Việt Nam chống dịch tốt nhất thế giới

Việt Nam, được quốc tế ca ngợi về cách đối phó thành công với đại dịch trong hầu hết năm ngoái, giờ đây bị truyền thông quốc tế đánh giá thấp nhất trên thế giới về khả năng phục hồi từ COVID trong khi thủ đô Hà Nội bị xem là một “nhà tù lộ thiên” trong chống dịch.

Trước khi làn sóng lây nhiễm tồi tệ nhất bùng phát ở Việt Nam hồi cuối tháng 4, quốc gia Đông Nam Á vẫn còn được thế giới xem là hình mẫu trong khống chế đại dịch với tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong trong số thấp nhất toàn cầu.

Tuy nhiên, với số lượng trung bình hàng chục nghìn ca nhiễm và hàng trăm ca tử vong mỗi ngày trong khi có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong khu vực, Việt Nam bị Nikkei Asia xếp hạng cuối cùng trên bảng Chỉ số Phục hồi từ COVID-19 mới nhất được đưa ra mỗi cuối tháng. Tờ báo hàng đầu của Nhật xếp Việt Nam ở hạng chót trong số 121 nước trên thế giới với tổng số điểm thấp nhất, 25, gồm 3 chỉ số ghi nhận từ việc quản lý lây nhiễm, triển khai tiêm chủng và tính di động tính đến ngày 31/8. Trung Quốc là quốc gia được đánh giá có khả năng phục hồi tốt nhất thế giới khi đứng đầu bảng với tổng điểm 73.

Nằm trong nhóm cuối bảng còn có Thái Lan, Myanmar và Philippines, những quốc gia Đông Nam Á cũng đang vật lộn với làn sóng lây nhiễm mạnh của biến thể Delta.

Theo Nikkei Asia, Việt Nam giờ đây là hiện thân của khu vực Đông Nam Á về việc “tự mãn” trong đối phó với đại dịch sau những thành công mà quốc tế ca ngợi. Tờ báo tiếng Anh của Nhật nhận định rằng, các nhà lãnh đạo Việt Nam – giống như ở Thái Lan, Indonesia và các nước khác – cho là những thành công trong việc ngăn chặn sớm các ca lây nhiễm có thể tiếp tục lặp lại trong khi các chương trình tiêm chủng vaccine có thể “chờ đó.”

“Năm 2020, chúng ta đã dùng những ‘tập đoàn quân tinh nhuệ’ nhất để tấn công ‘mấy trăm du kích quân F0’ và rất sớm khải hoàn rồi trong một thời gian khá dài, tự rung đùi tán thưởng,” nhà báo Trương Huy San, còn được biết tới là blogger Ô sin Huy Đức, nhận định trong một đăng tải trên Facebook khi cho rằng “cách đối phó với COVID như thế này” đã khiến Việt Nam đứng thứ 121/121 trên bảng chỉ số của Nikkei.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Như Phong, một cư dân ở Hà Nội, cho rằng đánh giá của Nikkei hơi “quá mức tiêu cực”.

“Tình hình dịch ở Việt Nam đúng là phức tạp thật, nhà nước cũng đã nhìn thấy hết rồi nhưng so với các nước lân cận thì cũng chưa là cái gì ghê gớm lắm cả,” ông Phong, hiện đang sinh sống ở quận Tây Hồ, nói với VOA khi cho rằng Hà Nội với số ca nhiễm hàng ngày là vài chục trong số gần 10 triệu dân hay thậm chí TPHCM, nơi đang là tâm điểm của đợt bùng phát, với số ca nhiễm thường nhật lên đến hàng nghìn người trong số hơn 10 triệu dân, vẫn là “con số quá nhỏ” và không đáng bị đánh giá thấp như vậy.

‘Nhà tù lộ thiên’?

Hầu hết trong tổng số gần 551.000 ca nhiễm và hơn 13.700 ca tử vong ở Việt Nam được ghi nhận trong đợt bùng phát từ 27/4 dù chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp hạn chế việc di chuyển của người dân như phong toả toàn thành phố trong thời gian dài, kiểm soát bằng cấp giấy đi đường, chia các khu vực dân cư theo mức độ lây nhiễm để thực hiện theo các chỉ thị đưa ra từ Ba Đình.

Tờ New York Times của Mỹ hồi đầu tháng 6 cho rằng thành công ban đầu của Việt Nam trong phòng chống dịch chỉ là “may mắn” khi không thể khống chế được đợt bùng phát dịch mới nhất và cũng là tồi tệ nhất. Tuy nhiên, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó đã phủ nhận điều này và cho rằng Việt Nam đã có những “quyết sách, chiến lược, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ Trung ương đến địa phương.”

Dù cho rằng đánh giá của Nikkei chưa khách quan nhưng ông Phong thừa nhận rằng những biện pháp “quyết liệt” đó không còn hiệu quả cao và Việt Nam đã có những chủ quan ban đầu trong chống dịch.

“(Họ) cứ nghĩ truy vết và cách ly là ngăn được nhưng chắc lúc đầu không nghĩ nó đến mức nguy hiểm (và) ghê gớm như thế này,” ông Phong nói. “Qua các chỉ đạo của chính phủ thì thấy rằng rõ ràng Việt Nam bây giờ đã thấm đòn rồi, đang dốc toàn lực vào để ngăn chặn.”

Chính phủ Việt Nam trong vài tháng qua đưa ra nhiều chỉ thị và các hướng dẫn thực hiện việc giãn cách xã hội mà nhiều người cho là “chồng chéo.” Quan ngại lớn nhất hiện nay được nhiều người dân bày tỏ trên mạng xã hội là việc cấp giấy đi đường theo Chỉ thị 20 mới được đưa ra áp dụng cho 3 vùng “đỏ, vàng, xanh” ở Hà Nội, nơi đang thực hiện giãn cách toàn xã hội trong hơn 1 tháng qua dù tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn TPHCM.

Nhận định về những hạn chế này ở thủ đô Việt Nam, kênh truyền hình TV5 của Pháp và một tờ báo của Bỉ có tên Metro Time cho rằng Hà Nội đã bị biến thành một “nhà tù mở” vì đại dịch COVID.

Một cư dân sống ở khu phố cổ Hà Nội có tên Ho Thi Anh nói với Metro Time, tờ báo phát miễn phí ở thành phố Brussels, rằng toàn bộ khu phố của bà bị phong toả với các rào chắn và “nó giống như một trung tâm giam giữ.” Còn kênh TV5 cho biết 8 triệu dân Hà Nội đã “được lệnh tự giam mình” kể từ cuối tháng 7 để chống lại đại dịch, trong đó một trong số các cư dân Hà Nội được phỏng vấn, có tên Nguyen Dinh Ngoc, nói rằng “chúng tôi không có quyền tự do đi lại” nhưng cho rằng việc tuân thủ chỉ thị của chính phủ là điều quan trọng đối với ông.

Nhà báo Huy San đưa ra câu hỏi rằng tới ngày 21/9, “Hà Nội vẫn cứ mỗi ngày có 5-7 chục F0 như hiện nay, Thành phố định sẽ ‘nhốt dân’ thêm bao lâu.” Blogger này đề nghị các lãnh đạo “nên có cuộc họp ở cấp cao hơn Hà Nội để quyết định phương án” cho thủ đô và viết rằng “đừng để thế giới nhìn Thủ đô của một quốc gia đang phát triển như một căn cứ du kích.”

Còn cựu nhà báo Thông Tấn Xã Việt Nam, Lưu Kha, chia sẻ cảm nhận của ông trên trang Facebook cá nhân rằng “là người yêu nước, tôi thực sự thấy đau và xấu hổ khi Việt Nam bị Nikkei Asia xếp hạng bét thế giới về chống COVID và Hà Nội bị một tờ báo của Bỉ gọi là ‘nhà tù lộ thiên’.” Ông cũng kêu gọi các lãnh đạo nhà nước rằng “đây là lúc nhìn thẳng vào sự thật và nói rõ sự thật.”

Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 1/9 cảnh báo rằng Việt Nam có thể đối mặt với một trận chiến kéo dài và không thể dựa vào việc phong tỏa và cách ly vô thời hạn được, trong khi TPHCM đang đề xuất nối lại các hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 15/9, chuyển từ chiến lược “Zero-COVID-19” sang sống chung với virus corona.

Tại sao Trung Quốc vẫn cố gắng đạt ‘Không Covid’?

Việt Nam chống dịch tốt nhất thế giới
Việt Nam chống dịch tốt nhất thế giới

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trong khi các quốc gia cố gắng sống chung với virus, Trung Quốc lại đang cố gắng muốn theo đuổi chiến lược 'Không Covid'

Trên thế giới, mọi người đang quen với cuộc sống hậu phong tỏa với vaccine giữ vai trò then chốt trong cuộc chiến chống Covid-19, trong khi các lệnh hạn chế được nới lỏng. Tuy nhiên ở Trung Quốc, chính sách 'Không Covid' hà khắc vẫn còn được duy trì ngay tại nơi đại dịch khởi phát.

Một người đi vào một khách sạn 5 sao để hỏi đường và rốt cuộc bị cách ly 2 tuần do một vị khách bị nhiễm Covid. Một thành viên trong đoàn trên một tàu cao tốc tiếp xúc gần với một người bị nhiễm bệnh, và hành khách trên cả con tàu phải bị cách ly để xét nghiệm đại trà.

Tại Công viên Disneyland ở Thượng Hải, 33.863 hành khách đột nhiên phải bị xét nghiệm đại trà vì một khách tham quan một ngày trước đó bị nhiễm bệnh.

Chào mừng đến với cuộc sống tại một quốc gia mà hiện nay như thế giới không có Covid, cứ mãi như thế.

Trung Quốc là một quốc gia đầu tiên áp đặt các lệnh hạn chế chống đại dịch và sẽ là một trong những quốc gia cuối cùng nới lỏng các lệnh này.

Khi bạn trò chuyện với những người dân Trung Quốc bình thường trên đường phố, bạn sẽ thấy rằng nhiều người dường như không quan tâm đến các bệnh pháp chống dịch nghiêm ngặt miễn là họ được đảm bảo an toàn.

Tôi hỏi một người phụ nữ liệu Trung Quốc có nên mở cửa nhanh hơn hay không thì cô ấy nói rằng tốt nhất là nên đợi cho đại dịch được xử lý thành công vì an toàn vẫn là số một.

Một người phụ nữ khác trên đường đi làm về nhà nói với tôi rằng không hiểu hoàn toàn virus được, vaccine sẽ được cải tiến và vì sự ổn định xã hội, tốt hơn hết là nên hoãn lại chuyện mở cửa.

Không lâu trước đó, những quốc gia khác như Australia, New Zealand và Singapore cũng có cách tiếp cận trong mỗi đợt dịch đó là virus có thể được nhổ bỏ tận gốc ra khỏi cộng đồng, phong tỏa các thành phố cho đến khi virus ngừng lây lan.

Mục tiêu là đạt tỷ lệ không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

2 yếu tố đã làm thay đổi cách tiếp cận này đó là việc xuất hiện biến thể Delta, khó kiểm soát hơn và quan trọng hơn là khi đạt tỷ lệ tiêm chủng vaccine cao.

Tỷ lệ tiêm chủng cao đồng nghĩa với chuyện vẫn có người nhiễm Covid-19 nhưng không phải đến bệnh viện.

Kết quả là biên giới được mở cửa cho việc đi lại giữa các nước. Tuy nhiên tại Trung Quốc, thì visa cho người nước ngoài vẫn khó có được và người dân Trung Quốc vẫn chưa được cấp mới hộ chiếu sau khi bị hết hạn.

Ở những nơi khác mọi người sống với virus. Nhưng không phải ở Trung Quốc, nơi vẫn sử dụng công lực để tấn công Delta không khác gì so với trước thời điểm có vaccine.

Nếu các con số được công bố là chính xác thì có hơn 1.000 ca lây nhiễm trong cộng đồng được ghi nhận kể từ tháng 10. Con số không cao như vậy nhưng mức độ lây nhiễm thì đáng kể, vì ảnh hưởng đến 21 tỉnh.

Đây là vấn đề bởi vì thậm chí nếu một vài ca nhiễm tại Trung Quốc thì sẽ dẫn đến các biện pháp nghiêm ngặt tương đương như có hàng trăm hay hàng ngàn ca nhiễm mới.

'Không chấp nhận dù có một ca nhiễm'

Chính quyền cho thấy không có dấu hiệu thay đổi cách tiếp cận này, thậm chí khi các nhà khoa học Trung Quốc kêu gọi suy nghĩ lại.

Giáo sư Quản Triệt, một nhà virus học từ Đại học Hong Kong và là cố vấn của chính phủ đã kêu gọi việc chuyển từ việc xét nghiệm acid nucleic hàng loạt (để tìm ca nhiễm) sang xét nghiệm kháng nguyên hàng loạt (để giúp các nhà khoa học có thể hiểu được mức độ hiệu quả của vaccine).

Trong một phỏng vấn trên kênh truyền hình Phoenix TV, ông nói rằng trong dài hạn thì chiến lược zero-Covid (không Covid) không thể nào có tác dụng xét về khía cạnh loại trừ hoàn toàn các ca nhiễm trong cộng đồng.

"Virus hiện nay là vĩnh viễn," ông cho biết. "Nó giống như cúm mùa, sẽ sống chung với con người trong một thời gian dài".

Việt Nam chống dịch tốt nhất thế giới
Việt Nam chống dịch tốt nhất thế giới

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

33.863 khách tham quan Disneyland Thượng Hải phải bị xét nghiệm đại trà khi một du khách đến đây một ngày trước đó bị nhiễm Covid

Khái niệm này không phải là điều gì mới lạ với người dân ở những quốc gia khác. Tuy nhiên, ở Trung Quốc thì chính phủ đã tập luyện cho dân chúng luôn trong tư thế sẵn sàng quay trở lại chiến lược 'Không Covid' khi có một đợt bùng phát dịch mới. Thay đổi thông điệp này sẽ khó khăn.

Khi được hỏi khả năng bảo vệ của vaccine chống lại các biến chủng virus, Giáo sư Quản Triệt cho rằng đây là điều mà các nhà sản xuất vaccine sẽ phải trả lời.

Ông không đơn độc trong giới học thuật hiện đang chất vất định hướng của Bắc Kinh.

Tiến sĩ Hoàng Diên Trung từ Council on Foreign Relations nói rằng vấn đề chính đó là vaccine không thể đạt được điều mà chính phủ Trung Quốc muốn, và điều này khiến Bắc Kinh lo ngại.

"Họ không tự tin về hiệu quả của vaccine - về khả năng ngăn chặn các ca nhiễm," ông nói với BBC, "bởi vì thật sự thậm chí loại vaccine tốt nhất không thể ngăn chặn sự lây nhiễm - thế nhưng theo chiến lược 'Không Covid' thì không thể chấp nhận được dù là một ca nhiễm."

Tiến sĩ Hoàng Diên Trung cho biết thêm rằng chính phủ Trung Quốc có một sự ràng buộc về chính trị và ý thức hệ khi loan báo thành tích đến với người dân.

"Chiến lược 'Không Covid' cũng là một phần trong phát ngôn chính thức, xác nhận thành công của mô hình đối phó dịch bệnh của Trung Quốc, tính ưu việt của hệ thống chính trị Trung Quốc. Vì vậy nếu từ bỏ chiến lược này thì số ca nhiễm gia tăng mạnh và rồi người dân sẽ đặt câu hỏi về mô hình ứng phó dịch."

'Một triệu lý do'

Trong số các lý do có việc Bắc Kinh sắp tổ chức một số sự kiện lớn và theo mong mỏi của giới chức Trung Quốc thì các sự kiện này sẽ diễn ra trong một môi trường không có dịch Covid.

Gần nhất là Thế Vận hội Mùa đông vào tháng 2. Vé chưa được bán thế nhưng mục tiêu là có khán giả trên khán đài.

Tháng 10 năm sau là Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức 5 năm một lần, theo đó Tập Cận Bình được kỳ vọng sẽ bắt đầu nhiệm kỳ lần 3 mang tính lịch sử.

Dĩ nhiên luôn luôn có điều gì đó sẽ xảy đến.

Việt Nam chống dịch tốt nhất thế giới
Việt Nam chống dịch tốt nhất thế giới

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các đợt bùng phát dịch Covid-19 rải rác tại Trung Quốc đã tạo sự ngờ vực về khả năng của quốc gia này trong việc duy trì số ca nhiễm là 0 trước thềm Thế Vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh

Một lập luận không mấy thu hút đó là Chủ tịch Tập Cận Bình và chính quyền của mình thích ý tưởng giảm bớt sự ảnh hưởng của nước ngoài tại Trung Quốc, và đại dịch là một cái cớ hoàn hảo để dịch chuyển theo định hướng đó.

Trên mạng xã hội, một số người theo chủ nghĩa dân tộc đã chỉ trích sự ảnh hưởng của quốc tế trong cách xử lý dịch "của Trung Quốc".

Sự nhấn mạnh đến cách quản trị ở đây rõ ràng đã chuyển từ triết lý "cải cách và mở cửa" sang triết lý đặt Đảng Cộng sản Trung Quốc ở vị trí trung tâm trong mọi vấn đề và Chủ tịch Tập Cận Bình được đặt ở phần cốt lõi.

Trong bối cảnh các quốc gia khác đã mở cửa biên giới, BBC đặt câu hỏi cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân là với Trung Quốc thì khi nào có thể làm điều tương tự.

Ông trả lời rằng Trung Quốc đang theo dõi kinh nghiệm từ các nước khác và sẽ làm theo khoa học trong việc đưa ra quyết định vì có sự xuất hiện của các biến thể mới.

Các chuyên gia thân cận với giới chức cầm quyền lực không phát đi tín hiệu về việc chấm dứt chiến lược zero-Covid. Thật sự là điều khá trái ngược.

Cái giá 'quá đắt'

Tiến sĩ Chung Nam Sơn được xem là một anh hùng y khoa tại Trung Quốc. Chuyên gia trong lĩnh vực hô hấp này đã nổi tiếng toàn cầu vào năm 2003 vì thách thức cách định hướng của chính phủ khi đó rằng dịch Sars không quá nghiêm trọng.

Ngày nay, có người, bao gồm giới chức vẫn nghe những gì ông phải nói.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, ông nói rằng các biện pháp xử lý Covid nghiêm ngặt của Trung Quốc sẽ được duy trì trong một "khoảng thời gian khá dài".

Ông cho biết thêm rằng tỷ lệ tử vong Covid-19 toàn cầu là 2% là quá cao để Trung Quốc chấp nhận thậm chí là có sẵn vaccine. Cái giá cho việc mở cửa quá nhanh chóng là không đáng, ông cho biết rằng sẽ theo dõi kinh nghiệm từ các quốc gia khác đang thực hiện kế hoạch "sống chung với Covid".

Việc xem các quan chức Trung Quốc có thể khá bảo thủ trong cách tiếp cận cũng là một điều quan trọng.

Có thể họ có kế hoạch "mở cửa lại" quốc gia và đơn giản là không quá vội vã để làm điều này.

Đối với nhiều người muốn đến hay rời khỏi Trung Quốc, họ không có sự lựa chọn nào ngoài chỉ chờ xem tình hình.

Trong khi những người thuộc tầng lớp trung và thượng lưu có thể đang than vãn về việc không được tự do đi nước ngoài, nhiều người dân thường ở Trung Quốc dường như hài lòng để chính phủ kiểm soát tình hình miễn là họ được khỏe mạnh.

Cùng lúc đó, việc xét nghiệm diện rộng, cách ly tập trung, kiểm soát đi lại, giám sát ở mức cao, truy vết cũng như các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt theo vùng sẽ vẫn là một phần lớn trong cuộc sống tại Trung Quốc.