Việt đoạn văn tph phân tích khổ 3 bài Viếng lăng Bác

Đề bài: Phân tích khổ ba bài thơ Viếng lăng Bác

Bài văn mẫu Phân tích khổ ba bài thơ Viếng lăng Bác

Bạn đang xem: Phân tích khổ ba bài thơ Viếng lăng Bác

I. Dàn ý Phân tích khổ ba bài thơ Viếng lăng Bác

1. Mở bài

Giới thiệu về khổ 3 bài thơ Viếng lăng Bác.

2. Thân bài

– Sự xúc động trào dâng khi gặp Bác:+ Bác đang chìm trong giấc ngủ yên bình.+ “Vầng trăng sáng dịu hiền” : hình ảnh thiên nhiên thơ mộng là ẩn dụ cho tình yêu thương, trân trọng của nhà thơ cũng như con người Việt Nam dành cho Bác.–>  Câu thơ đã miêu tả vừa khái quát nhưng cũng không kém phần tinh tế không gian trang nghiêm trong lăng Bác.

–>   Bác dù đã ra đi nhưng trong mắt những người con Việt Nam, Bác chỉ đang ngủ một giấc yên bình, không còn những lo toan, trăn trở.

– Nỗi xót xa, nghẹn ngào trước sự ra đi của Bác:+ Nghệ thuật tương phản “vẫn biết”- “mà sao” diễn tả sự mâu thuẫn, đối lập giữa lí trí và con tim.

+ Bác luôn sống mãi trong con tim mỗi người nhưng lại nhưng sự ra đi của Bác vẫn mang đến những nghẹn ngào, đau xót khôn xiết.

3. Kết bài

Cảm nhận chung
 

II. Bài văn mẫu Phân tích khổ ba bài thơ Viếng lăng Bác

Viếng lăng Bác là bài thơ kết tinh trọn vẹn cảm xúc của Viễn Phương khi ở miền Nam lần đầu được ra Hà Nội và vào lăng viếng Bác. Nếu hai khổ thơ đầu miêu tả dòng cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác và khi hòa vào cùng dòng người vào lăng thì khổ thơ thứ ba lại thể hiện nỗi niềm xúc động thiêng liêng của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác:

” Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Hai câu thơ đầu tiên miêu tả cảm xúc của Viễn Phương khi nhìn thấy di hài của Bác:

” Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.”

Nhà thơ cùng dòng người tiến vào lăng, chiêm ngưỡng Bác từ xa và liên tưởng Bác như đang đi vào giấc ngủ yên bình không mộng mị, ánh sáng dịu nhẹ của ngọn đèn lúc đó bỗng trở thành vầng trăng lan tỏa ánh sáng dìu dịu, sáng trong. Câu thơ đã miêu tả vừa khái quát nhưng cũng không kém phần tinh tế không gian trang nghiêm trong lăng Bác. Bác đã ra đi nhưng trong mắt tác giả, đó chỉ là một giấc ngủ dài thanh thản, không còn lo toan việc nước việc dân, không còn lắng lo trăn trở. Bầu không khí ấy bất kì người Việt Nam nào khi vào lăng viếng Bác cũng có thể cảm nhận được, Viễn Phương đã nói lên nỗi lòng và cảm xúc của triệu triệu con tim khi đứng trước di hài của Bác.

Nhìn thấy hình ảnh của Bác, Viễn Phương thốt lên nghẹn ngào:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Nghệ thuật tương phản giữa “vẫn biết” và “mà sao” diễn tả sự mâu thuẫn, đối lập giữa lí trí và trái tim. Lí trí thì khẳng định chân lí muôn thuở Bác vẫn sống mãi trong tâm trí của người dân Việt Nam, vĩnh hằng bất tử, nhưng trái tim thì vẫn xót xa, nghẹn ngào chấp nhận hiện thực rằng Bác đã ra đi mãi mãi. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe” thấy điều chỉ có thể cảm nhận – “nhói ở trong tim” giúp khắc sâu, nhấn mạnh nỗi đau như đang quặn thắt, xót xa và đau đớn vô cùng. Người đọc chợt nhớ đến những vần thơ nghẹn ngào của Tố Hữu khi khóc Bác:

“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.”

Hai bài thơ tuy viết ở hai thời điểm khác nhau nhưng đều chung nỗi xót xa đau đớn, chạm đến tâm hồn của bạn đọc.

Khổ thơ bày tỏ cảm xúc của Viễn Phương khi vào lăng viếng Bác một lần nữa nói hộ tấm lòng tiếc thương của biết bao người. Những vần thơ như nghẹn lại, rưng rưng mà cảm động nhưng vẫn không kém phần trang trọng, chỉnh chu. Bác vẫn sống trong lòng mỗi chúng ta, bởi “trời xanh là mãi mãi”.

———————–HẾT———————

Bên cạnh truyện, thơ, tiểu thuyết,…, kịch cũng là một trong số những thể loại quan trọng và được lựa chọn trong chương trình học Ngữ văn các cấp, nổi bật trong chương trình Ngữ văn 9 là kịch, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nhận về kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Đề bài: Phân tích khổ 3 4 bài Viếng lăng Bác

Phân tích khổ 3 4 bài Viếng lăng Bác

Bạn đang xem: Phân tích khổ 3 4 bài Viếng lăng Bác

I. Dàn ý Phân tích khổ 3 4 bài Viếng lăng Bác (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu chung về tác giả Viễn Phương, tác phẩm “Viếng lăng Bác”.
– Dẫn dắt vào khổ 3,4 bài thơ.

2. Thân bài

a. Cảm xúc của tác giả khi bước vào lăng Bác (Khổ 3)

– Tính từ “Bình yên”, “dịu hiền” kết hợp hình ảnh “giấc ngủ”, “vầng trăng” mở ra không gian êm dịu, trữ tình, yên bình.
– Bác chìm trong giấc ngủ bình yên, xung quanh là ánh sáng của “vầng trăng sáng dịu hiền”.

– Hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng”:+ Vầng trăng yên bình, dịu hiền cũng như chính trái tim, tâm hồn Bác.

+ Gợi liên tưởng đến ánh trăng trong những trang thơ của Bác.

– Ẩn dụ: “Trời xanh”: rộng lớn, bao la, vĩnh hằng → Bác sống mãi trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam.
– Động từ “nhói”: nỗi đau đớn, tiếc thương khi phải chấp nhận sự thật rằng Bác đã ra đi mãi mãi.

b. Cảm xúc bịn rịn, lưu luyến khi tác giả rời khỏi lăng (Khổ 4)

– “Mai về miền Nam”: hiện thực của cuộc chia li
– “thương trào nước mắt”: cảm xúc mãnh liệt, tha thiết → Thể hiện nỗi đau đớn, xót xa khôn nguôi của nhà thơ khi rời lăng Bác để trở về miền Nam.

– Ước nguyện cao đẹp:+ Muốn làm “con chim”, “bông hoa”, “cây tre” để mang tiếng hót, hương thơm và có thể mãi ở bên cạnh Bác+ Điệp từ “muốn” khát khao tha thiết, mãnh liệt, chân thành của nhà thơ.

=> Ước nguyện chân thành, cao đẹp của tác giả dành cho Bác.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị bài thơ và hai khổ thơ 3,4.

II. Bài văn mẫu Phân tích khổ 3 4 bài Viếng lăng Bác (Chuẩn)

Viếng lăng Bác được Viễn Phương sáng tác năm 1976, sau khi đất nước được thống nhất, non sông thu về một mối. Bài thơ ra đời đúng dịp khánh thành lăng Bác, khi tác giả ra thăm viếng lăng Người, tác phẩm đã bộc lộ nỗi niềm nhớ thương khôn nguôi của một người con miền Nam dành cho chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, hai khổ thơ 3 và 4 đã thể hiện được nỗi thương nhớ khôn nguôi và ước nguyện cao đẹp của nhà thơ Viễn Phương.

Bước vào lăng Người là một khung thật êm dịu, thanh bình biết bao:

“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Tác giả sử dụng tính từ “bình yên”, “dịu hiền” kết hợp khéo léo với hình ảnh giấc ngủ, vầng trăng gợi ra một không gian thật êm dịu, trữ tình. Hình ảnh Bác hiện lên thật đẹp đẽ, bình yên trong giấc ngủ vĩnh hằng “Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên”. Suốt bảy mươi chín năm cuộc đời, Người đã dành trọn cho non sông, đất nước. Cả cuộc đời Người chịu bao vất vả, gian lao, bây giờ đất nước đã thống nhất, thanh bình, Người đã có thể yên bình trong giấc ngủ sâu. Ánh sáng dịu êm trong lăng gợi cho tác giả liên tưởng đến “vầng trăng dịu hiền”- thứ ánh sáng nhẹ nhàng mà thanh khiết. Hình ảnh “Vầng trăng” còn ẩn dụ cho trái tim ấm áp, bao la, đẹp đẽ của Người- vị cha già dân tộc. Vầng trăng dịu hiền còn mở ra những ấn tượng đẹp đẽ của độc giả về những trang thơ đầy ánh trăng của Người.

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

Dẫu năm dài, tháng rộng thì trời xanh kia vẫn là mãi mãi, trường tồn theo thời gian. Bác cũng như trời xanh vậy, luôn sống mãi trong trái tim của hàng triệu con người Việt Nam. Thời gian không thể làm phai nhòa màu xanh của mây trời cũng như vị tháng năm không thể nào làm lãng quên hình bóng Người trong tim mỗi người con Việt Nam. Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” được Viễn Phương sử dụng thật tinh tế, vừa có sức gợi lại giàu tính biểu tượng, tạo nên sức hấp dẫn cho tứ thơ.

“Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

Câu thơ tựa như tiếng thổn thức của một người con khi đón nhận tin dữ: Người đã mãi mãi ra đi. Động từ “nhói” cất lên giữa những tiếng vần bằng tạo sức nặng cho câu thơ. Còn gì đau xót hơn khi phải chấp nhận sự thật rằng Bác đã ra đi mãi mãi. Dù dùng lý trí để trấn an lòng rằng Bác vẫn còn nhưng trái tim vẫn không ngăn được dòng lệ nhớ thương vô hạn. Khổ thơ thoạt tiên mang đến cảm giác nhẹ nhàng với những hình ảnh bình yên của trăng, của bầu trời nhưng sâu thẳm là những cảm xúc thương nhớ, xót xa của nhân vật trữ tình. Từng lời, từng chữ thốt ra đều chan chứa những tình cảm dạt dào khôn tả.

Hành trình nào cũng có lúc kết thúc. Đến giây phút phải rời lăng, tạm biệt Bác để về miền Nam, tác giả không giấu được nỗi luyến tiếc. Những dòng thơ cuối cất lên đầy xúc động như một lời từ biệt:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”

Ngày mai đây phải trở về với miền Nam thương yêu, rời xa Bác “Chân bước đi mà lòng còn bịn rịn nhớ thương”. Nỗi đau đớn khi mất Bác, nỗi tiếc thương phải rời xa người cứ thế mà dâng trào, không ngăn được dòng lệ “thương trào nước mắt”. Trong tiếng “thương” ấy là niềm tin yêu, sự biết ơn, kính trọng và nỗi đau tận cùng khi mất Bác. Trái tim tác giả nói riêng, trái tim người Việt Nam nói chung lúc này đây đều chung niềm tiếc thương người, tình thương của triệu triệu con dân Việt Nam dành cho Bác là vô cùng lớn lao, không thể nào đong đếm.

“Muốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Điệp ngữ “muốn làm” được đặt ở đầu câu nhấn mạnh nỗi khát khao của tác giả muốn được ở bên Bác. Qua đó, gửi gắm niềm mong ước của những người dân miền Nam được gần bên Người để trò chuyện, bày tỏ tấm lòng mình với Người. Những mong ước chân thành xuất phát từ sự tự nguyện, dẫu chỉ là một con chim nhỏ cả hát quanh lăng, dẫu chỉ là một bông hoa toả hương thoảng quanh lăng, hay chỉ làm cây tre tỏa bóng cũng nguyện lòng. Chỉ mong được bên Bác sớm hôm, canh giấc ngủ cho Người. Lời thơ chân thành, tha thiết, tình cảm mộc mạc mà ấm áp vô bờ, những gì chất chứa bấy lâu như được tác gửi trọn vào từng ước nguyện. Thật đáng trân quý biết bao!

Hai khổ thơ cuối bài khép lại tác phẩm bằng những âm điệu của lòng biết ơn và sự ấm áp, thiêng liêng của tâm nguyện cao đẹp. Những hình ảnh giản dị mà giàu tính biểu tượng cùng cách thể hiện cảm xúc chân thực đã làm nên dấu ấn cho hai khổ thơ nói riêng và toàn bài thơ nói chung. Gấp trang sách lại mà những tình cảm dạt dào của Viễn Phương vẫn còn vang vọng đâu đây, ngước lên nhìn ảnh Bác cùng lời dạy của Người, em càng tự hào biết bao vì đất nước có Bác, Tổ quốc mình có Bác.

————-HẾT————–

Để cảm nhận được nỗi xúc động, nghẹn ngào cũng như tấm lòng thành kính của nhà thơ Viễn Phương dành cho Bác, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Viết đoạn văn ngắn từ 8-12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác, Nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác, Cảm nhận khổ 2 và 3 bài thơ Viếng lăng Bác, Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Viếng lăng Bác.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Video liên quan

Chủ đề