Việt đoàn văn Kể lại tấm gương chiến đấu dũng cảm em đã được đọc trong sách giáo khoa hoặc nghe kể

Giải câu 1, 2, 3 Kể chuyện: Bàn chân kì diệu trang 107 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu.

Câu 1

Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện

Phương pháp giải:

Con quan sát từng bức tranh và dựa vào phần gợi ý để kể câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Tranh 1: Kí bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.

Tranh 2: Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.

Tranh 3: Mấy hôm sau cô giáo tới thăm Ký, nhìn thấy em đang ngồi trong sân dùng chân hí hoáy tập viết, hình ảnh ấy khiến cô giáo vô cùng ngạc nhiên và xúc động.

Tranh 4: Thế rồi, Ký lại đến lớp và lần này em được nhận vào học.

Tranh 5: Cô giáo Cương sắp xếp cho Ký một chiếc chiếu cuối lớp để ngồi học, kẹp bút vào ngón chân để tập viết trên trang giấy.Những ngày đầu gặp bao nhiêu là khó khăn khi thì cây bút không chịu nghe lời, lúc thì trang giấy nhàu nát, khi thì mực bê bết,... có khi luyện viết nhiều quá, mỏi cơ Ký bị chuột rút. Có lúc em cũng nản lòng muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ có cô giáo Cương và bạn bè bên cạnh động viên, giúp đỡ Ký lại cố gắng, kiên trì, ngày mưa cũng như ngày nắng luôn chuyên cần đến lớp

Tranh 6: Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.

Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy. 

Câu 2

Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Phương pháp giải:

Con dựa vào bài tập 1 đã làm để kể câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Kí bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn cắp sách đến trường, Kí thèm lắm. Kí quyết định đến lớp xin cô giáo vào học. Cô giáo cầm tay Kí thấy hai cánh tay mềm nhũn, buông thõng, bất động cô không dám nhận em vào học. Kí thất vọng trở về vừa đi vừa khóc.

Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Kí. Bất chợt cô thấy Kí ngồi ở giữa sân hí hoáy dùng chân tập viết. Cô rất cảm động cho em mấy viên phấn. Một thời gian sau, Kí lại đến lớp. Lần này, cô giáo nhận em vào học. Cô dọn cho Kí một chỗ riêng ở góc lớp, trải chiếu cho Kí ngồi tập viết ở đó. Kí cặp cây bút vào chân luyện viết. Lúc đầu cây bút không theo ý Kí, Bàn chân dẫm lên trang giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngon chân mỏi chuột rút, bàn chân co quắp lại, đau điếng. Kí quẳng bút chì vào góc lớp, chán nản. Nhưng nhờ cô giáo và các bạn động viên Kí lại lao vào tập luyện một cách kiên nhẫn và bền bỉ.

Sau một thời gian Kí đã thành công. Hết lớp Một Kí đuổi kịp các bạn. Chữ của Kí mỗi ngày đẹp hơn. Bao năm khổ luyện Kí đã tốt nghiệp phổ thông và thi đậu vào trường Đại học Tổng hợp.

Nguyễn Ngọc Kí là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngay Bác Hồ còn sống, đã hai lần Bác gửi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.

Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về lòng dũng cảm lớp 4 là tiết học hay và nhiều bổ ích. Nó giúp các em vận dụng một cách khéo léo kiến thức qua bài kể chuyện. Qua đó, còn phát triển cho các em khả năng quan sát, suy nghĩ và cảm nhận câu chuyện sâu sắc. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có thể kể chuyện lưu loát và hiểu rõ ràng. Do đó, qua bài viết sau, Baiontap.com sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài học một cách chi tiết nhất nhé!

Đề bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 89 SGK Tiếng Việt 4 tập 2.

Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia

Sau đây, Baiontap.com sẽ gợi ý cho các em trình tự kể chuyện về lòng dũng cảm nhằm đảm bảo sự mạch lạc và rõ ràng nhất. Kể chuyện theo dàn ý sau:

+ Nêu hoàn cảnh câu chuyện diễn ra: Em chứng kiến hoặc tham gia khi nào? Cảm xúc của em lúc đó ra sao?

+ Nêu tên nhân vật trong câu chuyện em muốn kể lại: trong việc làm dũng cảm em định kể có sự tham gia của những người nào?

  •  Kể diễn biến của câu chuyện, nhấn mạnh hành động anh hùng, dũng cảm của nhân vật. 
  • Nêu lên suy nghĩ của em về việc làm hoặc sự kiện em chứng kiến về lòng dũng cảm. Bài học về ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống em cần học tập.

Bài tham khảo 1:

Em đã được học và nghe rất nhiều câu chuyện hay về lòng dũng cảm. Từ những tấm gương anh hùng trong sách lịch sử tới những câu chuyện của mẹ, của bà kể cho em nghe từ bé. Tuy nhiên, chuyện mà em nhớ nhất đó là lần em trực tiếp chứng kiến hành động dũng cảm mà em không thể nào quên.

Hôm ấy em cùng Linh đi học về trên con đường đất quen thuộc về nhà. Trên con đường ấy, chúng em phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về nhà của mình. Lúc ấy tầm năm giờ chiều nhưng trời đã có vẻ âm u, mây kéo đến ngùn ngụt. Bến đò thì vắng vẻ. Và dưới đò chỉ có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ để đón hai đứa chúng em đi xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa để phòng khi mưa to ập đến. Miếng gỗ đi qua đò rất trơn, em cùng Linh là con gái nên rất sợ. Em mạnh dạn đi trước, còn Linh đi sau. 

Bỗng nhiên Linh trượt chân ngã nhào xuống nước , bị dòng nước lớn cuốn đi. Em hoảng loạn vô cùng và hét lớn. Thế là nhanh như cắt, chú bộ đội ở trên đò trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền. Chú rồi ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chú bơi rất nhanh để đuổi kịp Linh, vì Linh không ngừng với tay lên cầu cứu. 

Em đứng nhìn trong lo lắng và không bớt run sợ. Cuối cùng tầm 10 phút sau, chú bộ đội đã nhanh tay đưa được Linh vào thuyền trong niềm vui khôn xiết. Bác lái đò chèo nhanh đò về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra quá bất ngờ và  nhanh chóng tới nỗi em cứ nghĩ như mình đang mơ.

Qua sự việc đó, em cảm thấy mình trở nên can đảm và có niềm tin vào cuộc sống hơn. Vì đâu đó trong cuộc sống này, còn biết bao người có tấm lòng tốt và lòng dũng cảm cao cả. Mẹ em thường nói, đó là những anh hùng Lục Vân Tiên bước ra từ cuộc sống đời thường.  

Bài tham khảo 2:

Đó là một buổi tối như bao ngày, gia đình em sum vầy ăn cơm tối. Sau khi ăn cơm xong, bố mẹ cùng bà nội kể nhau nghe câu chuyện về hành động dũng cảm của anh hàng xóm cạnh nhà em. Anh đã xông pha giúp đỡ gia đình gặp tai nạn giao thông trong vụ tai nạn hồi chiều hôm đó.

Theo lời bố mẹ kể thì vào khoảng 12h trưa trên đường gần chợ. Bất ngờ một xe tải đi qua va phải chiếc xe máy được điều khiển bởi một người phụ nữ tầm trung niên và hai đứa con nhỏ. Cuộc va chạm đã làm hai đứa trẻ văng ra đường ngay tại chỗ. Người mẹ thì bị thương nặng. Trong lúc hỗn loạn, không ai dám đứng ra đỡ người mẹ đi cấp cứu. Một số người tốt đã kịp đỡ hai đứa bé. Thì tình cờ lúc đó, anh hàng xóm đi chợ về, và khi chứng kiến tình huống đó. Anh đã nhanh tay đỡ nhẹ người mẹ và đưa bà kịp thời lên trạm y tế xã. 

Nghe câu chuyện xong, em không những cảm thấy ngưỡng mộ hành động cao cả của anh mà còn có thêm niềm tin vào lòng tốt, việc nghĩa. Bà em có nói, khi ở trong hoàn cảnh đó, ít ai đủ can đảm để xông pha vào vũng máu chở bệnh nhân đi. Anh chính là tấm gương về lòng dũng cảm đáng trân quý cho các thế hệ.

Như vậy, qua bài tham khảo từ Baiontap.com đã giúp các em có thêm các kiến thức bổ ích về tấm gương lòng dũng cảm. Hy vọng qua bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về lòng dũng cảm lớp 4 sẽ hỗ trợ các em  soạn bài hiệu quả nhất nhé!

Các bài viết liên quan

Các bài viết xem nhiều

Video liên quan

Chủ đề