Vì sao phải thực hiện các tiêu chuẩn nói chung và tiêu chuẩn bản vẽ nói riêng

Bản vẽ kĩ thuật là phương tiện thông tin dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật và đã trớ thành “ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật. Vì vậy, nó phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất được quy định trong các tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật.

Bạn đang xem: Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

1. Sơ lược về bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ là tài liệu kỹ thuật, bao gồm các hình biểu diễn của vật thể và những số liệu khác cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra. Bản vẽ là tiếng nói của kỹ thuật.

Bản vẽ ngày nay đã trải qua con đường phát triển lâu dài. Sự xuất hiện của bản vẽ liên quan đến công việc xây dựng các công trình, đền đài và thành phố. Buổi đầu, bản vẽ được vẽ ngay trên mặt đất, tại nơi người ta cần xây công trình. Sau đó, bản vẽ được vẽ lên các phiến đá, các tấm đất sét và các tấm da.

Với đóng góp to lớn nhà họa sĩ thiên tài người Ý Leonardo da Vinci, nhà hình học và kiến trúc sư người Pháp Girard Dezarg đã đặt những luận cứ khoa học đầu tiên về phép chiếu phối cảnh và nhà toán học người Pháp Rơnê Đêcác đã đề xướng hệ tọa độ thẳng góc. Điều đó đã tạo nên phép chiếu trục đo. Ban đầu hình biểu diễn được vẽ bằng tay và ước lượng bằng mắt. Những bản vẽ đó không có kích thước, người ta phán đoán chúng một cách gần đúng theo vật thể được biểu diễn. Kể từ thế kỷ thứ 17 bản vẽ dần dần trở nên hiện đại, cải thiện triệt để chất lượng sản phẩm được cải tiến để tiếp tục phát triển tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là tiêu chuẩn về bản vẽ. Nó diễn tả khá chính xác hình dạng khái quát công trình cần thể hiện và được vẽ bằng công cụ vẽ.

2.Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

2.1 Khổ giấy

- Có 05 loại khổ giấy, kích thước như sau:

+ A0: 1189 x 841(mm)

+ A1: 841 x 594 (mm)

+ A2: 594 x 420 (mm)

+ A3: 420 x 297 (mm)

+ A4: 297 x 210 (mm)

- Quy định khổ giấy để thống nhất quản lí và tiết kiệm trong sản xuất

- Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ giấy 

- Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và khung tên. Khung tên được đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ

2.2 Tỷ lệ

Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.

TCVN 7286 : 2003 (ISO 5455 : 1971) quy định tỉ lệ dùng trên các bản vẽ kĩ thuật như sau:

Tuỳ theo kích thước của vật thể được biểu diễn và khổ giấy vẽ mà chọn tỉ lệ thích hợp.

2.3 Nét vẽ

Các hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật được thể hiện bằng nhiều loại nét vẽ khác nhau.

TCVN 8 – 20 : 2002 (ISO 128 – 20 : 1996) quy định tên gọi, hình dạng, chiều rộng và ứng dụng của các nét vẽ.

a. Các loại nét vẽ

Bảng 1 Các khổ giấy chính

b. Chiều rộng nét vẽ

Chiều rộng của nét vẽ (d) được chọn trong dãy kích thước sau:

0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm.

Thường lấy chiều rộng nét đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.

2.4 Chữ viết

a, Khổ chữ

- Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14; 20mm

- Chiều rộng: (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h

b, Kiểu chữ

Thường dùng kiểu chữ đứng hoặc nghiêng 750

2.5 Ghi kích thước

TCVN 5705 – 1993 quy định quy tắc ghi kích thước dài, kích thước góc trên các bản vẽ và tài liệu kĩ thuật.

* Đường kích thước

Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước. Ở đầu mút đường kích thước có vẽ mũi tên

* Đường gióng kích thước

Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước, vượt quá đường kích thước khoảng 2 ~ 4mm

* Chữ số kích thước

Chữ số kích thước chỉ trị số kích thước thực, không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ và thường được ghi trên đường kích thước.

Kích thước độ dài dùng đơn vị là milimet, trên bản vẽ không ghi đơn vị đo và được ghi như hình 1.6, nếu dùng đơn vị độ dài khác milimet thì phải ghi rõ đơn vị đo.

Kích thước góc dùng đơn vị đo là độ, phút, giây.

Xem thêm: Bộ Đề Thi Toán Lớp 7 Học Kì 2 Năm 2019 Có Đáp Án Lớp 7 Năm 2019

* Kí hiệu Ø, R

Trước con số kích thước đường kính của đường tròn ghi kí hiệu Ø và bán kính của cung tròn ghi kí hiệu R.

Bản vẽ kỹ thuật là gì? Phân loại bản vẽ kỹ thuật, các tiêu chuẩn trong bản vẽ kỹ thuật cơ khí bạn cần biết để có thể đọc hiểu và trình bày bản vẽ thành thạo.

Bản vẽ kỹ thuật là tác phẩm của ngành vẽ kỹ thuật, là ngôn ngữ của nhà thiết kế và kỹ sư mô tả hình dáng, kích thước, vật liệu, đặc tính kỹ thuật... các vật thể, chi tiết, các kết cấu. Có thể nói ngắn gọn là để chế tạo ra sản phẩm đúng với ý tưởng thiết kế.

Bản vẽ kỹ thuật truyền thống thường được biểu diễn dạng 2D. Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ cho ra đời các bản vẽ ở dạng 3D có khả năng mô tả vật thể trực quan hơn.

Tại sao phải sử dụng bản vẽ kỹ thuật?

Bản vẽ kỹ thuật là một tài liệu cơ bản nhất và thể hiện đầy đủ thông tin nhất để chỉ đạo quá trình sản xuất, dựa vào đó người gia công tiến hành sản xuất và chế tạo ra sản phẩm.

Nó là phương tiện giao tiếp (thiết kế, thi công, sử dụng sản phẩm) trong kỹ thuật, nó bao gồm các hình biểu diễn (hình chiếu, hình cắt..), các số liệu ghi kích thước, các yêu cầu kỹ thuật...., nó được vẽ theo một quy tắc thống nhất (ISO) nhằm thể hiện hình dạng, kết cấu, độ lớn... của vật thể.

Ngoài ra có thể nói bản vẽ kỹ thuật là một loại tài sản trí tuệ, được đăng ký bản quyền, được mua, bán trao đổi.

2. Phân loại bản vẽ kỹ thuật

Mỗi loại bản vẽ sẽ có một tiêu chuẩn quy định riêng:

  • Bản vẽ xây dựng

  • Bản vẽ cơ khí

  • Bản vẽ kỹ thuật điện

  • Bản vẽ kiến trúc

3. Các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật được viện tiêu chuẩn Việt Nam quy định theo link sau đây. Các bạn có thể tham khảo:

//tieuchuan.vsqi.gov.vn/tieuchuan/view?sohieu=TCVN+8-1%3A2015

Về cơ bản có các tiêu chuẩn cần quan tâm, CAMMECH sẽ cùng bạn tìm hiểu dưới đây:

Phép chiếu

Các hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ được xây dựng bằng phép chiếu. Phép chiếu là quá trình vẽ hình biểu diễn của vật thể trên mặt phẳng. Hình biểu diễn nhận được gọi là hình chiếu của vật thể. Hình chiếu gần giống như bóng của vật thể được chiếu từ một nguồn sáng mà người quan sát thấy được trên mặt tường hay mặt đất.

Có 2 phương pháp chiếu:

  • Phương pháp góc chiếu thứ nhất

  • Phương pháp góc chiếu thứ ba:

Quy định về đường nét trong bản vẽ kỹ thuật:

Trên bản vẽ kỹ thuật, các hình chiếu của vật thể được biểu diễn bằng các dạng đường, nét có độ rộng khác nhau để thể hiện các tính chất của vật thể.

Các đường, nét trên bản vẽ được quy định trong TCVN 0008:1993 tiêu chuẩn này phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 128:1982.

Chiều rộng nét vẽ

Theo các tiêu chuẩn thì ta chỉ được phép sử dụng 02 loại nét vẽ trên một bản vẽ, tỷ số chiều rộng của nét đậm và nét mảnh không được vượt quá 2:1

Các chiều rộng của các nét vẽ cần chọn sao cho phù hợp với kích thước, loại bản vẽ mà ta chọn theo tiêu chuẩn sau:

  • Dãy bề rộng nét vẽ tiêu chuẩn: 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4; 2mm

  • Bề rộng của nét cơ bản (d) bằng 0,5 đến 1,4 mm tùy theo độ lớn và mức độ phức tạp của hình biểu diễn.

  • Bề rộng của nét chấm gạch mảnh có giá trị bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.

Chú ý: chiều rộng của nét vẽ cho một đường không thay đổi theo tỷ lệ bản vẽ, hình vẽ..

Tiêu chuẩn trình bày khung bản vẽ và khung tên:

Khung bản vẽ

Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm ( thông thường lấy bằng 0.5 hoặc là 1 mm ) kẻ cách các mép giấy là 5mm. Khi cần đóng thành tập thì các cạnh giữ nguyên trừ cạnh khung bên trái được kẻ cách mép một đoạn bằng 20mm, như các hình dưới đây.

>> Xem thêm: Tạo khung tên tùy chỉnh Drawing trên Solidworks

Khung tên

Khung tên của bản vẽ có thể được đặt theo cạnh dài hoặc ngắn của bản vẽ tùy theo cách trình bày như nó phải được đặt ở cạnh dưới và góc bên  phải của bản vẽ.

Nhiều bản vẽ có thể đặt chung trên một tờ giấy nhưng mỗi bản vẽ phải có khung tên và khung bản vẽ riêng, khung tên của mỗi bản vẽ phải đặt sao cho các chữ ghi trong khung tên có dấu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ đó.

Tiêu chuẩn về tỉ lệ trong bản vẽ kĩ thuật

Tùy theo kích thước và độ phức tạp của vật thể mà ta chọn tỉ lệ cho bản vẽ. Tỉ lệ bản vẽ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình vẽ với kích thước thật tương ứng đo được trên vật thể.

Theo TCVN 3-74 có các loại tỉ lệ sau:

Tỉ lệ thu nhỏ 

1: 2 ; 1: 2,5 ; 1: 4 ; 1: 5 ; 1:10 ; 1:15 ; 1: 20 …. 

Tỉ lệ nguyên hình 

1:01

Tỉ lệ phóng to

2: 1 ; 2,5: 1 ; 4: 1 ; 5: 1 ; 10:1 ; 15:1 ; 20: 1 ….

Kí hiệu tỉ lệ trong bản vẽ: 1:1 ; 2:1 ….

Xem thêm: 

  • Hướng dẫn đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí

Trên đây là toàn bộ kiến thức mà bạn cần biết để có thể trình bày một bản vẽ kỹ thuật đúng tiêu chuẩn. Hy vọng Cammech đã giúp bạn có được những kiến thức hữu ích trong lĩnh vực kỹ thuật.
Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ đề