Vì sao tôm sống có màu sắc của môi trường

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

1

Những loài thủy hải sản như tôm, tép, cua, ghẹ… khi nấu (luộc, hấp…) thì lại chuyển sang màu đỏ hồng sặc sỡ. Lý do của sự đổi màu này là do trong cơ thể của chúng tồn tại một loại sắc tố (pigment) đặc biệt mang tên: Astaxanthin bị ẩn đi dưới lớp vỏ cứng, và sắc tố này chỉ xuất hiện khi có ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

Astaxanthin là một loại sắc tố gốc carotene (carotenoid), vốn là những loại sắc tố kỵ nước, tan trong dầu, gần giống với vitamin A (retinol). Những phân tử Astaxanthin thường có màu đỏ hoặc cam vì chúng hấp thụ ánh sáng màu lam. Astaxanthin thường có trong cơ thể các loài giáp xác (Crustacean) như tôm, cua, ghẹ… hoặc một số loài cá như cá hồi (salmon,trout)…

Khi tôm còn sống, những phân tử astaxanthin liên kết với các phân tử protein có trong lớp vỏ xương ngoài (exoskeleton) cứng cáp bao bọc cơ thể chúng. Do vậy, màu sắc đặc trưng của astaxanthin bị che phủ, dẫn đến tính chất hấp thụ ánh sáng màu lam bị mất đi, và tôm có màu xanh đậm hoặc xám như thường thấy. Khi bị làm chín (như luộc, nướng, hấp…), nhiệt độ sẽ khiến các protein có tên beta-crustacyanin thay đổi cấu trúc phân tử, phá vỡ các liên kết giữa chúng (beta-crustacyanin) và sắc tố astaxanthin, dẫn đến việc màu đỏ của astaxanthin xuất hiện rõ ràng.

Sự biến đổi màu sắc của các loài động vật giáp xác này gần giống với sự thay đổi màu của lá cây. Ở trạng thái sinh trưởng khỏe mạnh bình thường, sắc tố vàng (Xanthophyll) có trong lá cây bị che phủ bởi những sắc tố màu lục (diệp lục tố, Chlorophyll). Khi mùa thu về, những phân tử chlorophyll bị phá vỡ, và do vậy, các sắc tố màu vàng cam có cơ hội xuất hiện. Nhờ đó, lá cây đổi sang màu vàng đặc trưng và là một trong những dấu hiệu dịu dàng và êm ả của mùa lãng mạn nhất trong năm (“Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông”).

2

Vì sắc tố trên vỏ, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù 

Có tôm có 4 màu sắc khác nhau và lí do khác nhau như : 

+Ảnh hưởng của nhiệt độ

-Khi nhiệt độ cao, sắc tố tối tập trung ở tâm tế bào sắc tố làm tôm trắng hơn, phản xạ nhiều ánh sáng hơn ở bề mặt cơ thể nên ít bị nóng hơn.
+Ảnh hưởng của chất lượng ăn 

-Thức ăn không ảnh hưởng đến màu sắc của tôm. Theo nghiên cứu, bổ sung Astaxanthin vào thức ăn sẽ làm tăng mật độ sắc tố này trong cơ thịt tôm so với tôm không được bổ sung. Tuy nhiên lượng Astaxanthin bổ sung vào thức ăn không liên quan gì tới màu sắc tôm trong môi trường.Trong các khẩu phần đều bổ sung cùng một lượng Astaxanthin, tôm có màu đậm hơn trong môi trường tối hơn. Nói cách khác, màu sắc của tôm vẫn do môi trường quyết định.
+Ảnh hưởng của màu sắc môi trường
-Trong môi trường tối hơn màu sắc tôm sẽ sậm hơn. Màu sắc phù hợp với môi trường giúp tôm phòng tránh kẻ thù. 
+Ảnh hưởng của tính trạng bệnh lí 

-Tôm sú bị hoại tử gan - mang, có màu vàng nhạt 

-Tôm nhiễm độc kim loại nặng như đồng, thủy ngân cũng có màu sắc đậm hơn bình thường.

-Màu sắc tôm đỏ hơn trong nước ô nhiễm đồng (dưới) so với tôm nuôi trong nước sạch. Các chỉ tiêu phát triển khác không khác biệt. Cả 2 lô tôm thí nghiệm cho ăn thức ăn không bổ sung Astaxanthin.

#Phamvanminh5599

Đề bài

Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ cơ quan bên trong. Nhờ sắc tố cơ thể tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.

Loigiaihay.com

  • Giải bài 2 trang 76 SGK Sinh học 7. Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương em thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?

  • Giải bài 3 trang 76 SGK Sinh học 7. Ở nước ta và địa phương em, nhân dân đang nuôi và khai thác loài tôm nào làm thực phẩm và xuất khẩu?

  • Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 76 SGK Sinh học 7.

  • Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 76 SGK Sinh học 7.

  • Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 75 SGK Sinh học 7.

  • So sánh đặc điểm sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.

  • Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Sinh học 7. Hãy nêu đặc điểm chung của lưỡng cư về: Môi trường sống, da, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, sự sinh sản, sự phát triển cơ thể, đặc điểm nhiệt độ cơ thể.

  • Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất.

  • Nêu đặc điểm chung của bò sát.

Tôm là từ chỉ phần lớn các loài động vật giáp xác trong bộ giáp xác mười chân, ngoại trừ phân thứ bộ Cua bao gồm các loài cua, cáy và có thể là một phần của cận bộ Anomura bao gồm các loài tôm ở nhờ [ốc mượn hồn].Tôm sông sống phổ biến ở các sông, ngòi, ao, hổ... nước ta.

Hoạt hình mô tả cách bơi ngược mà nhiều loài tôm có thể sử dụng trong một số trường hợp thoát hiểm.

Chúng đa phần là động vật ăn tạp sống ở dưới nước, bao gồm các loài sống ở nước biển, như tôm hùm càng, và các loài sống ở vùng nước ngọt, như tôm đồng, và nước lợ, như tôm càng xanh. Di chuyển trong nước, chúng có thể bò bằng chân, bơi bằng khua chân, hoặc trong một số trường hợp bơi ngược bằng cách gập người để thoát hiểm - một kiểu bơi rất đặc trưng của nhiều loài tôm.

Hầu hết các loài tôm đều có thể là nguồn thức ăn giàu protein cho con người, trong đó có nhiều loại là thủy hải sản có giá trị thương mại rất cao.

ngotienlinh Send an email

0 27 5 phút

Tôm sông là đại diện điển hình của lớp giáp xác. Chúng có cấu tạo ngoài, sinh sản và tập tính tiêu biểu cho Giáp xác nói riêng, Chân khớp nói chung. Nội dung bài giảng hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Cấu tạo ngoài và di chuyển, dinh dưỡng của Tôm sông.

1.1. Cấu tạo ngoài và di chuyển

Cơ thể tôm có hai phần : đầu ngực và phần bụng

Bạn đang xem: Sinh học 7 Bài 22: Tôm sông

Hình 1:Cấu tạo ngoài của tôm sông

1.1.1. Vỏ cơ thể

Giáp đầu -ngực cũng như vỏ cơ thể tôm có cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngắm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chổ bám cho hệ cơ phát triển.Vỏ tôm chứa sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường.

1.1.2. Các phần phụ của tôm

  • Phần đầu – ngực có : đôi mắt kép, hai đôi râu, các chân hàm, các chân ngực [càng và chân bò]
  • Phần bụng có các chân bơi và tấm lái.

Hình 2:Cấu tạo của tôm

A- Phần đầu ngực: 1- mắt kép, 2- hai đôi râu, 3- các chân hàm, 4- các chân ngực [càng, chân bò]

B- Phần bụng: 5- Các chân bụng [chân bơi], 6- Tấm lái

STTChức năngTên các phần phụVị trí của phần phụ
Phần đầu – ngựcPhần bụng
1Định hướng, phát hiện mồi2 mắt kép, hai đôi râuX
2Giữ và xử lí mồiCác chân hàmX
3Bắt mồi và bòCác chân ngựcX
4Bơi, thăng bằng, ôm trứng

Chân bơi [chân bụng]

X
5Lái và giúp tôm nhảyTấm láiX

Bảng 1: Chức năng chính các phần phụ của tôm

1.1.3. Di chuyển

  • Tôm dùng chân ngực để bò trên bùn cát, các chân bơi giúp giữ thăng bằng và bơi.
  • Ngoài ra tôm có thể bơi giật lùi.

1.2. Dinh dưỡng

  • Tôm là động vật ăn tạp, kiếm ăn vào lúc chập tối. Trên hai đôi râu của tôm có các tế bào khứu giác giúp tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.
  • Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn. Thức ăn qua miệng vá hầu, được tiêu hoá ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột.
  • Ôxi được hấp thụ qua các lá mang. Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ hai.

1.3. Sinh sản

  • Tôm phân tính: tôm đực và tôm cái
  • Trứng tôm nở thành ấu trùng, lột xác nhiều lần mới thành tôm trưởng thành.

Hình 3:Vòng đời tôm càng xanh

1.4. Tổng kết

Hình 4: Sơ đồ tư duy bài Tôm sông

Bài 1:

Giải thích tại sao tôm, cua khi chín lại có màu đỏ?

Hướng dẫn:

Những loài thủy hải sản như tôm, tép, cua, ghẹ… khi nấu [luộc, hấp…] thì lại chuyển sang màu đỏ hồng sặc sỡ. Lý do của sự đổi màu này là do trong cơ thể của chúng tồn tại một loại sắc tố [pigment] đặc biệt mang tên: Astaxanthin bị ẩn đi dưới lớp vỏ cứng, và sắc tố này chỉ xuất hiện khi có ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

Astaxanthin là một loại sắc tố gốc carotene [carotenoid], vốn là những loại sắc tố kỵ nước, tan trong dầu, gần giống với vitamin A [retinol]. Những phân tử Astaxanthin thường có màu đỏ hoặc cam vì chúng hấp thụ ánh sáng màu lam. Astaxanthin thường có trong cơ thể các loài giáp xác [Crustacean] như tôm, cua, ghẹ… hoặc một số loài cá như cá hồi [salmon, trout]…

Khi tôm còn sống, những phân tử astaxanthin liên kết với các phân tử protein có trong lớp vỏ xương ngoài [exoskeleton] cứng cáp bao bọc cơ thể chúng. Do vậy, màu sắc đặc trưng của astaxanthin bị che phủ, dẫn đến tính chất hấp thụ ánh sáng màu lam bị mất đi, và tôm có màu xanh đậm hoặc xám như thường thấy. Khi bị làm chín [như luộc, nướng, hấp…], nhiệt độ sẽ khiến các protein có tên beta-crustacyanin thay đổi cấu trúc phân tử, phá vỡ các liên kết giữa chúng [beta-crustacyanin] và sắc tố astaxanthin, dẫn đến việc màu đỏ của astaxanthin xuất hiện rõ ràng.

Sự biến đổi màu sắc của các loài động vật giáp xác này gần giống với sự thay đổi màu của lá cây. Ở trạng thái sinh trưởng khỏe mạnh bình thường, sắc tố vàng [Xanthophyll] có trong lá cây bị che phủ bởi những sắc tố màu lục [diệp lục tố, Chlorophyll]. Khi mùa thu về, những phân tử chlorophyll bị phá vỡ, và do vậy, các sắc tố màu vàng cam có cơ hội xuất hiện. Nhờ đó, lá cây đổi sang màu vàng đặc trưng và là một trong những dấu hiệu dịu dàng và êm ả của mùa lãng mạn nhất trong năm [“Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông”].

Bài 2:

Tôm đực, tôm cái khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn:

Tôm đực khác tôm cái ở chỗ tôm đực có kích thước lớn, đôi kìm to và dài.

Bài 3:

Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

Hướng dẫn:

Ấu trùng phải lột xác nhiều lần vì lớp vỏ cứng bao bọc không lớn theo cơ thể được.

Bài 4:

Tập tính ôm trứng của tôm mẹ mang ý nghĩa gì?

Hướng dẫn:

Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa bảo vệ trứng để không bị kẻ thù ăn mất.