Vì sao mất ngủ sau sinh

Mất ngủ sau sinh là tình trạng rất phổ biến, nhất là trong giai đoạn đầu khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Lúc này, hầu như mẹ nào cũng phải thức giấc giữa đêm để cho con bú. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ này kéo dài liên tục, thậm chí ngay khi con đã ngủ tròn giấc cả đêm, mẹ sau sinh nên đặc biệt lưu ý.

Mẹ bị mất ngủ sau sinh trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe

1. Nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh

Chứng mất ngủ sau sinh xảy ra khi mẹ không thể ngủ hoặc không ngủ ngon giấc dù đã mệt lả người vì chăm con. Trong một số trường hợp, mất ngủ sau sinh có liên quan trực tiếp đến chứng trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mẹ chỉ bị mất ngủ, không có bất kỳ triệu chứng trầm cảm nào đặc biệt.

Mẹ sau sinh bị chứng mất ngủ có thể vì những nguyên nhân sau:

– Trằn trọc, không thể thư giãn tâm lý, bởi lúc nào cũng lo lắng nếu ngủ sẽ không nghe được tiếng khóc của con khi có vấn đề.

– Không thích nghi kịp với giờ giấc sinh hoạt của bé, dẫn đến bị lệch nhịp sinh học.

– Tác nhân bên ngoài như thời tiết, tiếng động xung quanh.

– Tâm lý bất ổn do thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ người thân. Mất ngủ vì lý do này rất dễ dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.

2. Mất ngủ sau sinh và những tác hại khôn lường

Chứng mất ngủ sau sinh kéo dài làm mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, cáu gắt, dễ nóng giận. Đặc biệt, nếu đang trong thời gian cho con bú, tâm trạng mệt mỏi này có thể ảnh hưởng đến hormone kích thích sữa mẹ tiết ra, từ đó dẫn đến ít sữa, hoặc mất sữa. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng cho thấy khi mẹ tức giận, cơ thể sẽ giải phóng một loại độc tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa, từ đó tác động xấu sức đề kháng, chức năng tiêu hóa cũng như sự phát triển thể chất của trẻ.

Trong một số trường hợp, mất ngủ sau sinh còn là nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh. Ở dạng nhẹ, chứng trầm cảm sẽ tác động đến tâm lý, làm mẹ thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực đối với cuộc sống, không còn hứng thú chăm sóc bản thân và con. Nặng hơn, mẹ bị trầm cảm sẽ không muốn giao tiếp, chăm sóc con. Thậm chí, nhiều mẹ còn xuất hiện cảm giác chán ghét chính con ruột của mình.

Thống kê về ở hầu hết phụ nữ sau sinh cho rằng, có tới 60% phụ nữ xảy ra hiện tượng mất ngủ ở tuần thứ 32 của thai kỳ và sau khi sinh 8 tuần. Mất ngủ sau sinh trở thành nỗi ám thường trực của phần lớn phụ nữ giai đoạn sau sinh. Nó ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sức khỏe của mẹ bầu và cả trẻ sơ sinh. 

Theo tạp chí Healthline, mất ngủ sau sinh là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ do những thay đổi về nội tiết tố, tinh thần mệt mỏi do phải chăm con, dẫn tới mất ngủ. Hiện tượng mất ngủ còn xảy ra khi bé ngủ ngon nhưng mẹ vẫn trằn trọc không ngủ được, tâm trạng bồn chồn, thao thức, giấc ngủ nông, không sâu, dễ bị tác động vào giấc ngủ. 

Mất ngủ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh

Một số triệu chứng khác khi mẹ sau sinh bị mất ngủ như tâm trạng thất thường, dễ bị kích động, cáu gắt là tâm trạng chung của phụ nữ sau sinh. Luôn có cảm giác lo lắng quá mức, buồn bã. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh.

Vì sao mẹ sau sinh thường bị mất ngủ? 

Lo lắng, áp lực do thiếu sự chăm sóc của người thân sau sinh 

Giai đoạn mang thai, đặc biệt là ngay sau khi sinh, phụ nữ thường rơi vào tình trạng lo lắng, nhạy cảm do thiếu sự quan tâm của gia đình và người chồng. Những áp lực vô hình như sinh con trai con gái, quan điểm khác nhau trong gia đình, kiêng cữ quá mức khiến chị em thường bị áp lực, suy nghĩ, lo lắng và mất ngủ. 

Mất ngủ do chăm con, lo lắng sợ bé đói khóc 

Việc thay đổi giờ giấc sinh lý do bé thường quấy khóc vào ban đêm khiến chị em phụ nữ không thể ngủ ngon bởi chăm con. Mẹ thường trong trạng thái bồn chồn lo lắng, ngủ không ngon giấc bởi lo lắng cho con bị đói, thay tã, quấy khóc,... 

Sự thay đổi đột ngột giờ giấc sinh hoạt khiến mẹ không kịp thích nghi và gây ra mất ngủ. 

Bé quấy khóc khiến mẹ mất ngủ >>Xem thêm: Căng thẳng thần kinh mất ngủ

Sau sinh, các hormone nội tiết trong cơ thể như estrogen và progesterone của tất cả các mẹ bầu suy giảm đột ngột, nhất là giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh. Điều này khiến thời gian ngủ của mẹ bầu giảm đi 20%. 

Các tác động từ bên ngoài gây mất ngủ 

Các yếu tố bên ngoài như không gian phòng ngủ chật chội, không thoáng đãng, thời tiết nóng bức, nhiều ánh sáng, âm thanh ồn ào cũng là một nguyên nhân mất ngủ ở mẹ sau sinh. 

Ngoài ra, việc tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử vào buổi tối trước khi đi ngủ như điện thoại, máy tính cũng khiến giấc ngủ giảm chất lượng. 

Hậu quả khôn lường của mất ngủ sau sinh

Mất ngủ sau sinh có thể khiến mẹ sau sinh luôn trong trạng thái mệt mỏi, cáu gắt, tâm trạng thất thường. Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tới cả bé sơ sinh. 

Đặc biệt, trong thời gian cho con bú, tâm trạng thất thường, chán nản của mẹ có thể ảnh hưởng tới hormone kích thích tiết ra sữa mẹ. Tình trạng này khiến mất sữa, ít sữa mẹ. 

Tâm trạng cáu gắt, nóng giận của mẹ sẽ tiết ra độc tố, ảnh hưởng tới sức đề kháng của mẹ và chức năng tiêu hóa, tác động tác sự phát triển của trẻ. 

Một hậu quả nguy hiểm hơn ở phụ nữ sau sinh mất ngủ là chứng trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh sẽ tác động tới tâm lý của người mẹ, những suy nghĩ tiêu cực nảy sinh, thậm chí không muốn chăm sóc con, chán ghét chính con của mình. 

Điều trị mất ngủ sau sinh như thế nào? 

Bằng những biện pháp sau, phụ nữ sau sinh nên cải thiện chứng mất ngủ của mình để tinh thần thoải mái, thư giãn, duy trì sức khỏe và sự phát triển của bé. 

>> Tham khảo bài viết: Trẻ sơ sinh mất ngủ

Chia sẻ công việc chăm sóc con cùng người thân 

Sau sinh, tâm lý người mẹ rơi vào bất ổn, ngoài việc chăm sóc con, mẹ có thể phải làm cả việc nhà. Việc hằng ngày phải chăm bé ngủ, bé quấy khóc, cho bé ăn khiến mẹ bị áp lực và cáu gắt, tức giận. 

Lúc này, người chồng hoặc người thân nên phát huy vai trò của mình, chia sẻ công việc cùng vợ, tâm sự, trò chuyện để giải tỏa tâm lý và những áp lực sau sinh. 

Mẹ sau sinh nên chia sẻ việc chăm sóc con cùng bố

Ngủ khi bé ngủ, ngủ các giấc ngủ ngắn 

Những giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường trải dài cả ngày, bé chỉ thức dậy khi cần bú mẹ. Do đó, mẹ có thể tranh thủ ngủ những lúc bé ngủ. Mẹ có thể ngủ những giấc ngủ trưa ngắn, hoặc nằm thư giãn vài phút để dành sức chăm bé vào ban đêm. 

Tăng cường vận động và tập thể dục, thư giãn, hạn chế căng thẳng

Tập thể dục luôn là cách thức chữa mất ngủ hiệu quả với mọi đối tượng. Mẹ sau sinh thường mệt mỏi và khó chịu, ít vận động do phải kiêng cữ. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga hay ngồi thiền sẽ giúp mẹ thư giãn, giải tỏa tâm lý căng thẳng và ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên đi ra ngoài trò chuyện với mọi người, hàng xóm, bạn bè để cảm thấy vui vẻ hơn. Điều này giúp hạn chế căng thẳng và những suy nghĩ tiêu cực có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ. 

Mẹ sau sinh nên vận động thường xuyên phòng ngừa mất ngủ

Không gian ngủ thoải mái 

Không gian ngủ của mẹ sau sinh nên bố trí yên tĩnh và thoải mái, ánh sáng dịu nhẹ, hạn chế tiếng ồn và sạch sẽ, thoáng mát để giấc ngủ được nâng cao chất lượng. 

Thói quen khi ngủ 

Những thói quen không tốt như sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ khiến giấc ngủ bị gián đoạn, khó đi vào giấc ngủ hơn. Thay vào đó, mẹ bầu có thể nghe nhạc nhẹ nhàng, đọc sách để dễ đi vào giấc ngủ hơn. 

Thay đổi chế độ dinh dưỡng 

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp mẹ sau sinh tăng sức đề kháng, đủ chất dinh dưỡng cho con bú đồng thời tăng chất lượng giấc ngủ. Một chế độ nhiều xơ, ít chất béo, các vitamin nhóm B, canxi và sắt giúp ngủ ngon giấc, sâu giấc hơn. 

Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, củ cải, các loại đậu, khoai tây,... Các loại trái cây và ngũ cốc cũng là nguồn bổ sung chất xơ lớn và các vitamin giúp tăng cường hoạt động của hormone melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ. 

Thay đổi chế độ ăn uống cho mẹ mất ngủ sau sinh

Xông hơi giúp phụ nữ sau sinh ngủ ngon hơn 

Biện pháp xông hơi bằng thảo dược giúp phụ nữ sau sinh giải độc, giải nhiệt cơ thể, giảm mệt mỏi, đẩy lùi mất ngủ. Các mẹ sau sinh có thể xông hơi 2-3 lần mỗi tuần để cải thiện mất ngủ. 

Dùng thảo dược cải thiện giấc ngủ 

Một số loại thảo dược có công dụng an thần, giảm căng thẳng, thân thiện với giấc ngủ lại an toàn với mẹ sau sinh cho con bú như trà hoa cúc, trà hoa oải hương, hoa nhài, mật ong,… 

Các phương pháp khác 

Một số cách đẩy lùi mất ngủ khác có thể áp dụng cho mẹ sau sinh như massage, bấm huyệt, bổ sung vitamin khoáng chất hay dùng thuốc ngủ,… Đối với việc sử dụng thuốc chữa mất ngủ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc bởi có thể gây ra tác dụng phụ như làm khô sữa, tắc sữa,…  

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ đề