Vì sao trung quốc muốn chiếm biển đông

Vì sao trung quốc muốn chiếm biển đông

Một chiếc tàu có chữ "Hải cảnh Trung Quốc" - Ảnh: SCMP/WEIBO

Không bắt buộc phải khai báo

Cụ thể có 2 nội dung cần được phân tích một cách thật sự khách quan, trên cơ sở của luật pháp và thực tiễn quốc tế hiện hành, để nhận rõ bản chất đích thực "Luật an toàn hàng hải" của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay.

Nội dung thứ nhất là quyền "đi qua vô hại" trong vùng lãnh hải. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã trích dẫn quy định cho 5 loại tàu khi đi vào "vùng lãnh hải" của Trung Quốc phải khai báo gồm: (i) tàu ngầm; (ii) tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân; (iii) tàu chở vật liệu phóng xạ; (iv) tàu chở chất độc hại như dầu hỏa, hóa chất hoặc khí hóa lỏng và (v) các tàu khác "có thể gây nguy hiểm cho an toàn giao thông hàng hải Trung Quốc" phải khai báo chi tiết mọi thông tin liên quan đến các con tàu đó như về danh tính, số IMO, vị trí tàu, địa điểm và ngày giờ khởi hành, địa điểm sắp đến tiếp theo và ngày giờ dự kiến đến, số điện thoại vệ tinh, tên hàng hóa nguy hiểm và số lượng cụ thể... 

Dựa trên thông tin này, có thể hiểu rằng Trung Quốc bắt buộc 5 loại tàu nói trên khi đi qua lãnh hải của Trung Quốc buộc phải khai báo, xin phép. Như vậy, có thể thấy rằng để ra quy định này, Trung Quốc đã giải thích và vận dụng điều 20 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982: Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác và điều 23 của UNCLOS 1982: Tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu thuyền chuyên chở các chất phóng xạ hay các chất vốn nguy hiểm hoặc độc hại. 

Tuy nhiên, theo nhận xét của chúng tôi, Trung Quốc đã vận dụng quá mức cần thiết so với nội dung quy định của 2 điều khoản nói trên của UNCLOS 1982. 

Điều 20 và điều 23 quy định khá nghiêm ngặt đối với 5 loại tàu thuyền nói trên, như tàu ngầm hay phương tiện đi ngầm buộc phải đi nổi; các tàu có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu thuyền chuyên chở các chất phóng xạ hay các chất vốn nguy hiểm hoặc độc hại thì buộc phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng những biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của các điều ước quốc tế đối với loại tàu thuyền đó. 

Tuy nhiên, UNCLOS 1982 không bắt buộc phải khai báo, xin phép hay phải chịu sự kiểm soát, khám xét của các lực lượng chức năng của quốc gia ven biển, nếu các loại tàu thuyền này hoàn toàn tuân thủ và thực hiện "quyền đi qua vô hại" trong lãnh hải của quốc gia ven biển.

Cẩn trọng bẫy pháp lý của Trung Quốc

Thứ hai về cái gọi là "vùng lãnh hải" của Trung Quốc. Đây mới là nội dung mà chúng tôi thấy cần được lưu ý, thậm chí cần phải đề cao cảnh giác để tránh mắc phải cạm bẫy pháp lý của Trung Quốc. Cũng như các quốc gia ven biển khác trên thế giới, Trung Quốc đã ra tuyên bố và có các văn bản quy phạm pháp luật xác định phạm vi lãnh hải của mình có chiều rộng 12 hải lý (Tuyên bố về lãnh hải 1958, Quy định về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1992, về Đường cơ sở 1996 và về Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998). 

Nếu phạm vi lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc được xác định tính từ hệ thống đường cơ sở ven bờ lục địa như Trung Quốc đã công bố thì hoàn toàn không có vấn đề gì. Chúng ta hoàn toàn ủng hộ và tuân thủ. 

Tuy nhiên vấn đề ở đây là Trung Quốc đã cố tình giải thích và áp dụng sai UNCLOS 1982 trong việc xác lập hệ thống đường cơ sở tại các quần đảo nằm giữa Biển Đông. Chẳng hạn, như mọi người đều biết, tại phần IV, UNCLOS 1982, không có điều khoản nào quy định phương pháp vạch đường cơ sở quần đảo không phải là quốc gia quần đảo.

Tuy vậy Trung Quốc đã tuyên bố hệ thống đường cơ sở thẳng tại quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) năm 1996 (15-5-1996), vận dụng theo phương pháp thiết lập hệ thống đường cơ sở quốc gia quần đảo. Trung Quốc cũng đang tính đến việc xác lập hệ thống đường cơ sở ở quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa, sau khi họ đã chiếm đóng được các thực thể là các bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa của các quốc gia xung quanh Biển Đông. 

Điều nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đang tìm cách hợp thức "vùng lãnh hải" 12 hải lý (thậm chí cả vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý) xung quanh các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, các bãi ngầm trong Biển Đông mà họ đã đánh chiếm, bí mật đổ bộ, tiến hành cải tạo nâng cấp thành các đảo nhân tạo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, theo quy định của UNCLOS 1982, của các quốc gia xung quanh Biển Đông trong thời gian qua.

Qua phân tích nói trên, chúng tôi một lần nữa khẳng định rằng Trung Quốc đã và đang tìm cách giải thích và áp dụng UNCLOS 1982 nhằm hợp thức hóa yêu sách đường "lưỡi bò" phi lý; khống chế, kiểm soát Biển Đông để tiến tới thực hiện mục tiêu chiến lược là độc chiếm Biển Đông, nhất là trong bối cảnh khu vực và quốc tế đang tập trung đối phó với đại dịch COVID-19. 

Vì sao trung quốc muốn chiếm biển đông
Trung Quốc kiểm soát đi lại ở Biển Đông

Tiến sĩ TRẦN CÔNG TRỤC (Nguyên trưởng ban biên giới quốc gia)

Biển Đông: vì sao Trung Quốc 'phủ đầu' ngay đầu năm?

Vì sao trung quốc muốn chiếm biển đông
Vì sao trung quốc muốn chiếm biển đông

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây đã lên tiếng phản đối sau khi Việt Nam 'mời' Ấn Độ đầu tư, hợp tác khai thác dầu khí tại Biển Đông, theo truyền thông quốc tế

Trung Quốc trong năm 2018 tiếp tục chính sách chính của mình là 'tằm ăn dâu', đồng thời có các động thái chủ động ngăn chặn, răn đe các nước khác cạnh tranh 'chủ quyền' của họ trên Biển Đông thông qua chiến thuật 'đánh phủ đầu', theo một nhà phân tích chính trị và bang giao quốc tế từ Hoa Kỳ.

Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 13/01, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu thuộc Đại học George Mason, giải thích động thái mà mới đây theo truyền thông quốc tế Trung Quốc đã 'phản đối mạnh mẽ' việc Việt Nam mời Ấn Độ tham gia, hợp tác đầu tư, khai thác dầu khí ở Biển Đông, ông nói:

Trung Quốc và chuyển động trên Biển Đông đầu năm 2018

Manila phản đối TQ 'quân sự hóa' Đá Chữ Thập

Việt Nam cũng đang 'xây cất ở Biển Đông'

Từ Biển Đông đến Một Vành đai của TQ

Trung Quốc lại xây dựng ở Hoàng Sa?

"Trước hết, khi Ấn Độ khai thác với Việt Nam, thì những khu thăm dò và khai thác ở trong lĩnh vực thẩm quyền của Việt Nam mà Việt Nam cho là có độc quyền, nhưng Trung Quốc lại cho là của họ bởi vì nó ở trong vòng của đường 'Lưỡi bò' [bản đồ đường chín đoạn], nếu Ấn Độ khai thác chỗ này, coi như Ấn Độ công nhận chủ quyền của Việt Nam ở vùng này.

"Thành ra họ [Trung Quốc] phải đánh phủ đầu ngay lập tức. Đó là lý do vì sao Trung Quốc phản ứng nhanh như vậy. Về vấn đề hợp tác dầu khí, chúng ta thấy gần đây Việt Nam đã gia hạn 2 năm cho công ty khai thác dầu của Ấn Độ với Việt Nam, hỗ trợ hành động như đó là đã đạt được khung hành động nếu họ muốn.

"Điểm thứ hai, về quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ đã tăng lên nhiều năm nay và nhất là gần đây Việt Nam đã gửi một số người sang Ấn Độ để học tập về không quân, hải quân, thành ra việc đó [hợp tác] xảy ra là thông thường, mà đây chỉ là tiếp tục thôi.

Vì sao trung quốc muốn chiếm biển đông
Vì sao trung quốc muốn chiếm biển đông

Nguồn hình ảnh, Bloomberg

Chụp lại hình ảnh,

Hãng Repsol của Tây Ban Nha có nhiều dự án đầu tư, hợp tác khai thác dầu khí ở nhiều vùng biển trên thế giới (hình minh họa)

"Nhưng tôi nghĩ đây là Trung Quốc chặn đầu, tức là bất cứ điều gì xảy ra là Trung Quốc chặn đầu, làm hai động thái. Động thái thứ nhất là 'tằm ăn dâu', Trung Quốc cứ từ từ tiến những bước một mà không gây ra những gì thật là đụng độ lớn, cứ từ từ tiến.

"Nhưng mặt khác, Trung Quốc cứ 'đánh phủ đầu', chặn những chuyện khác mà có thể làm ngược lại Trung Quốc, thành ra điều đó dễ hiểu thôi," người đồng thời là nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), một think tank của Mỹ, nói với BBC.

'Ấn Độ khác xa Tây Ban Nha'

Những 'căn cứ' nào của VN ở Trường Sa có thể bị tấn công?

TQ tiếp tục cơi nới đảo và phản đối Mỹ

Bill Hayton: VN đang 'thân cô, thế cô'

Biển Đông: "Hoạt động dầu khí thuộc chủ quyền VN"

Từ Tokyo, Nhật Bản, nhà báo và nhà phân tích Đỗ Thông Minh liên hệ và so sánh vụ việc từng xảy ra trong hợp tác của Việt Nam với hãng Repsol của Tây Ban Nha năm ngoái 2017 trên Biển Đông dưới áp lực của Trung Quốc và hợp tác Việt - Ấn hiện nay, ông nói:

"Về mặt ngoại giao, từ trước đến giờ Ấn Độ vẫn có quan hệ với nhà cầm quyền Việt Nam hiện tại, cho nên khi đi vào Biển Đông, chắc chắn họ hiểu tình hình và Ấn Độ khác với Tây Ban Nha ở chỗ Tây Ban Nha là một xứ tây phương quá xa xôi, [Repsol] chỉ đơn thuần là một công ty, sau lưng không có một sự hỗ trợ về thế lực hay quân sự nào cả.

"Nhưng Ấn Độ thì không phải như vậy, những đoàn tàu chiến của Ấn Độ khi đi thăm các nơi, thì cũng thường ghé Cam Ranh hoặc ghé Đà Nẵng, và quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ sau này, từ vấn đề quân sự cho đến vấn đề kinh tế và kỹ thuật đã gia tăng rất nhiều.

Vì sao trung quốc muốn chiếm biển đông
Vì sao trung quốc muốn chiếm biển đông

Nguồn hình ảnh, JAY DIRECTO/Getty

Chụp lại hình ảnh,

Một chỉ huy hải quân của Ấn Độ đang giới thiệu về hỏa lực và sức mạnh của một pháo hạm trên một chiếc tàu chiến mà ông chỉ huy (hình minh họa)

"Cho nên, chúng tôi nghĩ rằng Ấn Độ không dễ dàng rút lui và chấp nhận, và Việt Nam cũng không có dễ dàng buông Ấn Độ. Trường hợp của công ty Repsol cũng hơi lạ là chưa thấy Trung Quốc có những động thái mạnh mẽ lắm, mà Việt Nam đã yêu cầu Repsol rút lui, thì chúng tôi thấy là hơi quá sớm.

"Ít nhất là nó phải đi tới một sự căng thẳng nào đó và nhất là dựa vào những quan hệ quốc tế để tìm đồng minh, thì chưa có gì hết, nghĩa là ngay cả áp lực bên trong như thế nào, chúng ta cũng chưa rõ. Chắc chắn là chưa có gì ghê gớm lắm mà Việt Nam đã nhượng bộ, thì chúng tôi thấy là hơi sớm.

"Nhưng trường hợp vừa là cái thế, nhưng chúng ta thấy là trục Ấn Độ - Thái Bình Dương và trước đây Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra một hình ảnh là 'viên Kim cương'.

"Hình ảnh viên Kim cương với bốn góc, trên đỉnh, đây không nói là đỉnh cao, nhưng hình dáng đỉnh là Nhật Bản, đáy là nước Úc và một bên, bên trái là Ấn Độ và bên phải là Mỹ. Thành ra đó là một thế liên kết mà ông Abe muốn tạo dựng," nhà báo Đỗ Thông Minh nói với BBC Tiếng Việt từ Tokyo, Nhật Bản.

'Phản đối việc lấy cớ hợp tác'

Pháp có nhiều lý do để quan tâm Biển Đông

Bình luận quan điểm học giả Trung Quốc và Philippines

Chiến đấu cơ TQ 'cắt đầu máy bay Mỹ'

Hải quân Hoa Kỳ 'thách thức' Trung Quốc

Được biết, hôm 11/01/2018, Thời Báo Kinh tế của Ấn Độ dẫn nguồn từ hãng tin PTI của nước này, đưa tin cho hay Trung Quốc đã phản đối việc Việt Nam mời Ấn Độ đầu tư ở một khu vực có dầu và khí đốt tự nhiên tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp.

Theo nguồn này, Trung Quốc nói rằng nước này phản đối mạnh mẽ việc vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc bằng cách 'lợi dụng' việc phát triển các quan hệ song phương 'như một cái cớ'.

Vì sao trung quốc muốn chiếm biển đông
Vì sao trung quốc muốn chiếm biển đông

Nguồn hình ảnh, DigitalGlobe

Chụp lại hình ảnh,

Hình vệ tinh cho thấy cơ sở quân sự của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập thuộc Biển Đông, gần đây, cả Philippines và Úc đều bày tỏ quan ngại về các động thái 'kiên cố hóa', 'quân sự hóa' và 'mở rộng' các đảo, đá mà Bắc Kinh chiếm và tuyên bố chủ quyền ở khu vực

Theo thời báo của Ấn Độ, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Tôn Sinh Thành hôm 09/01/2018 đã nói với một kênh tin tức của Ấn Độ rằng Việt Nam 'hoan nghênh đầu tư của Ấn Độ ở Biển Đông."

Phản hồi nhận xét này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng được các hãng tin quốc tế dẫn lời nói: "Trung Quốc không phản đối sự phát triển quan hệ song phương bình thường của các nước liên quan trong khu vực láng giềng của chúng ta."

"Nhưng Trung Quốc phản đối mạnh mẽ bên liên quan nào lợi dụng điều này như một cái cớ để xâm phạm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Hoa Nam [tức Biển Đông] và làm suy yếu hòa bình và ổn định khu vực", người phát ngôn này nói.

Đại sứ Việt Nam ở Ấn Độ, ông Tôn Sinh Thành, cũng được các báo Ấn Độ dẫn lời cho hay hợp tác quốc phòng là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng và hiệu quả nhất giữa Ấn Độ và Việt Nam và Ấn Độ có thể hữu ích trong việc giúp mở rộng các năng lực quốc phòng của Việt Nam.

Trung Quốc đã phản đối Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) khai thác dầu tại các giếng mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông trong suốt nhiều năm, còn Ấn Độ luôn khẳng định rằng việc thăm dò của ONGC là một hoạt động thương mại và không liên quan đến tranh chấp, vẫn theo các báo Ấn Độ.

Mời quí vị tham khảo thêm bài về Biển Đông:

Asean lo ngại về TQ ở Biển Đông

Lưu lại audio,

TS. Vũ Cao Phan nhận xét về đối nội và đối ngoại Việt Nam năm 2017 và nhìn tới năm 2018.

TQ-VN sẽ 'kiểm soát bất đồng ở Biển Đông'

Vì sao quốc tế khó dùng tên 'Biển Đông'?

TQ-VN sẽ 'kiểm soát bất đồng ở Biển Đông'

Quí vị cũng có thể bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn các ý kiến bình luận về chủ đề trên tại chương trình Phỏng vấn Cuối tuần của BBC Việt ngữ hôm 13/01/2018.