Vietcombank có bao nhiêu vốn nhà nước năm 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1479/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 theo các hình thức: duy trì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; cổ phần hóa, sắp xếp lại (bao gồm hình thức sáp nhập, giải thể); chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước (thoái vốn) giai đoạn 2022 - 2025.

Theo đó, duy trì 195 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giai đoạn 2022 - 2025 (danh mục doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn 2022 - 2025).

Thực hiện cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, sắp xếp lại 5 doanh nghiệp; thực hiện thoái vốn 141 doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025; giữ nguyên phần vốn nhà nước tại 126 doanh nghiệp.

Vietcombank có bao nhiêu vốn nhà nước năm 2024

Tính đến thời điểm hiện tại, Nhà nước đang nắm giữ 74,8% vốn tại Vietcombank

Đối với 21 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện sắp xếp theo phương án riêng giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) nằm trong danh sách thực hiện cổ phần hóa, tỷ lệ vốn Nhà nước dự kiến nắm giữ sau cổ phần hóa là trên 65%.

Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank), Nhà nước tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần nắm giữ là 64,46%.

Đối với 2 ngân hàng là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Chính phủ sẽ thực hiện theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” nêu tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/06/2022 của Thủ tướng Chính phủ và “Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến 2025, định hướng đến 2030" nêu tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ kế hoạch sắp xếp và tỷ lệ vốn dự kiến Nhà nước nắm giữ tại 2 ngân hàng này.

Tính đến thời điểm hiện tại, Nhà nước đang nắm giữ 80,9% vốn tại BIDV và 74,8% vốn tại Vietcombank.

Theo báo cáo của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại 4 ngân hàng này, đến cuối năm 2021, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước của nhóm Big 4 là 262.689 tỷ đồng, tăng 13.787 tỷ đồng (5,54%) so với cuối năm 2020. Tiền gửi và cho vay tổ chức tín dụng khác là 665.390 tỷ đồng, tăng 91.093 tỷ đồng (15,86%) so với cuối năm 2020.

Đến cuối năm 2021, dư nợ cho vay khách hàng đạt trên 4,6 triệu tỷ đồng, tăng 436.003 tỷ đồng (10,41%) so với cuối năm 2020.

Về hoạt động đầu tư, đến cuối năm 2021, tổng số dư các khoản chứng khoán kinh doanh đầu tư của khối ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước là 597.235 tỷ đồng (đã tính dự phòng rủi ro), tăng 87.478 tỷ đồng (17,16%) so với cuối năm 2020.

Về kết quả xử lý nợ xấu, theo báo cáo, VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank đạt kết quả khá tích cực trong xử lý nợ xấu trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp, góp phần kiểm soát nợ xấu của từng ngân hàng nói riêng và kiểm soát nợ xấu của toàn hệ thống nói chung.

Cụ thể, tổng số nợ xấu của các NHTM Nhà nước được xử lý trong năm 2021 thông qua các hình thức: Khách hàng trả nợ, bán phát mại tài sản; trích lập dự phòng đạt 59.506,59 tỷ đồng, giảm 9.948,21 tỷ đồng (14,32%) so cuối năm 2020; trong đó, sử dụng dự phòng rủi ro 38.912,92 tỷ đồng, giảm 11.019,48 tỷ đồng (22,07%) so cuối năm 2020.

Về kết quả kinh doanh, tổng doanh thu của 4 NHTM Nhà nước đạt 452.238 tỷ đồng, tăng 9.513 tỷ đồng (2,15%) so với cùng kỳ năm 2020.

Lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 71.367 tỷ đồng, tăng 10.372 tỷ đồng (17%) so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt 57.265 tỷ đồng, tăng 8.336 tỷ đồng (17,4%) so với cùng kỳ năm 2020.

Về hiệu quả sử dụng vốn: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) hợp nhất thời điểm cuối năm 2021 đạt 16,05%, tăng 1,01% so với cùng kỳ năm 2020.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA) hợp nhất thời điểm cuối năm 2020 đạt 0,9%, tăng 0,05% so với cùng kỳ năm 2020.

Mới đây, Thủ tưởng Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank. Cụ thể, Vietcombank sẽ được bổ sung hơn 7.657 tỷ đồng theo tờ trình của Ngân hàng Nhà nước để duy trì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước. Nguồn vốn bổ sung đến từ cổ tức cho cổ đông nhà nước, thông qua việc Vietcombank phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ phần lợi nhuận sau thuế còn lại của năm 2019 sau trích lập các quỹ, chi trả cổ tức bằng tiền mặt.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam) tên viết tắt: "Vietcombank", là công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính theo vốn hóa.

Hiện tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam nắm giữ 75% cổ phần và là cổ đông lớn nhất.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường Miền Nam.
  • Để tiếp nhận nguồn vốn viện trợ ngoại tệ, tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank.
  • Năm 1990, Đề án đổi mới hoạt động ngân hàng được Hội đồng Bộ trưởng thông qua, từ đây Vietcombank đã trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại.
  • Với chức năng thực hiện quản lí vốn ngoại tệ tập trung vào năm 1993, Vietcombank đã chính thức tham gia sâu rộng hơn vào thị trường tiền tệ thế giới, gia nhập tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT, là thành viên của Hiệp hội ngân hàng châu Á vào năm 1995, gia nhập tổ chức thẻ quốc tế và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế là Mastercard và Visa card năm 1996, đồng thời Vietcombank là ngân hàng sáng lập Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng. Trong giai đoạn này, Vietcombank đã tham gia đầu tư vào một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước như đường ống khí đốt Nam Côn Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi Phú Mỹ, Thủy điện Yaly…
  • Năm 2007, Vietcombank tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
  • Ngày 2/6/2008, Vietcombank đã chính thức hoàn tất chuyển đổi và hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần.
  • Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, minh bạch hóa thông tin, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
  • Tháng 9/2011, Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank.
  • Ngày 01/04/2013, Vietcombank chính thức thay đổi bộ nhận diện thuơng hiệu mới.

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Tại ngày 30/06/2020, Vietcombank có 30.115 nhân viên, Ngân hàng có 1 Trụ sở chính, 1 Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank, 2 Trung tâm xử lý tiền mặt, 116 chi nhánh trên toàn quốc, 4 công ty con tại Việt Nam, 3 Công ty con tại nước ngoài, 2 công ty liên doanh, 1 công ty liên kết, 1 văn phòng đại diện đặt tại Mỹ, 1 văn phòng đại diện đặt tại Singapore và 1 văn phòng đại diện đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngân hàng Vietcombank bao nhiêu phần trăm vốn nhà nước?

Vietcombank là ngân hàng có vốn thuộc Nhà nước hơn 50%, nằm trong Big4 ngân hàng thương mại thuộc nhà nước lớn nhất Việt Nam.

Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng 100% vốn nhà nước?

Ngoài ra, trong hệ thống các tổ chức tín dụng thì có 04 ngân hàng sau là Ngân hàng Thương mại Nhà nước (do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ):

Ngân hàng Vietinbank có bao nhiêu phần trăm vốn nhà nước?

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, là cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam . Vốn điều lệ của Ngân hàng là 13,4 nghìn tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước là những ngân hàng gì?

Ngân hàng nhà nước là ngân hàng có vốn sở hữu thuộc Nhà nước (có thể là một phần hoặc toàn phần), chịu sự quản lý và kiểm soát của Nhà nước, thực hiện chức năng huy động vốn, tổ chức vay vốn tín dụng và các dịch vụ tài chính khác của một ngân hàng nói chung.