Viêm amidan mãn tính điều trị bao lâu

Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi mắc bệnh viêm amidan bao lâu thì khỏi hẳn?

Em có một bé gái nhỏ 7 tuổi. Cách đây một tuần bé kêu đau tại vùng cổ họng và hai bên hàm, má. Ngay lúc đó khi nhìn vào họng bé, em nhận thấy vùng cổ họng và amidan của bé sưng to, có nhiều vùng ửng đỏ lên so với các vị trí còn lại. Sau đó em có dẫn bé đến cơ sở y tế và được các bác sĩ chuẩn đoán rằng bé đang mắc bệnh viêm amidan. Mặc dù đã nghe theo sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ, cho bé uống thuốc đúng số lượng và thời gian những em vẫn nhận thấy bệnh của con chỉ có dấu hiệu thuyên giảm chứ không hề khỏi hẳn. Điều này khiến gia đình vô cùng lo lắng và không biết khi nào thì bé mới hết bệnh. Vậy bác sĩ cho em hỏi mắc bệnh viêm amidan bao lâu thì khỏi hẳn? Rất mong nhận được hồi âm sớm từ bác sĩ.

Đào Thị Mỹ Diệu (31 tuổi, Vũng Tàu)

Bệnh viêm amidan

Góc giải đáp:

Chào bạn Đào Thị Mỹ Diệu, đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn bạn vì đã quan tâm, tin tưởng chuyenkhoataimuihong.com và gửi thắc mắc về cho hộp thư của chúng tôi. Về vấn đề “Mắc bệnh viêm amidan bao lâu thì khỏi hẳn?” chúng tôi đã liên hệ với bác sĩ Nguyễn Ngọc Hân (chuyên khoa tai mũi họng, bệnh viện Nhân dân Gia Định TP Hồ Chí Minh) và có đôi lời muốn chia sẻ với bạn về vấn đề này như sau:

Khi cơ thể bị tác động bởi các tác nhân gây hại, các loại vi khuẩn, virus cùng với đó là việc ăn uống không cẩn thận, sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng không đủ sức chống và đẩy lùi khả năng phát triển bệnh khiến chúng ta rất dễ mắc phải bệnh viêm amidan, nhất là đối với trẻ nhỏ. Khi đó người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, đau nhiều tại cổ họng, đau lây sang hai bên má và hàm. Đồng thời tại vị trí amidan bị viêm, vùng họng, niêm mạc họng đều có dấu hiệu đỏ thành từng mảng, amidan sưng to hơn so với bình thường gây nên hiện tượng nuốt đau, khó ăn khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Do đó có thể hiểu, khi nhận sự điều trị từ bác sĩ chuyên khoa đồng nghĩa với việc người bệnh rất muốn thoát khỏi những triệu chứng khó chịu này. Tuy nhiên viêm amidan cần điều trị trong thời gian bao lâu thì mới có thể khỏi hẵn là một vấn đề cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố thì mới có thể trả lời được.

Bệnh viêm amidan bao lâu thì khỏi?

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, sức đề kháng và đặc biệt là mức độ phát triển bệnh lý mà chúng ta có thể dự đoán được bệnh viêm amidan kéo dài bao lâu thì khỏi. Cụ thể như:

Mắc bệnh viêm amidan bao lâu thì khỏi hẳn?

1. Trong trường hợp bệnh viêm amidan vừa khởi phát

Trong trường hợp bệnh viêm amidan vừa khởi phát, nếu bản thân người bệnh có thể nhận thức được cơ thể đang xuất hiện những dấu hiệu vô cùng kì lạ và tiến hành thăm khám cũng như điều trị ngay thì bệnh sẽ khỏi trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó việc người bệnh có những thói quen chăm sóc, có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý thì bệnh viêm amidan có thể khỏi hẳn trong vòng 6 ngày.

2. Đối với trường hợp người bệnh mắc bệnh viêm amidan cấp tính

Khi bệnh viêm amidan cấp tính xuất hiện, vùng thành họng, niêm mạc họng, amidan đều xuất hiên dấu hiệu ửng đỏ và sưng to lên rất nhiều dẫn đến khó thở. Cùng với đó là triệu chứng đau thắt nhiều tại cổ họng, đau lây sang hai bên má và hàm, viêm amidan gây sốt cao khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Tuy nhiên nếu có sự can thiệp từ các bác sĩ chuyên khoa và áp dụng những cách chữa viêm amidan cấp tính hợp lý, đúng quy định thì bệnh có thể khỏi hẳn trong khoảng 10 ngày.

Nhưng nếu người bệnh không chữa viêm amidan cấp tính hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, thấp tim, viêm khớp. Những biến chứng này không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh mà còn gây nên nhiều hệ lụy không thể cứu chữa dẫn đến tử vong.

3. Trong trường hợp viêm amidan mãn tính

Đối với trường hợp người bệnh bị viêm amidan mãn tính thường sẽ rất khó điều trị, tốn rất nhiều thời gian và bệnh cũng tái phát rất nhiều lần trong một thời gian ngắn. Do đó để khẳng định thời gian để điều trị dứt điểm căn bệnh này là điều vô cùng khó và trên thực tế rất nhiều trường hợp viêm amidan ở giai đoạn mãn tính không thể điều trị được. Ngoài ra viêm amidan mãn tính sẽ gây nên nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm và bệnh cũng có thể tác động mạnh vào cơ thể dẫn đến tử vong.

Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiêuj mắc phải bệnh viêm amidan mãn tính, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành kiểm tra, cho ra kết quả chính xác về mức độ bệnh lý và xử lý kịp thời. Có thể người bệnh sẽ phải cắt bỏ bộ phận bảo vệ cơ thể là amidan.

Nên làm gì để bệnh viêm amidan nhanh khỏi?

Bên cạnh việc điều trị bệnh viêm amidan hợp lý người bệnh cũng cần lưu lại cho mình những cách khiến bệnh viêm amidan nhanh khỏi để kết thúc các triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên. Đồng thời rút ngắn thời gian chữa bệnh cũng như tránh khỏi việc viêm amidan gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mang bệnh nhân. Cụ thể như:

  • Uống nhều nước ấm mỗi ngày để giúp làm ấm vùng cổ họng, đồng thời hỗ trợ người bệnh làm giảm cảm giác đau rát vùng cổ họng, giảm nhanh triệu chứng sưng to và ửng đỏ tại vị trí bị viêm.
Uống nhều nước ấm mỗi ngày để giúp khắc phục bệnh viêm amidan
  • Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất sắt, chất đạm, protein, kali, chất kẽm có trong thịt, cá, trứng, sữa. Đồng thời dung nạp đa dạng các loại vitamin có trong rau củ quả và nước ép trái cây để làm mát cổ họng, làm tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, khả năng chống và kháng bệnh viêm amidan cũng được nâng cao.
  • Bênh nhân viêm amidan nên ăn những dạng thức ăn dạng lỏng, có nước để hỗ trợ quá trình nhai và nuốt trở nên dễ dàng hơn, không khiến amidan bị đau.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm khô cứng, nhiều góc cạnh làm tổn thương amidan và khiến bệnh trở nặng thêm.
  • Tuyệt đối không ăn những loại thực phẩm đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nướng nhằm tránh kích thích những tổn thương cũng như hỗ trợ điều trị viêm amidan tốt hơn.
  • Không ăn những loại thực phầm cay nóng, không ăn thức ăn đông lạnh, đồ uống lạnh có đá.
  • Không ăn những thực phẩm sống như gỏi, nộm, thịt tái.
  • Bệnh nhân bị viêm amidan cần ăn chậm, nhai kỹ và cần thật cẩn thận để tránh thức ăn rơi vào các hốc amidan gây viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn lây lan và phát triển.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách súc miệng 2 lần mỗi ngày. Đồng thời súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng. Điều này sẽ nâng cao tính làm sạch, kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây hại một cách mạnh mẽ.
  • Hạn chế sử dụng những chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…)
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại, khói bụi, nấm móc, khí thải, hóa chất, các tác nhân gây dị ứng… bằng cách mang khẩu trang khi ra đường.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

Trên đây là những thông tin quan trọng về vấn đề “Mắc bệnh viêm amidan bao lâu thì khỏi hẳn? ” mà bác sĩ Nguyễn Ngọc Hân đã chia sẻ. Theo đó tùy từng thể trạng, mức độ phát triển bệnh lý và cách chăm sóc bản thận mà chúng ta có thể hình dung được rằng bệnh viêm amidan điều trị bao lâu thì khỏi. Tuy nhiên dù là trong trường hợp nào người bệnh cũng rất cần đến sự hộ trợ của các bác sĩ chuyên khoa, nhất là đối với bệnh viêm amidan mãn tính. Hãy nghe theo sự chỉ dẫn điều trị của các bác sĩ để tránh những hệ lụy không mong muốn cũng như những biến chứng nguy hểm có khả năng gây tử vong cao.

Kim Linh

Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 12:41 - 24/11/2021

Viêm amidan nói chung và viêm amidan mãn tính nói riêng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách điều trị viêm amidan mãn tính khoa học, an toàn và hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm amidan mãn tính

1.1. Thế nào là viêm amidan mãn tính?

Khi amidan bị nhiễm trùng dai dẳng lâu ngày, tần suất diễn ra liên tục thì được gọi là viêm amidan mãn tính. Tình trạng này khiến amidan xuất hiện những túi nang nhỏ và là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Thậm chí, trong các túi nang này còn xuất hiện sỏi amidan (hay còn gọi là bã đậu amidan). Chúng có màu vàng hoặc trắng, thành phần chính là sulfa. Do đó, khi các “viên” sỏi này vỡ ra sẽ gây hôi miệng khiến người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp. Không những thế, sỏi amidan khiến người bệnh có cảm cảm giác vướng ở cổ, gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn và hít thở. Tình trạng này còn được gọi là viêm amidan mãn tính hốc mủ.

Khi amidan bị nhiễm trùng dai dẳng lâu ngày, tần suất diễn ra liên tục thì được gọi là viêm amidan mãn tính.

1.2. Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan mãn tính là gì?

Để nhận biết bệnh viêm amidan mãn tính, chúng ta có thể dựa vào những triệu chứng phổ biến sau:

– Đau rát họng

– Ở cổ xuất hiện nhiều hạch bạch huyết sưng to, gây đau nhức, khó chịu

– Amidan phì đại, quá phát nghiêm trọng

– Miệng hôi

– Đau khi nuốt, nuốt khó, thở khó

– Sốt nhẹ

Nếu tình trạng kéo dài, không thuyên giảm, kéo theo sốt cao, cơ yếu, cổ cứng… thì người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất có thể để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng đáng tiếc.

1.3. Những biến chứng của bệnh viêm amidan mãn tính

– Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan mãn tính thường gây nên áp xe amidan, đây cũng là biến chứng phổ biến nhất. Ngoài ra, viêm amidan mãn tính làm cho amidan phì đại, dẫn đến hiện tượng ngưng thở khi ngủ ở một số người.

– Biến chứng chứng kế cận: Lâu ngày, bệnh có nguy cơ lan rộng, không chỉ gây nhiễm trùng vùng họng, viêm amidan còn gây ra viêm mũi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, phế quản, viêm hạch dưới hàm…

– Biến chứng toàn thân: Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ lan rộng toàn thân, gây ra loạt bệnh nguy hiểm như: viêm màng tim cấp, biêm nội mạc tim, viêm khớp cấp, viêm cầu thận… Nghiêm trọng hơn cả là nhiễm trùng máu, gây ảnh hưởng đến tính mạng.

2. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm amidan mãn tính là gì?

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm amidan mãn tính là do người bệnh không điều trị dứt điểm viêm amidan cấp tính. Từ đó, bệnh có cơ hội tái đi tái lại nhiều lần, làm tổn thương và suy giảm khả năng miễn dịch của amidan, dẫn đến viêm amidan mãn tính.

Tuy nhiên, nguyên nhân ban đầu gây nên bệnh chính là do sự tấn công của các loại virus, vi trùng gây viêm nhiễm như

– Vi khuẩn Strep (Streptococcus)

– Virus cúm

– Parainfluenza (Gây viêm họng do virus)

– Adenovirus

– Epstein-Barr

– Herpes simplex

– Enterovirus

Ngoài ra, một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh không thể không nhắc đến bao gồm:

–  Chức năng miễn dịch có dự thay đổi hoặc suy giảm

– Tiền sử viêm amidan mãn tính hoặc dị ứng từ những người trong gia đình

– Nhiễm các loại vi khuẩn có khả năng kháng lại thuốc kháng sinh

– Thường xuyên tiếp xúc với môi trường có chứa tia bức xạ

Vi khuẩn Strep (Streptococcus) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm amidan nói chung và viêm amidan mãn tính nói riêng.

3. Chẩn đoán và cách điều trị viêm amidan mãn tính

3.1. Chẩn đoán bệnh viêm amidan mãn tính bằng cách nào?

– Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám cổ họng để chẩn đoán bệnh và đưa ra những kết luận chính xác cho người bệnh.

– Hoặc bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm đem đi xét nghiệm và kiểm tra. Đây là kỹ thuật nuôi cấy vi trùng từ mẫu bệnh phẩm. Để lấy được bệnh phẩm, các bác sĩ sẽ phết nhẹ vào mặt sau của cổ họng. Sau đó các bác sĩ sẽ gửi mẫu bệnh phẩm đến phòng lab thí nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

3.2. Những cách điều trị amidan mãn tính an toàn và hiệu quả

Giống như nhiều bệnh lý khác, điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị viêm amidan mãn tính là người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ nghiêm ngặt và kiên trì. Đặc biệt, người bệnh không tự ý mua thuốc hay sử dụng những bài thuốc mẹo, cũng không nên tự ý dừng điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Một trong những cách điều trị viêm amidan mãn tính là người bệnh cần uống đủ nước, đảm bảo độ ẩm cho cổ họng. Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc như ibuprofen, paracetamol, kẹo ngậm hoặc thuốc xịt.

Nếu những biện pháp điều trị trên không làm thuyên giảm tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh nên tiến hành cắt amidan. Biện pháp này không những an toàn, không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe người bệnh mà còn loại bỏ hoàn toàn những cơn đau họng, cũng như những biến chứng kể trên. Điều này giúp người bệnh có thể cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể.

Phẫu thuật cắt amidan là cách điều trị viêm amidan mãn tính khoa học và hiệu quả.

4. Phòng ngừa viêm amidan mãn tính bằng cách nào?

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là lời khuyên của tất cả các bác sĩ đối với mọi người. Hãy chủ động phòng ngừa viêm amidan mãn tính bằng những biện pháp sau:

– Ăn uống khoa học, xây dựng và duy trì thói quen tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng chống lại nhiễm trùng.

– Uống nhiều nước để đảm bảo độ ẩm cho cổ họng.

– Vệ sinh răng miệng đúng cách, kết hợp với nước súc miệng để loại bỏ tối đa vi khuẩn gây bệnh.

– Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giữ gìn vệ sinh không gian sống, thường xuyên mở cửa để không khí lưu thông.

– Bổ sung máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để giảm kích ứng do không khí khô gây nên. Đồng thời, cần vệ sinh máy thường xuyên để ngăn ngừa nấm mốc sinh sôi và phát triển.

– Không hút thuốc lá, hạn chế đến nơi đông người, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm. Luôn luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài.

– Tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh đường hô hấp.

Trên đây là những thông tin cơ bản và đầy đủ về bệnh viêm amidan mãn tính, cũng như cách điều trị viêm amidan mãn tính khoa học. Nếu thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, hay những dấu hiệu bất thường nào, hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả.

Video liên quan

Chủ đề