Viêm khớp có nên chạy bộ

Home » Viêm đau khớp » Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ, Chạy Bộ? Lợi Ích Và Lưu Ý?
Viêm đau khớp

Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ, Chạy Bộ? Lợi Ích Và Lưu Ý?

Bác sĩ Lương Đức Chương
Tháng Chín 25, 2021
62 Views 0
Viêm khớp có nên chạy bộ

Nội dung chính

  • 1 Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
  • 2 Thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không?
  • 3 Lưu ý khi đi bộ, chạy bộ dành cho người bị thoái hóa khớp gối
    • 3.1 Thực hiện một cách chậm rãi, từ từ và lắng nghe cơ thể
    • 3.2 Các yếu tố gây đau khác nhau
    • 3.3 Để ý đến giày thể thao và bề mặt luyện tập

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cùng bạn đọc một số thông tin hữu ích xoay quanh những thắc mắc này.

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Nếu bạn cho rằng khi thoái hóa khớp gối nên ít đi lại để tránh tạo áp lực hay tải trọng lên nó thì bạn đã lầm. Các bác sĩ cho rằng hầu hết người bệnh đều bị mòn sụn bên trong khớp. Vậy nên việc vận động phù hợp giúp cho các sụn bên ngoài được luyện tập, làm giảm đau và tăng sức bền cho khớp. Việc tránh thể dục thể thao có thể dẫn tới cứng khớp, yếu cơ và căng cứng, mất chuyển động tự nhiên của khớp xương.

Viêm khớp có nên chạy bộ

Khớp gối bị thoái hóa có nên đi bộ

Lợi ích của đi bộ dành cho người bị thoái hóa khớp gối

Những người bị thoái hóa khớp gối được chuyên gia khuyến cáo nên đi bộ để đảm bảo được lượng dịch khớp cần thiết cho sụn khớp gối nhằm:

  • Giảm sự ma sát ở sụn khớp giúp quá trình thoái hóa khớp diễn ra chậm hơn
  • Nuôi dưỡng, bảo vệ được phần khớp gối đang bị tổn thương
  • Giúp khớp gối duy trì được chức năng và sự linh hoạt

Bên cạnh đó, đi bộ còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người tập, đó là:

  • Cơ bắp chân được khỏe mạnh hơn
  • Đốt cháy được calo giảm cân hiệu quả
  • Hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn
  • Ngủ ngon giấc, sâu giấc hơn
  • Giảm stress, lo âu, căng thẳng
  • Tăng khả năng giữ thăng bằng
  • Phòng ngừa các bệnh tim mạch liên quan đến thoái hóa khớp

Điều nên lưu ý là bạn cần chọn cách đi, cường độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nếu bạn không đi bộ kể từ khi bị thoái hóa khớp gối, bạn nên bắt đầu nhẹ nhàng với năm phút mỗi ngày sau khi đã khởi động làm nóng cơ thể. Bạn cũng cần xin lời khuyên của bác sĩ hay các nhà vật lý trị liệu để đảm bảo tối đa sự an toàn cho khớp gối của mình.

Thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không?

Bệnh thoái hóa khớp gối không bao giờ nên là lý do bạn ngừng chạy bộ. Nếu bạn thực hiện một cách cẩn thận, nó hoàn toàn mang lại rất nhiều lợi ích với sức khỏe của bạn.

Nhiều người lầm tưởng rằng việc chạy bộ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, tuy nhiên các bác sĩ đã chứng minh điều này hoàn toàn không chính xác. Nhiều nghiên cứu so sánh hiệu quả lâu dài của cách hình thức chạy bộ, đi bộ và tập luyện thể lực khác đã cho thấy rằng chạy bộ làm giảm đáng kể nguy cơ tổn thương của khớp gối và háng. Không chỉ vậy, tỷ lệ người không chạy bộ mắc phải căn bệnh này cũng cao hơn người có luyện tập thường xuyên.

Nếu bạn bị viêm khớp, chạy bộ là một biện pháp hữu hiệu để kiểm soát các triệu chứng nhưng bạn vẫn nên có sự tư vấn trước khi bắt đầu.

>>>> Có thể bạn quan tâm:Thoái hóa khớp cổ chân có nguy hiểm không? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp có nên chạy bộ

Thoái hóa khớp đầu gối có nên chạy bộ không

Lưu ý khi đi bộ, chạy bộ dành cho người bị thoái hóa khớp gối

Để đảm bảo lợi ích của việc đi bộ, chạy bộ thì người bệnh cần chú ý những điều sau:

Thực hiện một cách chậm rãi, từ từ và lắng nghe cơ thể

Với bất kỳ bài tập nào, điều quan trọng nhất là bắt đầu từ tốn, không nên vội vàng. Bạn nên có sự hợp tác tích cực với bác sĩ ngay từ thời điểm bắt đầu, lắng nghe cơ thể và sử dụng cơn đau làm tín hiệu để biết điểm dừng một khi bạn đã dùng quá sức. Bạn cần xây dựng mục tiêu là đi bộ hoặc chạy bộ mà không làm đau đầu gối.

Nhưng bạn có thể sẽ khó xác định chính xác đau như thế nào thì nên giảm lại cường độ luyện tập vì cơn đau do thoái hóa khớp gối đã trở thành một phần quen thuộc. Dưới đây là một số lời khuyên bạn nên lưu ý:

  • Cảm nhận mức độ đau và chú ý tới đầu gối khi cơn đau tăng dần.
  • Đau đến mức bạn không thể đứng bằng một chân, bạn nên dừng lại.
  • Cảm giác không ổn định và bạn có thể ngã xuống, bạn nên dừng lại.
  • Xây dựng thanh đo mức độ tổn thương và đau đớn, nếu chúng vượt mốc 4-5 trên giới hạn 10, bạn nên dừng lại.
  • Khi cơn đau tồi tệ, nghỉ ngơi từ một đến hai ngày.
  • Sử dụng nhật ký để theo dõi quá trình cũng như kết quả luyện tập, lấy đó làm kinh nghiệm cho những lần vận động sau.
Viêm khớp có nên chạy bộ

Nghỉ ngơi khi cơ thể đã mệt mỏi

Các yếu tố gây đau khác nhau

Bạn phải chắc chắn luôn chú ý đến bất kỳ cơn đau mới xuất hiện. Bởi chúng có thể khác với thoái hóa khớp gối, làm trầm trọng thêm vấn đề hiện tại của bạn. Một số bệnh về gối khác có thể gặp với người chạy bộ là đau xương bánh chè, ngón chân, hội chứng chondromalacia patella và viêm khớp xương bánh chè.

Viêm khớp xương bánh chè đặc trưng với cơn đau trong và xung quanh xương bánh chè, là kết quả sự kém liên kết của đầu gối hoặc hông. Để tránh tình trạng này, bạn nên bắt đầu đi bộ (chạy bộ) với tốc độ chậm và nghỉ ngơi nhiều lần trong một đoạn đường.

Chondromalacia patella mang triệu chứng tương tự thoái hóa khớp gối, làm mềm sụn dưới xương bánh chè. Bệnh cũng thường ảnh hưởng ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông.

Bạn nên để ý các cơn đau và báo ngay với bác sĩ điều trị để có biện pháp kịp thời.

Để ý đến giày thể thao và bề mặt luyện tập

Vật quan trọng nhất đối với việc bạn có kiểm soát tốt cơn đau khớp gối hay không là giày thể thao. Các nghiên cứu chỉ ra rằng loại giày tốt đối với người thoái hóa khớp gối khi luyện tập là giày đế phẳng. Bạn nên đi chúng hằng ngày cũng như lúc chạy bộ để tăng cường hiệu quả.

Viêm khớp có nên chạy bộ

Lựa chọn dày thể thao phù hợp

Vấn đề kế tiếp là bề mặt tiếp xúc khi bạn đi bộ hoặc chạy bộ. Nếu có điều kiện, bãi cỏ, đường lát sỏi hay đường nhựa là lựa chọn tối ưu. Bạn nên tránh bề mặt khấp khểnh như đường bê tông hay đường đất dễ trơn trượt.

  • Các trợ giúp cần thiết
  • Khi bạn đi bộ hoặc chạy bộ, nếu bị đau sưng, hãy nằm xuống và giơ hai chân lên.
  • Chuẩn bị đá chườm kèm theo và áp lên đầu gối.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin cần thiết về vấn đề thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ hay không. Hãy luôn luôn quan tâm đến sức khỏe của bạn, vì đó là tài sản vô giá nhất.

Author: Bác sĩ Lương Đức ChươngBác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, quê quán Hà Nội là Thượng tá quân đội về hưu từng công tác tại Học viện Quân Y Việt Nam. Hiện nay, Bác sĩ Lương Đức Chương đang làm việc tại nhà thuốc Tâm Minh Đường. Bác sĩ Lương Đức Chương là người chịu trách nhiệm nội dung về các thông tin y học truyền tải trên website: https://ancotnam.vn