Vì sao muỗi chích lại ngứa

(SKDS) - Thỉnh thoảng tôi lại bị muỗi đốt, nếu bị muỗi đốt vào ban đêm tôi thấy ngứa hơn bị muỗi đốt ban ngày. Vì sao muỗi đốt lại gây sưng và ngứa thưa bác sĩ?

Hoàng Thị Thu Hương  (), Ninh Bình

Khi bị muỗi đốt, bạn sẽ cảm thấy khó chịu suốt đêm vì ngứa. Triệu chứng ngứa và sưng khi bị muỗi đốt là một phản ứng của cơ thể với kháng nguyên trong nước bọt của muỗi. Vì khi muỗi đốt chúng bơm một chút nước bọt để “gây tê”, nên chúng ta không nhận ra đang bị muỗi đốt. Chất này còn có tác dụng chống đông máu nên muỗi có thể tự do hút máu đến no.

Vì sao muỗi chích lại ngứa

Khi bị muỗi đốt, chất kháng thể IgG và IgE của cơ thể được huy động đến và gây phản ứng miễn dịch với kháng nguyên là nước bọt của muỗi làm da bị sưng và ngứa. Sở dĩ muỗi đốt ban đêm lại ngứa và sưng hơn muỗi đốt ban ngày vì ban đêm nồng độ các hormon steroid, cortisol trong cơ thể khá thấp, làm giảm khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Ngoài việc gây sưng và ngứa, muỗi đốt còn có thể truyền các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan... rất nguy hiểm. Để giảm ngứa và sưng khi bị muỗi đốt, bạn có thể dùng dầu nóng bôi lên các nốt muỗi đốt. Bạn cần tránh gãi nhiều vì gãi có thể gây trầy xước da, dẫn đến thâm tím và nhiễm khuẩn da.  

BS. Hồng Ninh


Tại sao muỗi đốt lại ngứa ngáy? Theo chuyên gia, khi bị muỗi cắn, vết cắn sẽ có dịch tiết của muỗi là một dị ứng nguyên thâm nhập qua da, khi đó cơ thể phản ứng lại bằng các kháng thể để chống lại các dị nguyên bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và các tế bào trong cơ thể phóng thích ra các chất trung gian gây viêm, trong đó có hoạt chất histamin – Nguyên nhân chính gây ra cảm giác ngứa.

Muỗi đốt gây ngứa theo lý giải của y học hiện đại

Nếu chỉ đốt để lấy đi vài giọt máu giúp duy trì sự sống thì chắc chắn con người đã không “hận” loài muỗi đến vậy. Nhưng đằng này, chúng không những khiến con người “mất máu” mà trước khi biến mất chúng còn “tặng” cho con người cảm giác sưng đau, ngứa ngáy đến tột cùng, khiến họ nhớ mãi không thể nào quên.

Với trẻ nhỏ, loài muỗi còn đáng ghét hơn gấp vạn lần. Vì sức đề kháng còn non yếu, làn da mỏng manh non nớt không những bị ngứa, sưng đỏ, mà còn có nguy cơ để lại vết thâm cực kỳ xấu xí. Trong nhiều trường hợp, chúng còn là loài côn trùng trung gian truyền nhiều bệnh lây nhiễm nguy hiểm.

Vì sao muỗi chích lại ngứa

Muỗi đốt gây ngứa là do cơ thể phản ứng với protein trong nước bọt của muỗi

Bài viết liên quan: Kem bôi côn trùng cắn cho bé

Tuy nhiên, chưa bàn tới những hậu quả, ngay cơn ngứa thôi cũng khiến con người muốn “phát điên”. Vậy, tại sao muỗi đốt lại ngứa ngáy trong khi một số loài côn trùng khác thì không? Hãy cùng xem y học hiện đại lý giải điều này ra sao nhé.

Khi đốt, muỗi dùng chiếc vòi của mình đâm qua lớp da người để tìm mạch máu. Khi tìm thấy, muỗi sẽ hút máu chúng ta đồng thời tiêm vào 1 chất đặc biệt. Chất đó chính là nước bọt của muỗi, nó có tác dụng ngăn không cho máu đông lại. Khi đó cơ thể sẽ khởi động quá trình phản ứng miễn dịch tự nhiên đối với protein trong nước bọt của muỗi bằng các kháng thể như IgG, IgE chống lại các dị nguyên bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, và các tế bào trong cơ thể phóng thích ra các chất trung gian gây viêm, trong đó có hoạt chất histamin gây ra cảm giác ngứa và sưng đỏ.

Điều đáng nói, trẻ nhỏ bị muỗi đốt thường có cảm giác ngứa ngáy nhiều hơn do với người lớn là do cơ thể người lớn bị muỗi cắn nhiều lần nên sẽ thích nghi dễ dàng hơn.
Một sự thật nữa cũng rất thú vị, muỗi đốt ban đêm thường gây ngứa nhiều hơn so với ban ngày. Sở dĩ có hiện tượng này là do ban đêm các hooc-môn steroid, cortisol trong cơ thể khá thấp, trực tiếp khiến cho khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể giảm đi phần nào.

Giờ thì bạn đã rõ tại sao muỗi đốt lại ngứa ngáy như vậy rồi đúng không?

Mẹo nhỏ giúp bé hết ngứa khi bị muỗi đốt

Cơn ngứa kéo dài khiến trẻ vô cùng khó chịu, khi không chịu được trẻ sẽ dùng tay gãi liên tục khiến da bị trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm, nổi mụn và để lại sẹo xấu xí.

Để đập tan cơn ngứa ở trẻ nhanh nhất, cha mẹ hãy áp dụng ngay những mẹo nhỏ sau:

Vì sao muỗi chích lại ngứa

Dùng đá lạnh chườm vào vùng da bị muỗi đốt của trẻ

Xem thêm: Nhóm máu hay bị muỗi đốt nhất ở trẻ

+ Dùng đá lạnh: Đá lạnh có tác dụng làm tê một số dây thần kinh quanh vùng da bị muỗi đốt nên trẻ sẽ cảm thấy cơn ngứa dịu đi, cảm giác đau rát cũng giảm đi đáng kể.

+ Mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn cao, đồng thời giúp giảm sưng tấy và giảm ngứa hiệu quả. Ngay khi phát hiện những nốt muỗi đốt trên da con, mẹ hãy dùng mật ong nguyên chất thoa lên vùng da bị muỗi cắn của trẻ.

+ Baking soda: Là hợp chất có tính kiềm nhẹ, baking soda sẽ làm trung hòa sự cân bằng độ ph trên da từ đó giảm tình trạng sưng tấy, giảm bớt đau nhức. 

Để thực hiện, mẹ hòa tan một lượng baking soda vừa đủ với nước ấm tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi bôi lên da bé, để khô vài phút sau đó rửa lại với nước sạch.

Vì sao muỗi chích lại ngứa

Gel Oatrum Kids giúp đập tan cơn ngứa ở trẻ

Đọc thêm: Trẻ bị mẩn ngứa như muỗi đốt có đáng lo?

+ Gel Oatrum Kids: Nếu mẹ cần tìm một sản phẩm bôi ngoài da có tác dụng trị côn trùng cắn vừa an toàn lại hiệu quả thì Oatrum Kids gel chính là lựa chọn hoàn hảo. Sản phẩm chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên quý hiếm, giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa cực nhanh, đồng thời ngăn ngừa sẹo và vết thâm xấu xí để lại trên da trẻ. Nên thoa Oatrum Kids gel 3 lần/ngày để nhanh chóng thấy hiệu quả mẹ nhé.

Tại sao muỗi đốt lại ngứa ngáy? Điều đó không quan trọng bằng việc cha mẹ xử lý vết muỗi đốt cho bé như thế nào để nhanh chóng hết ngứa và không để lại biến chứng nguy hiểm.

Đọc Thêm: 

Một trong những loại côn trùng quen thuộc ảnh hưởng tới cuộc sống thậm chí là tính mạng của con người – muỗi, mối quan tâm của thế giới với những căn bệnh liên quan tới chúng ngày càng gia tăng mỗi năm. Vì thế không ít biện pháp phòng tránh được đưa ra: vệ sinh xung quanh nơi ở, phun thuốc chống muỗi...Mỗi lần bị muỗi đốt, ít hay nhiều cơ thể bạn đều bị sưng đau, ngứa ngáy. Bạn có biết tại sao sau khi bị muỗi cắn chúng ta lại bị ngứa và sưng lâu đến vậy không? Và liệu có rủi ro tiềm ẩn nào nếu bị sưng lâu như vậy?

  1. Lí do khiến loài muỗi lại ưa đốt con người?

Quá trình sinh sản của muỗi cần máu của con người ngoài ra còn có một số động vật khác, vì thế mối quan hệ giữa hai bên hầu như là không thể chấm dứt và vô cùng phức tạp. Nguyên nhân do đâu mà muỗi lại ưa cắn con người sẽ được giải đáp với một số điểm chính dưới đây:

  • Mùi hương cơ thể: đây là yếu tố chủ yếu, bởi mùi hương trên cơ thể con người có sức hấp dẫn hơn so với những loài khác.
  • Giới tính:
  • Muỗi đực: ăn mật ong, hoặc các loại trái cây để tồn tại
  • Muỗi cái: hút máu từ con người và động vật để sống, cảm nhận thông qua nhiệt và mùi vị

+ Mùi trong mồ hôi

+ Đối tượng có thân nhiệt cao

  • Dễ dàng tiếp xúc: khi việc tiếp xúc trực tiếp lên cơ thể con người dễ dàng hơn sau quá trình tiến hóa chỉ còn lại ít lông trên da. Điều kiện thuận lợi hơn so với việc tiếp xúc với những động vật khác.
  1. Nguyên nhân gây ngứa và sưng lâu là gì? Bị sưng đau lâu có gây hậu quả gì không?

Thời điểm muỗi tấn công nhiều nhất chính là vào ban đêm, hoặc lúc tờ mờ sáng và trời chậm choạng tối. Khi bị muỗi đốt phản ứng đầu tiên trên cơ thể bạn đó chính là bị sưng và ngứa, chắc hẳn bạn cũng tò mò về vấn đề này. Sự khó chịu này xuất phát từ đâu:

  • Trong vài giây đầu, đối tượng bị cắn sẽ không có cảm giác bị đốt do trong quá trình cắn đó, muỗi cũng đang trực tiếp tiêm một lượng nước bọt có tác dụng gây tê tại chỗ. Những triệu chứng đó là do phản ứng từ hệ thống miễn dịch đối với kháng nguyên được thể hiện bằng nước bọt của con muỗi. 
  • Hoạt động của nước bọt tương tự như chất chống đông, nên nó hoàn toàn thoải mái hút đến khi no thì thôi. Để đối phó, cơ thể sẽ gửi đi kháng thể IgE và IgD vậy nên đó là những biểu hiện bình thường mà chúng ta vẫn thường thấy.
  • Đối với trẻ em thì những biểu hiện này có tính nghiêm trọng hơn, vì hệ miễn dịch của trẻ chưa thích ứng như người lớn (sau nhiều lần bị đốt).

Bạn đừng lo lắng quá nếu như bị sưng đau do muỗi đốt, vì đấy chỉ là một phản ứng thông thường của con người. Các hiện tượng này sẽ sớm mất đi, và bạn đừng nên quá bận tâm đến nó để rồi gãi ngứa gây xước da, nguy cơ viêm nhiễm. Điều đáng lo ngại nhất là liệu con muỗi bạn đốt đấy có lây truyền các dịch bệnh nguy hiểm hay không, như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản.... Do vậy, hãy bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn không để muỗi đốt theo những cách như:

  • Môi trường sống thông thoáng
  • Thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ nơi làm việc, sinh hoạt
  • Có thể trồng các loại cây xanh đuổi muỗi để giảm thiểu muỗi và côn trùng bay vào nhà.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, để tăng cường sức khỏe phòng chống lại các loại bệnh do muỗi gây ra.
  • Mặc quần áo dài, màu tối nếu ra ngoài vào ban đêm
  • Lắp đặt cửa lưới chống muỗi.

Với những thông tin kể trên hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức và cách phòng tránh muỗi hiệu quả hơn! Và khi cần lắp đặt cửa lưới chống muỗi hãy nhớ bấm gọi chúng tôi!

Xem thêm các tin tức, mẹo hay về sức khỏe và nhà ở.

Hiện tại, cửa lưới chống muỗi Vietfamily đang áp dụng chương trình giảm giá và khuyến mại lớn, xem ngay bảng báo giá để nhận được khuyến mại cực lớn trong tháng các sản phẩm cửa lưới chống muỗi Vietfamily nhé.