng trương, truyền các sản phẩm máu, và các biện pháp khác nếu cần. Nếu chảy máu vẫn tiếp tục, đặt ống thông bàng quang vào tử cung và bơm thêm 30 đến 60 mL nước để chèn ép chống chảy máu. Khi bệnh nhân ổn định, liệu pháp hormone được sử dụng để kiểm soát chảy máu.

Hiếm khi, ở những bệnh nhân bị chảy máu rất nặng do AUB không phóng noãn, estrogen kết hợp 25 mg truyền tĩnh mạch mỗi 4 đến 6 giờ có thể sử dụng được 4 liều. Liệu pháp này sẽ ngừng chảy máu ở khoảng 70% bệnh nhân nhưng làm tăng nguy cơ huyết khối. Ngay lập tức sau đó, bệnh nhân được cho uống thuốc ngừa thai kết hợp, có thể tiếp tục cho đến khi chảy máu đã được kiểm soát trong vài tháng.

Theo Học viện Sản phụ khoa Hoa Kỳ, kinh nguyệt của bạn có thể được coi là một dấu hiệu sức khỏe quan trọng. Màu máu của chu kỳ kinh nguyệt từ đen đến đỏ tươi, nâu đến cam, có thể phản ánh chính xác tình trạng bệnh mà cơ thể bạn đang gặp phải.

Tại sao máu kinh nguyệt đổi màu?

Hầu hết phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt từ 12 – 13 tuổi. Một chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 21 – 35 ngày với số ngày chảy máu từ 2 – 7 ngày.

Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 - 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Lúc này, một số bộ phận khác của cơ quan sinh dục sẽ phối hợp làm việc: nội mạc sẽ bao phủ toàn bộ tử cung và xây dựng theo dạng đồng bộ hóa để sẵn sàng làm tổ cho trứng được thụ tinh và hình thành bào thai.

Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc sẽ không cần thực hiện chức năng làm tổ cho trứng. Khi đó, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.

Thành phần chính của máu kinh bao gồm:

  • Máu là thành phần chính của kinh nguyệt. Khi nội mạc tử cung bị phá vỡ, các mạch máu nhỏ dẫn máu đến nội mạc tử cung bị lộ ra dẫn đến chảy máu.
  • Nội mạc tử cung là một phần bình thường của kinh nguyệt. Nội mạc tử cung chủ yếu là các tế bào và không phải là máu. Nội mạc tử cung có thể được nhìn thấy như những mô hoặc cục máu đông bên trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Trứng không được thụ tinh là thành phần không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trứng là khối lượng không đáng kể so với máu và nội mạc tử cung.

Máu kinh nguyệt có thể được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề sức khỏe. Bất cứ các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt bao gồm độ dài của chu kỳ, màu máu và kết cấu của máu đều có thể chỉ ra các vấn đề quan trọng về sức khỏe. Bạn cần nắm rõ màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường, bất thường để có biện pháp xử lý, chăm sóc phù hợp.

Màu sắc kinh nguyệt khác nhau có ý nghĩa gì?

Bảng ý nghĩa của các loại màu sắc kinh nguyệt

Kinh nguyệt màu đen

Bạn có thể hoảng hốt khi thấy máu đen, nhưng nó chưa chắc là lý do khiến bạn phải lo lắng quá nhiều. Màu này liên quan đến máu nâu, là máu cũ. Do chỉ còn lại một lượng máu quá ít nên sẽ chảy chậm hơn và bị oxy hóa (hiện tượng rong kinh thường thấy), dẫn đến nó chuyển sang màu tối và thường trông giống màu bã cà phê.

Tuy nhiên, nếu tình trạng máu kinh nguyệt có màu đen kéo dài khoảng 7 ngày thì bạn cần phải lưu ý và đi khám ngay. Nguyên nhân có thể kể đến là rối loạn nội tiết, bệnh phụ khoa hoặc do cấu tạo tử cung gập v.v.

Kinh nguyệt màu nâu

Tiết dịch màu nâu thường là dấu hiệu của máu cũ. Máu đã có thời gian để oxy hóa, đó là lý do tại sao nó thay đổi màu sắc từ màu đỏ tiêu chuẩn. Máu nâu có thể liên quan đến:

  • Đầu hoặc cuối kỳ kinh của bạn: Khi máu chảy chậm, máu có thể mất nhiều thời gian hơn để thoát ra khỏi cơ thể. Khi máu ở trong tử cung lâu hơn, nó có thể có màu nâu. Máu cũng có thể còn sót lại từ kỳ kinh cuối cùng của bạn.
  • Dịch tiết âm đạo sau sinh: Những phụ nữ bị chảy máu trong 4 đến 6 tuần đầu tiên sau khi sinh con được gọi là sản dịch. Ban đầu lượng máu này khá lớn. Sau đó từ ngày thứ tư trở đi, sản dịch có thể giảm dần và có màu hơi hồng hoặc hơi nâu.
  • Đốm máu khi mang thai: Nếu bạn thấy hiện tượng chảy máu khi mang thai, đôi khi sẽ có màu nâu. Tốt nhất là bạn nên gọi cho bác sĩ.
  • Thai chết lưu: Mặc dù sảy thai có thể đi kèm với ra máu đỏ tươi, nhưng một số phụ nữ có thể gặp phải hiện tượng được gọi là “thai chết lưu”. Với loại này, thai ngừng phát triển nhưng không ra khỏi tử cung trong ít nhất 4 tuần. Và trong thời gian này cơ thể vẫn sản xuất hormones nên vẫn có dấu hiệu mang thai bình thường. Bạn có thể không bị chảy máu nhiều hoặc không bị vón cục, nhưng một số phụ nữ bị ra máu hoặc đốm màu nâu sẫm.

Kinh nguyệt màu đỏ sẫm

Kinh nguyệt màu đỏ sẫm

Bạn có thể thấy máu đỏ sẫm sau khi thức dậy hoặc sau khi bạn nằm xuống một lúc trong kỳ kinh nguyệt. Màu thâm có thể chỉ đơn giản là máu đã đọng trong tử cung một thời gian nhưng không bị oxy hóa đến mức chuyển sang màu nâu. Máu đỏ sẫm có liên quan đến:

  • Cuối kỳ kinh: Bạn cũng có thể thấy máu có màu này vào cuối chu kỳ kinh nguyệt bình thường khi dòng chảy của bạn chậm lại.
  • Dịch tiết âm đạo sau sinh: Mức độ chảy máu sau sinh con thường rất nhiều và có thể có cục máu đông. Nó có thể có màu đỏ sẫm trong ba ngày đầu tiên trước khi chuyển sang các sắc thái và kết cấu khác nhau. Phụ nữ sinh mổ thường chỉ bị chảy máu nhiều trong 24 giờ đầu.

Kinh nguyệt màu đỏ tươi

Vào 1 - 2 ngày kinh nguyệt đầu tiên, máu có thể có màu đỏ tươi. Điều này có nghĩa là máu tươi và chảy nhanh. Máu của bạn có thể vẫn như vậy trong suốt kỳ kinh nguyệt hoặc có thể sẫm màu hơn khi dòng chảy của bạn chậm lại.

Vào 1 - 2 ngày kinh nguyệt đầu tiên, máu có thể có màu đỏ tươi

Máu đỏ cũng có thể là dấu hiệu liên quan đến:

  • Bệnh nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng như chlamydia và bệnh lậu, có thể gây chảy máu giữa các kỳ kinh. Nếu bạn thấy bị ra máu trước khi đến kỳ kinh nguyệt, hãy cân nhắc liên hệ với bác sĩ ngay.
  • Polyp hoặc u xơ: Những khối u lành không phải ung thư này trong tử cung có thể gây chảy nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt hoặc vào những thời điểm khác trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Chúng có thể lớn hoặc nhỏ và gây ra các triệu chứng khác như đau và áp lực.

Kinh nguyệt màu hồng

Máu của bạn có thể có màu hồng vào đầu hoặc cuối kỳ kinh, đặc biệt là nếu bạn chỉ ra máu nhỏ giọt . Màu sắc này có thể cho thấy rằng máu đã trộn lẫn với chất lỏng cổ tử cung làm loãng màu máu. Máu hồng có liên quan đến:

  • Dịch tiết âm đạo sau sinh: Từ ngày thứ tư trở đi, sản dịch có thể có màu hơi hồng hoặc hơi nâu.
  • Estrogen thấp: Đôi khi máu kinh màu hồng có thể cho thấy mức độ estrogen trong cơ thể thấp. Estrogen giúp ổn định niêm mạc tử cung. Nếu không có hormone này, lớp niêm mạc tử cung có thể bị bong ra trong suốt chu kỳ của mình - dẫn đến xuất hiện nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm cả màu hồng. Một số nguyên nhân gây ra estrogen thấp bao gồm sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố không chứa estrogen hoặc tiền mãn kinh .
  • Rụng trứng: Bạn có thể thấy màu này vào khoảng thời gian rụng trứng. Một lần nữa, khi máu từ tử cung của bạn trộn với dịch cổ tử cung trong suốt, nó có thể có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng.
  • Sảy thai: Nếu bạn đang mang thai, dịch âm đạo tiết ra có màu hồng hoặc trong có thể là dấu hiệu của sảy thai. Các dấu hiệu khác bao gồm chuột rút, đau bụng dữ dội và mất các triệu chứng mang thai.
  • Đốm máu khi mang thai: Hiện tượng ra máu nhỏ giọt trong thời kỳ mang thai có thể không phải là điều đáng lo ngại. Đôi khi phụ nữ bị ra máu vẫn tiếp tục sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp khác nó lại là dấu hiệu của sảy thai. Tốt nhất bạn nên đến bác sĩ kiểm tra bất cứ khi nào bạn thấy máu khi mang thai.

Máu kinh màu cam

Giống như máu màu hồng, khi máu trộn lẫn với dịch cổ tử cung, nó cũng có thể xuất hiện màu cam. Máu cam có liên quan đến:

  • Máu báo thai: Một số phụ nữ cho biết họ nhìn thấy máu có màu cam hoặc hồng trong khoảng thời gian trứng bám vào thành từ cung hoặc 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai. Không phải tất cả phụ nữ đều trải qua hiện tượng này, nhưng nó có thể có nhiều màu sắc khác nhau. Nếu bạn thấy máu nhỏ giọt nhưng không thành kinh, bạn nên dùng thử thai.

Nếu bạn thấy máu nhỏ giọt nhưng không thành kinh, bạn nên dùng thử thai

Máu kinh màu xám

Nhìn thấy dịch tiết màu xám hoặc trắng nhạt thì bạn nên gọi cho bác sĩ. Máu xám có liên quan đến:

  • Sự nhiễm trùng: Màu này có thể cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng, như viêm âm đạo do vi khuẩn. Các dấu hiệu nhiễm trùng khác bao gồm:
  • Sảy thai: Nếu bạn đang mang thai, dịch tiết màu xám có thể là dấu hiệu của sảy thai. Mô đi ra từ âm đạo cũng có thể có màu xám.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn có thể thấy máu kinh nguyệt có nhiều sắc thái và kết cấu khác nhau, ngay cả khi bạn khỏe mạnh. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn bảy ngày hoặc rất nhiều - thấm đầy băng vệ sinh hoặc tampon sau 1-2 giờ - hãy đến gặp bác sĩ để loại trừ một số tình trạng bệnh lý nhất định.

Theo dõi màu sắc kinh nguyệt là yếu tố quan trọng để biết khi nào nên gặp bác sĩ không

Ngoài ra, nếu bạn xuất hiệu các dấu hiệu sau thì cũng nên liên hệ ngay với bác sĩ và đến bệnh viện khám bệnh:

  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Kinh nguyệt không đều với màu sắc, kết cấu máu và thời gian thay đổi thường xuyên
  • Chu kỳ ngắn hơn 21 hoặc kéo dài hơn 38 ngày
  • Không có kinh nguyệt liên tục trong 3 tháng
  • Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt
  • Chảy máu âm đạo sau khi đã mãn kinh
  • Dịch tiết âm đạo có mùi hôi
  • Dịch tiết âm đạo có màu xám, dày
  • Ngứa bên trong hoặc xung quanh âm đạo
  • Sốt

Bên cạnh đó, nếu bạn đang mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ hiện tượng chảy máu nào bạn thấy. Máu chu kỳ khỏe mạnh thường thay đổi từ đỏ tươi đến nâu sẫm hoặc đen. Dịch màu xám hoặc cam cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc thậm chí nhiễm trùng, vì vậy tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được chuẩn đoán phù hợp..

Tham khảo: Healthline

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ đề