Vì sao làm ruộng bậc thang

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Ruộng bậc thang là một hình thức canh tác trên đất dốc của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.

Ruộng bậc thang Batad thuộc vùng Cordillera, Di sản thế giới tại Philippines

Ruộng bậc thang tại tây bắc Việt Nam

Do ở các vùng cao, miền núi hiếm đất bằng để canh tác, nhất là trồng lúa nước, người ta khắc phục bằng cách chọn các sườn đồi, núi có đất màu bậc tam cấp để tạo thành những vạt đất bằng. Sau đó tùy vào ý định canh tác mà có thể để khô hoặc dẫn nước từ những đỉnh núi cao hơn về.

Canh tác ruộng bậc thang là loại hình canh tác độc đáo ở vùng Đông Nam Á, ruộng bậc thang là kiểu canh tác lúa nước trên địa hình đồi núi với một hệ thống thủy lợi khá tinh vi nhằm cung cấp nước cho sự sinh trưởng của cây lúa. Có thể nói loại hình canh tác ruộng bậc thang tồn tại một cách độc đáo ở các nước Đông Nam Á với các tộc người cụ thể. Ở Việt Nam có tộc người Hmông, Dao, Hà Nhì, La Hủ ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu. Ở Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam thuộc châu Hồng Hà, Quý Châu với người Hà Nhì, HMông, Na Xi. Ở Thái Lan vùng núi cao Đông Bắc có tộc người Karen. Ở Indonesia, trên quần đảo Ba Li loại hình canh tác này cũng phổ biến, ở Philippine ở một số địa phương như Luzon, Man Da Nao, Pan Na Wan...

Ở Việt Nam hình thức canh tác này cũng rất phổ biến ở các vùng cao như Tây Nguyên, Tây Bắc hoặc các vùng Trung du ở Bắc bộ...

Từ xưa đến nay, hình ảnh các khu ruộng bậc thang vẫn luôn là một hình ảnh đẹp ở các vùng cao khiến du khách và các nhà nhiếp ảnh say mê và tốn nhiều phim ảnh.

  •  

    Ruộng bậc thang ở Banaue, di sản thế giới của Philippines

  •  

    Ruộng bậc thang của người Inca ở Pisac, Peru

  •  

    Ruộng bậc thang của người Hà Nhì tại Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc, Di sản thế giới của UNESCO.

  •  

    Đồi nho tại Wachau, Áo

  •  

    Vườn nho bậc thang ở Lavaux, Thụy Sĩ

  •  

    Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, La Pán Tẩn, Yên Bái

  •  

    Mùa thu về, lúa chín trên ruộng bậc thang Yên Minh, Hà Giang, Việt Nam.

  •  

    Ruộng bậc thang ở M'Drăk, Đăk Lăk.

  •  

    Ruộng bậc thang ở Ngọc Linh, Quảng Nam, Việt Nam

  •  

    Bên Đèo Khau Phạ, giữa Cao Phạ và Púng Luông, mùa nước đổ

  •  

    Ruộng bậc thang ở Sa Pa

  •  

    Ruộng bậc thang tại Sa Pa, Lào Cai

  •  

    gặt lúa tại ruộng bậc thang Sa Pa

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ruộng bậc thang.
  • Ruộng bậc thang tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Terrace cultivation tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ruộng_bậc_thang&oldid=68100134”

 Câu 1

Ở vùng đồi núi người ta thường làm ruộng bậc thang vì:

  -Do địa hình đồi núi, không thể làm ruộng như ở đồng bằng. Cũng vì lý do này nên nước chảy xuống sẽ gây nên hiện tượng xói mòn, sạt lở. Xây ruộng theo hình bậc thang sẽ giảm thiểu tốt nhất những tác động của nước mưa.Giữ lại nhiều nhất chất dinh dưỡng trong đất
  -Những vùng đồi núi có nhiều mạch nước ngầm, làm ruộng bậc thang sẽ tận dụng được những mạch nước đó, tiện cho việc điều tiết nước, vì ở trên núi sẽ gặp khó khăn trong việc tưới tiêu(ít sông hoặc ở xa), nước sẽ từ bậc cao chảy xuống bậc thấp, như vậy không xảy ra hiện tượng úng lụt mà nước vẫn đủ.
  -Làm ruộng theo hình bậc thang sẽ tiết kiệm diện tích đất, trồng được nhiều hơn 

  Câu 2

-Trong trồng trọt nên ưu tiên sử dụng những biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại: Phòng là chính

– Giải thích :Vì khi sâu bệnh đã gây thành bệnh thì phải xịt thuốc trừ sâu , sẽ có những hại sau đây :
  + Tốn tiền mua thuốc , tiền nhân công nên giá đầu vào tăng , đầu ra sẽ ít lời hơn .
  + Thuốc bảo vệ thực vật là thuốc độc , sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triễn của cây trồng ./

  +Vì là thuốc độc nên khi xịt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường , làm ô nhiễm môi trường.
  +Phải xử lý đến bao bì chai lọ chứa thuốc , nếu không vứt bỏ bừa bỏ làm ô nhiễm môi trường , nhất là môi trường nước.
  +Người đi xịt , phun bị ảnh hưởng về sức khỏe .

Home Hỏi Đáp tại sao phải làm ruộng bậc thang


Vùng cao đã bắt đầu vào vụ gặt, khắp các triền núi vàng rực màu lúa chín.

Bạn đang xem: Tại sao phải làm ruộng bậc thang

Những thửa ruộng bậc thang leo tít tận đỉnh núi, đẹp đến nao lòng. Đó là bức tranh của sự no ấm, do chính những người dân vùng cao đời nọ nối đời kia tạo dựng lên.
Những kỳ nhân mở ruộng bậc thang ở vùng cao thì nhiều lắm, khắp các tỉnh miền núi phía Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên… xã nào, thôn nào cũng đều có kỳ nhân mở ruộng. Chúng tôi chỉ xin chép lại hai chân dung kỳ nhân ở hai huyện vùng cao Tây Bắc mà tôi có dịp tiếp xúc.1. Kỳ nhân Hờ Vàng Phử, năm nay đã ngót chín mươi tuổi ở bản Trống Tông xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải. Nhà cụ ở tít tận trên cao, nơi ấy xưa gọi là rừng gỗ lớn, nhưng do tệ nạn phá rừng làm nương nên những cánh rừng có những cây gỗ to bốn năm người ôm mới kín gốc đã lần lượt biến khỏi mặt đất. Qua lời dịch của người con trai Hờ Chờ Mang, cụ Phử kể lại: Mới đầu người Mông ở đây cũng chẳng biết làm ruộng đâu, nhưng không còn đất làm nương nữa. Làm nương mãi đá cứ mọc lên cao, cây lúa thì cứ lùn xuống nên mình mới tập làm ruộng…Chuyện mở ruộng bậc thang của cụ và những đứa con của cụ dài lắm, kể mười đêm không hết, kể một tháng không hết. Bởi mỗi thửa ruộng là một câu chuyện dài, dù đó là thửa ruộng chỉ hẹp đúng một đường bừa hay vừa đủ cho con trâu quay. Mới đầu cụ chọn những chỗ đất gần nguồn nước để mở ruộng, đất hết cụ lại phải leo lên cao hơn. Chỉ với cái cuốc và con dao cụ đi tìm nguồn nước khắp các triền núi, chỗ nào có nước là có thể mở được ruộng. Những dòng suối ở Mù Cang Chải chỉ mùa mưa mới có nước, bởi thế cụ đi tìm những mảnh đất ở cạnh các con suối. Suối lớn thì mở được nhiều ruộng, suối nhỏ thì mở được ít ruộng, miễn là đất không quá dốc. Còn đá thì không ngại, những hòn đá nào to quá thì đành chịu, cụ dùng lửa đốt cho các hòn đá vỡ dần ra. Cụ bảo: Chỗ nào khó quá, làm một năm không được thì làm hai năm. Làm mãi cũng phải được…Ruộng bậc thang ở các tỉnh miền núi phía Bắc mà tôi đặt chân tới, nếu cho phép tôi xếp hạng, thì đứng đầu danh sách phải là ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải thuộc tỉnh Yên Bái, tiếp đến là Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai, sau là Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang. Đây là những công trình kiến trúc kỳ vĩ nhất vùng núi phía Bắc, do những nông dân vô danh đã tạc vào vách núi từ mấy trăm năm nay. Năm 2007,Bộ văn hoá -Thể thao & Du lịch đã cấp Bằng xếp hạng di tích quốc gia cho danh thắng ruộng bậc thang ở ba xã: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Zế Xu Phình, với diện tích trên 500 ha.Không cần thước đo, hay các phép tính của các chuyên gia thuỷ lợi, với cụ Phử chỉ bằng đôi mắt nhìn ước lượng chỗ đất nào dẫn được nước vào là cụ lên bờ, san gạt mặt bằng tạo mặt ruộng. Mới đầu chỉ có mình cụ, khi các con lớn lên chúng phụ giúp cụ xả đất, bẩy đá theo sự hướng dẫn của cụ, sau tự chúng làm được do cụ chỉ bảo và tiếp thu được những kinh nghiệm từ cụ. Hờ Chờ Mang bảo tôi: Trước khi mở ruộng chỗ nào, chúng tôi đều phải hỏi ý kiến bố, bố bảo làm được thì làm, chỗ nào không làm được thì đừng có cố, không dẫn được nước về thì ruộng chẳng có nước cấy đâu. Nhiều người ở bản Trống Tông và ở xã Chế Cu Nha này, trước khi mở ruộng đều đến hỏi ý kiến bố mình đấy…Cụ Hờ Vàng Phử chẳng biết gia đình nhà mình có bao nhiêu ha ruộng, chỉ biết mỗi năm gieo gần ba tạ lúa giống, thu chừng 15 tấn lúa. Mặc dù nhà cụ có gần 50 khẩu ăn, trước đây cấy giống lúa địa phương chỉ thu được 8-9 tấn, nay cấy các giống lúa lai thì không còn đói nữa. Trước khi vào vụ cày cấy, cụ mổ một con lợn để cúng trời đất, mong cho mưa thuận gió hoà, đủ nước gieo trồng. Bắt đầu vào vụ gặt, cụ sai con cháu gặp những bông lúa đẹp nhất để làm bữa cơm mới, rồi mổ lợn gà làm cúng, trước để tạ ơn trời đất cùng các thần lúa, thần núi, thần rừng… sau là khấn vái tổ tiên phù hộ độ trì cho mùa sau lại được mùa.

Xem thêm: "Eu Te Amo Là Gì - Te Amo Nghĩa Là Gì

Tôi hỏi cụ có biết những thửa ruộng bậc thang của gia đình cụ và bà con ở đây được xếp hạng di tích quốc gia danh thắng chưa? Cụ lắc đầu chẳng hiểu, nghe chuyện tôi hỏi như nghe chuyện ở quốc gia xa xôi nào đó: Tri pâu à! (Không, mình không hiểu đâu)2. Kỳ nhân Mã A Cháng, thôn Móng Sến, xã Trung Chải, huyện Sa Pa (Lào Cai) năm nay đã bước qua cái tuổi sáu bảy, người nhỏ thó, tóc đã bạc gần hết, nhưng dáng vẫn còn dẻo dai. Nom ông leo đèo, vượt núi thì ít người theo kịp. Sinh ra trong một gia đình bảy anh chị em, Mã A Cháng rơi vào cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ.Cha con kì nhân Mã A ChángMấy anh em trở nên bơ vơ, người đi làm con nuôi cho nhà này, người đi ở nhà kia, Mã A Cháng lớn tuổi hơn thì đi làm thuê từ khi mới 12-13 tuổi đầu. Khi thì kiếm được ít gạo, lúc thì được mấy bắp ngô hay vài củ sắn…anh em rau cháo nuôi nhau. Đồi núi khắp vùng Sa Pa chỗ nào cũng dốc cao, lắm đá, phát rừng làm nương chỉ qua vài ba vụ đất chai cứng, trồng cây gì cũng không lên nổi, ý chí mở ruộng bậc thang nung nấu trong lòng Mã A Cháng. Qua những lần đi đắp bờ, cày thuê Cháng đã học lỏm được cách khai mở ruộng bậc thang.Ông Chángbảo với con cháu và mọi người rằng: Phát rừng làm nương chỉ thu hoạch được 3-4 vụ thôi, nếu mở ruộng bậc thang thì làm được cả đời mình, đời con cháu mình, không phải cầm lửa chạy hết quả núi này sang núi khác…Những thửa ruộng bậc thang đầu tiên ông Cháng mở nằm ngay cạnh nhà. Đó là những mảnh ruộng nhỏ hẹp, bờ ngoằn ngoèo như rắn lượn. Tôi hỏi ông: Sao không đắp bờ thẳng mà lại đắp cong như thế này? Ông cười đáp: Đất thế nào thì phải đắp thế, muốn đắp thẳng cũng chẳng được đâu. Phải dựa theo thế đất mà lên bờ mới giữ được nước… Hoá ra là vậy, người vùng cao đã dựa vào thế núi để tạo cho thế đứng của mình. Ruộng bậc thang của họ không phải là những ô ruộng vuông vắn như những ô bàn cờ, mà chạy vân vi như vân bàn tay người. Những thửa ruộng bậc thang đó bám chắc vào dáng núi, mặc cho mưa ngàn, động đất vẫn bền chắc qua ngàn năm giông bão. Ông Cháng không còn nhớ anh em ông đã mất bao nhiêu ngày đắp bờ, bắn đá, san tạo mặt bằng để có được những thửa ruộng như thế này, bởi thời gian đã trải qua mấy chục năm rồi. Những thửa ruộng đầu tiên này cũng chỉ gieo được hơn mười cân lúa giống. Nhưng chính từ những mảnh ruộng này mà gia đình ông có lúa ăn.Với quyết tâm khai mở ruộng bậc thang, ông Cháng cùng với con cháu và bà con trong thôn trong suốt mấy chục năm qua đã mở thêm hàng chục ha ruộng, đất Móng Sến chỗ nào có nước là có ruộng. Khắp các sườn núi Móng Sến là ruộng bậc thang điệp trùng leo lên tận trời xanh mây trắng. Không chỉ khai mở ruộng cho gia đình mình, ông còn đi mở hộ cho nhiều hộ dân trong xã, tiếng đồn về biệt tài khai mở ruộng của ông khiến nhiều người ở các xã khác có đất phải nhờ đến ông mở ruộng giúp. Ruộng của ông khai hoang ra ngay năm đầu tiên có thể cho thu hoạch. Trước khi lên bờ, ông cho gon đất màu trên bề mặt lại, khi đã san được mặt bằng, ruộng đã có cốt nước sau khi bừa phẳng nước kín mặt ruộng mới tãi số đất màu ấy ra. Ông bảo: Đất màu ở trên núi hiếm lắm, dưới lớp đất ấy chỉ toàn sỏi đá thôi, không lấy lớp đất ấy tạo màu thì sau ba bốn vụ mới cấy được…Nguyên chủ tịch huyện Mã A Châu và nguyên Trưởng công an huyện Sa Pa Trang A Chỉnh người xã Lao Chải đã mời ông làm cán bộ “kỹ thuật” cắm mốc, chỉ đạo mọi người khai mở ruộng bậc thang giúp. Đấy là hai cán bộ mà ông Mã A Cháng còn nhớ được, bởi mấy chục năm qua ông khai mở cho biết bao nhiêu người dân khắp huyện Sa Pa, rồi sang tận Bát Xát. Ông có biệt tài mở ruộng bậc thang trên đất dốc 45 độ, những mảnh ruộng mở trên độ dốc lớn như vậy thì mặt ruộng hẹp và bờ rất cao, có chỗ cao quá đầu người, tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, ở vùng cao đất bằng hiện nay chẳng còn mấy chỗ có nước để mở ruộng, hết nạc thì vạc đến xương. Ông cười sung sướng khoe: Tháng Tư năm nay, mình và đứa con rể với hai thằng cháu giúp ông Vàng Sành Kiêm ở thôn Sải Duồn, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát khai mở cho gia đình ông ấy khoảng chín sào ruộng bậc thang à, có thể cấy được 25 cân giống ấy. Ông Kiêm trả công cho bố con mình 15 triệu đồng và một bữa rượu say không đứng lên được…Nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Huy Ngọ, trong một lần lên làm việc tại tỉnh Lào Cai ông đã nói đại ý như thế này: Người nông dân đồng bằng sông Hồng tự hào vì đã đào đắp hàng ngàn cây số đê để tạo nên vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, thì người miền núi họ tự hào đã xây dựng được những cánh đồng ruộng bậc thang, đẹp như tranh vẽ. Đó là bức tranh của sự no ấm… Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Video liên quan

Chủ đề