Viết 3 5 câu kiểu ai là gì giới thiệu về lớp học của em

Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì? trang 57 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Giải bài tập Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì? trang 57 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em hoặc từng người trong ảnh chụp gia đình em.

I. Nhận xét

1. Đọc đoạn văn sau:

Hôm ấy, cô giáo dẫn một bạn gái vào lớp và nói với chúng tôi: "Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công. Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. Các em hãy làm quen với nhau đi." Cả lớp tôi vỗ tay rào rào, đón chào người bạn mới. Diệu Chi bẽn lẽn gật đầu chào lại.

2. Trong ba câu in nghiêng ở bài văn, những câu nào dùng để giới thiệu, câu nào dùng để nhận định về bạn Diệu Chi?

Gợi ý:

- Nhận định: Đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về một ai đó hoặc một vấn đề nào đó.

- Giới thiệu: Cho biết một vài thông tin cần thiết như tên tuổi, địa chỉ,... về một người nào đó cho người khác biết.

Trả lời:

* Các câu dùng để giới thiệu:

- Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.

- Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.

* Câu dùng để nhận định:

- Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.

3. Trong các câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?; bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì (là ai? là con gì?)?

Gợi ý:

Con phân tích các thành phần trong câu.

Trả lời:

Câu

Bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?

Bộ phận trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?

1

Đây

là Diệu Chi, bạn mới của chúng ta.

2

Diệu Chi

là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công

3

Bạn ấy

là một họa sĩ nhỏ đấy.

4. Kiểu câu trên khác 2 kiểu câu đã học ''Ai làm gì?, Ai thế nào?" ở chỗ nào?

Gợi ý:

Con xét sự khác biệt trên hai mặt:

- Cấu tạo:

- Ý nghĩa

Trả lời:

Kiểu câu kế Ai là gì? khác với các câu Ai làm gì? và Ai thế nào? ở các điểm sau đây:

+ Về mặt ý nghĩa:

Khi câu kể Ai làm gì? cho ta thấy rõ những hoạt động của các sự vật được nói tới trong chủ ngữ.

Kiểu câu kể Ai thế nào? cho ta biết được đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói tới trong chủ ngữ.

Kiểu câu kể Ai là gì? lại nhằm giới thiệu hoặc nêu nhận định về mọi người, một vật nào đó.

+ Về mặt cấu tạo: Trong kiểu câu Ai là gì? thường có từ là đứng đầu bộ phận vị ngữ.

II. Luyện tập

1. Tìm câu kể Ai là gì? trong các câu dưới đây và nêu tác dụng của nó:

a. Thì ra đó là một thứ máy trong cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên của thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điển tử hiện đại.

TheoLê Nguyên long, Phạm Ngọc Toàn

b.Lịch

Lá là lịch của cây

Cây lại là lịch đất

Trăng lặn rồi trăng mọc

Là lịch của bầu trời

Bà tính nhẩm. Mẹ ơi,

Mười ngón tay là lịch

Con tới lớp, tới trường

Lịch lại là trang sách


Gợi ý:

- Con tìm những câu theo cấu trúc: Ai (cái gì, con gì)? + Là gì (là ai, là con gì)?

- Những câu kể nhằm mục đích nhận định hoặc giới thiệu về một người, một vật nào đó.

Trả lời:

a)Ví dụ a có 2 câu đều là câu kể Ai là gì?

- Thì ra đó là... vào việc chế tạo.

Câu kể Ai là gì? này có tác dụng giới thiệu về một thứ máy (máy gì? máy cộng trừ do ai chế ra? do Pa-xcan).

- Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên, máy tính điện tử hiện đại.

Câu kể Ai là gì? này cũng có tác dụng giới thiệu thêm về chiếc máy trên.

b)

- Lá là lịch của cây

- Cây lại là lịch dất

- Trăng là lịch của bầu trời

- Mười ngón tay là lịch

- Lịch lại là trang sách

Các câu kể trên đây muốn nêu một nhận xét là mỗi sự vật có một thứ lịch riêng dùng để tính thời gian.

c)Câu kể: Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Câu này có mục đích giới thiệu về cây sầu riêng (là đặc sản của miền nào?).

2. Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em hoặc từng người trong ảnh chụp gia đình em.

Gợi ý:

Con suy nghĩ rồi hoàn thành bài tập.

Trả lời:

Lời giới thiệu: Đây là ảnh chụp toàn bộ gia đình tôi. Người đàn ông đứng chính giữa là ba tôi. Người ở bên cạnh ba tôi, về phía phải là mẹ tôi. Người đứng sát mẹ tôi là chị gái của tôi.Tôi là người đứng về phía trái của ba tôi.

HocTot.Nam.Name.Vn

Bài tiếp theo

Đã có lời giải SBT - Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Tiếng Việt lớp 4 và BT nâng cao - Xem ngay

Xem thêm tại đây: Tuần 24. Vẻ đẹp muôn màu
Bài liên quan
  • Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 58 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Giải bài tập Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 58 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Đề bài: Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? Hãy kể lại câu chuyện đó.

  • Soạn bài: Đoàn thuyền đánh cá trang 59 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Đoàn thuyền đánh cá trang 59 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 3. Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển.

  • Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối trang 60 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối trang 60 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Dựa vào dàn ý trên, bạn Hồng Nhung dự kiến viết 4 đoạn văn, nhưng chưa biết hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh 4 đoạn văn này.

  • Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? trang 61 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Giải bài tập Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? trang 61 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 4. Những từ nào có thể làm vị ngữ trong câu "Ai là gì?'

  • Tập làm văn: Tóm tắt tin tức trang 63 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Giải bài tập Tập làm văn: Tóm tắt tin tức trang 63 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Dựa theo cách trình bày bài Vẽ về cuộc sống an toàn, em hãy viết phần tóm tắt in đậm cho bài báo Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực trang 127 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực trang 127 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.

  • Tập làm văn: Kể chuyện (kiểm tra viết) trang 124 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

    Giải bài tập Tập làm văn: Kể chuyện (kiểm tra viết) trang 124 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Đề 1. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.

  • Soạn bài: Người tìm đường lên các vì sao trang 125 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Người tìm đường lên các vì sao trang 125 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?

  • Soạn bài: Văn hay chữ tốt trang 129 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Văn hay chữ tốt trang 129 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?