Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 79

Luyện từ và câu: So sánh. Dấu chấm trang 79 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Câu 1

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Đã có ai lắng nghe

Tiếng mưa trong rừng cọ

Như tiếng thác dội về

Như ào ào trận gió.

NGUYỄN VIẾT BÌNH

a) Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?

b) Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?

Phương pháp giải:

Ngoài so sánh các sự vật chúng ta còn có kiểu so sánh các âm thanh với nhau. Em hãy đọc kĩ đoạn thơ và tìm những âm thanh đó.

Lời giải chi tiết:

a) Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với tiếng thác nước dội về và tiếng ào ào của gió thổi.

b)Qua các hình ảnh so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ nghe rất ồn ã, vang động.

Câu 2

Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây:

a) Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

NGUYỄN TRÃI

b) Tiếng suối trong như tiếng hát ca

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

HỒ CHÍ MINH

c) Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những cây mắm, cây chà là, cậy vẹt rụng trụi gần hết lá.

ĐOÀN GIỎI

Phương pháp giải:

Em hãy chỉ ra các âm thanh được so sánh với nhau trong câu.

Lời giải chi tiết:

a) So sánh tiếng suối chảy với tiếng đàn cầm.

b) So sánh tiếng suối với tiếng hát.

c)So sánh tiếng chim kêu với tiếng xóc những rổ tiền đồng.

Câu 3

Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả:

Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt là mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.

Phương pháp giải:

Em đọc diễn cảm và ngắt nhịp đúng để điền dấu chấm, lưu ý sau dấu chấm phải viết hoa.

Lời giải chi tiết:

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.

Loigiaihay.com

Bài liên quan
  • Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 79

    Soạn bài Thư gửi bà trang 81 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 bài Thư gửi bà trang 81 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Đức viết thư cho ai ? Dòng đầu thư, bạn ghi thế nào ?

  • Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 79

    Chính tả bài Quê hương trang 82 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Chính tả bài Quê hương trang 82 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 2. Điền vào chỗ trống et hay oet:

  • Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 79

    Tập làm văn: Tập viết thư và phong bì thư trang 83 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2 bài Tập làm văn: Tập viết thư và phong bì thư trang 83 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân.

  • Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 79

    Soạn bài Quê hương trang 79 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 bài Quê hương trang 79 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương (ba khổ thơ đầu).

  • Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 79

    Chính tả: Quê hương ruột thịt trang 78 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2 Chính tả: Quê hương ruột thịt trang 78 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 2. Tìm 3 từ chứa tiếng có vần oai, 3 từ chứa tiếng có vần oay.

  • Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 79

    Soạn bài Người liên lạc nhỏ trang 112 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Người liên lạc nhỏ trang 112 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

  • Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 79

    Tập làm văn: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước trang 102 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2 bài Tập làm văn: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước trang 102 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Đề bài viết một đoạn văn về cảnh đẹp ở nước ta.

  • Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 79

    Bài 2 - Em hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp

    Cháu tên là Trần Diễm Mi, tổ trưởng tổ 2, lớp 3C, xin phép được giới thiệu với các cô, các bác, các chú những hoạt động của tổ cháu trong tháng qua như sau:

  • Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 79

    Bài 2 - Nghe và kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác

    Một vị nhà văn già ra ga mua vé, nhưng vì quên không đưa theo kính lão nên không đọc được