Viết đoạn văn 200 từ suy nghĩ về mục đích học tập của em

Đề bài: Nghị luận xã hội Học để làm gì?

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Nghị luận xã hội Học để làm gì?
 

I. Dàn ý Nghị luận xã hội Học để làm gì (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Học để làm gì?

2. Thân bài

a. Giải thích nội dung cần nghị luận
- Học tập là gì?

b. Bàn luận về vai trò, ý nghĩa to lớn của việc học- Học để làm người.- Học để tiếp thu kiến thức.

- Học để phát triển bản thân.

c. Lật lại vấn đề- Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn có những cá nhân coi thường và không chuyên tâm vào học hành

- Có không ít bạn trẻ học theo quan điểm đối phó, lựa chọn phương pháp học tủ, học vẹt, dẫn đến căn bệnh thành tích trong học tập và gian lận trong thi cử.

d. Bài học nhận thức và hành động- Nhận thức đúng ý nghĩa của việc học.- Xác lập những mục tiêu học tập đúng đắn.

- Kiên trì, cố gắng, nỗ lực trong học tập.

3. Kết bài

Liên hệ bản thân.
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội Học để làm gì (Chuẩn)

Học tập là quá trình diễn ra xuyên suốt giai đoạn vận động, phát triển của con người. Tuy nhiên, để học tập có hiệu quả, chúng ta cần xác lập những mục tiêu học tập đúng đắn, nhưng không phải ai cũng nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của việc học. Vậy, trong cuộc sống của con người, chúng ta "Học để làm gì?"

Học là thao tác vận dụng tư duy để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của con người. Đây là quá trình diễn ra xuyên suốt cuộc đời của chúng ta và đem đến rất nhiều tác dụng, ý nghĩa to lớn. Trước hết, chúng ta có thể khẳng định mục đích đầu tiên của việc học là để làm người. Lúc cất tiếng khóc chào đời, con người hoàn toàn không có những hiểu biết và tri nhận về cuộc sống xung quanh. Trải qua quá trình "Học ăn, học nói, học gói, học mở", con người dần hoàn thiện những kiến thức để tồn tại và phát triển. Ngoài ra, học còn là nhân tố quyết định sẽ sống xứng đáng với hai chữ "con người" và tránh được những điều xấu xa, ích kỉ của phần "con".

Tiếp theo, học tập là phương thức duy nhất để con người đặt chân vào thế giới tri thức vốn vô cùng bao la, rộng lớn như đại dương. Hay nói cách khác, học là để có được kiến thức. Chúng ta không thể nắm bắt và làm chủ tri thức nếu không trải qua quá trình học hỏi, tư duy.

Học còn là con đường để con người phát triển bản thân. Chỉ khi tích cực học hỏi, con người mới có thể tích lũy những tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng cho bản thân để hoàn thiện bản thân và khẳng định ý nghĩa tồn tại của chính mình. Chỉ khi có tri thức, chúng ta mới nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Chẳng hạn như những nhà khoa học, bác học ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo. Những phát minh của họ có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của xã hội.

Như vậy, học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn có những cá nhân coi thường và không chuyên tâm vào học hành và chỉ tập trung vào những trò chơi tiêu khiển. Hoặc có không ít bạn trẻ học theo quan điểm đối phó, lựa chọn phương pháp học tủ, học vẹt với mục đích trước mắt là vượt qua các kì thi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thành tích trong học tập và gian lận trong thi cử. Thời gian gần đây, sự việc nâng điểm thi một cách trắng trợn tại kì thi THPT Quốc gia năm 2017 được phanh phui đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Những thí sinh không đủ trình độ, năng lực bỗng nhiên trở thành những thủ khoa, á khoa của những trường Đại học thuộc "top" đầu. Để rồi khi sự việc được phanh phui, các em buộc phải thôi học. Đây rõ ràng là một tình trạng đáng báo động và cần bị lên án, phê phán trong môi trường giáo dục.

Để đạt đến những giá trị và ý nghĩa mà việc học mang lại, con người cần tìm ra những phương pháp học tập đúng đắn. Chỉ khi tìm được phương pháp phù hợp, chúng ta mới có được động cơ, hứng thú để học tập hiệu quả và không nhàm chán. Đồng thời, xác lập những mục đích học tập tích cực và không ngừng nỗ lực, cố gắng, kiên trì trên con đường học vấn đầy rẫy những cam go, thử thách để chinh phục tri thức. Bởi học luôn là một quá trình diễn ra xuyên suốt và không ngừng nghỉ, không gián đoạn, giống như nhà bác học Đác-uyn từng nói: "Bác học không có nghĩa là ngừng học", hay như Lê-nin khẳng định "Học, học nữa, học mãi".

Là học sinh, chúng ta cần nhận thức đúng tầm quan trọng của việc học. Từ đó hình thành thái độ học tập tích cực, nỗ lực, cố gắng không ngừng để rèn luyện, hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích đối với sự phát triển của xã hội.

----------------------HẾT----------------------

Bàn về vai trò của việc học đối với cuộc sống con người, bên cạnh bài Nghị luận xã hội Học để làm gì, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận câu: Học, học nữa, học mãi của Lê-nin, Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình, Nghị luận xã hội Sống là phải học hỏi, Nghị luận xã hội về ý thức học tập.

Chúng ta luôn đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học tập? Vậy các bạn đã bao giờ tự đặt ra câu hỏi: Học để làm gì chưa? Các bạn hãy cùng chúng tôi làm bài nghị luận xã hội Học để làm gì? để tìm thấy lời giải đáp cho câu hỏi trên, đồng thời củng cố thêm cho mục đích cũng như quyết tâm học tập của mình nhé!

Cách làm bài văn Nghị Luận xã hội đạt điểm tối đa Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần tự học Nghị luận xã hội về lòng nhân hậu Nghị Luận xã hội Học hỏi là việc làm suốt đời Nghị luận xã hội về tình bạn Nghị luận xã hội về ước mơ tuổi học trò

"Học ! Học nữa ! Học mãi !" Từ xa xưa ông bà ta đã khuyên dạy con cháu học để có một tương lai tốt đẹp . Họ không phải là cho người khác , mà là cho chính bảnh thân chúng ta. Nhưng một số người không nhận thức được mục đích của việc học . Có người thì cho rằng học để mai sau kiếm nhiều tiền , cũng có người thì là muốn góp ích cho đất nước , có người thì là vì đam mê năng khiếu từ nhỏ . Những điều đó không sai , là mục đích học của mỗi con người . Chúng ta sẽ chẳng thể làm được gì nếu không có mục đích , vì như thế việc làm đấy thật vô nghĩa. Tuổi chúng em bây giờ có nhiệm vụ chính là học , vậy theo em , chúng ta phải có mục đích học của riêng mình và phải cố gắng kiên trì để đạt được mục đích đó.

#number one

#Trang Huyen

Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Mục đích học tập chính là việc tạo ra một mục tiêu phấn đấu và nỗ lực. Học tập trau dồi trí thức và mục đích học tập định hướng những kiến thức cần thiết cho mỗi người. Ví dụ như, một người bác sĩ cần trau dồi các kĩ năng chuyên môn về sinh học, hóa học, một nhà thiên văn học lại cần có sự am hiểu sâu rộng về khoa học, kĩ thuật …Ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ rơi vào cảnh học tập không có mục đích. Lí do khiến cho các bạn đến trường hàng ngày là vì ba mẹ ép buộc. Chính bởi vậy nên các bạn bị căng thẳng, dẫn đến chán nản và mệt mỏi, từ đó có những suy nghĩ tiêu cực nhằm mục tiêu có được kết quả học tập cao trong khi kiến thức trống rỗng. Các bạn học tủ, học vẹt, chép phao, quay bài … trong các kì thi, bài kiểm tra.Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta phải xác định rõ ta học vì ai, vì cái gì. Mục đích học tập tạo động cơ thúc đẩy bản thân liên tục trau dồi kiến thức, từ đó gặt hái thành tích cao trong các kì thi mà không cần phải dùng những mánh khóe, gian lận trong thi cử. Mục đích học tập tạo định hướng tương lai rõ ràng, giúp chúng ta thành công hơn khi bước vào đời.

Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập. Nhưng đến với công việc này, mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Vậy cần nhìn nhận vấn đề học tập ngày nay như thế nào?

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.

Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chảng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học, phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hoà nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học.

Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc.

Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tuỳ theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc...

Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích.

Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chinh đốn cách thức và mục đích học tập.

Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.