Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 90

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 90

Câu 1: Chọn làm một trong hai bài tập a hoặc b:

Trả lời:

a. Đọc lại bài Bà Tôi của Mác-xim Go-rơ-li (sách Tiếng việt 5, tập một trang 122 - 123), trả lời vắn tắt các câu hỏi sau:

Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?Đoạn 1 tả mái tóc của người bà qua mắt nhìn của đứa cháu là một cậu bé.
Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu
  • Câu 1: giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải tóc.
  • Câu 2: tả khái quát mái tóc của bà: đen, dày kì lạ.
  • Câu 3: tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải, từng động tác một.
Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?Ba câu, ba chi tiết quan hệ chặt chẽ với nhau, những chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.
Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
  • Đoạn 2 tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà. Đoạn này có 4 câu:
    • Câu 1: tả đặc điểm chung.
    • Câu 2: tả tác động của giọng nói tới tâm hồn cậu bé.
    • Câu 3: tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười và tình cảm ẩn chứa trong đó.
    • Câu 4: tả khuôn mặt của bà.
Các đặc điểm đó quan hệ với như như thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà?
  • Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ với nhau bổ sung cho nhau làm hiện rõ ngoại hình của bà và cả tính cách của bà: dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ,...

b. Đọc đoạn văn "chú bé vùng biển" (sách tiếng việt 5, tập một, trang 130) trả lời câu hỏi sau:

Đoạn văn tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng?Tả chiều cao, nước da, thân hình, cặp mắt, cái miệng và cái trán dô bướng bỉnh.
Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?Thắng là một đứa trẻ lớn lên ở biển, bơi lội rất giỏi, sức khỏe dẻo dai, thông minh, bướng bỉnh và gan dạ.

Câu 2: Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm....)

Trả lời:

Mở bài: giới thiệu chú cảnh sát giao thông

Thân bài:

  • Tả ngoại hình của chú công an
    • Chú là cảnh sát giao thông, nên luôn mặc một bộ đồ màu cam
    • Năm nay chú 35 tuổi
    • Thân hình chú rất vạm vỡ và răn chắc
    • Chú có khuôn mặt tròn và làn da đen ngăm vì do đứng ngoài nắng nhiều
    • Mái tóc chú được cắt gọn gang với màu đen huyền
    • Đôi mắt chú to tròn và long lánh, phía trên là bộ long mày rậm rạp
    • Mũi chú rất cao và đôi môi dày
  • Tả tính tình của chú công an
    • Chú rất vui tính
    • Rất nghiêm khắc và trung thành với công việc
    • Chú ân cần chỉ dẫn người dân khi họ gặp khó khan, ngay cả khi không liên quan đến công việc của chú
  • Tả công việc của chú công an
    • Chú điều khiển giao thông lưu thông rất an toàn và trật tự
    • Dù nắng hay mưa chú vẫn đứng đó, nơi ngã tư quen thuộc

Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chú công an

  • Chú luôn tận tâm quan tâm và chăm sóc những người xung quanh
  • Em sẽ cố gắng để trở thành một chú công an mẫu mực như chú Thịnh

Từ khóa tìm kiếm: giải VBT tiếng việt 5 tập 1, giải bài luyện tập tả người trang 90, giải chi tiết bài luyện tập tả người tuần 13 vbt tiếng việt 5 tập 1, hướng dẫn giải luyện tập tả người tuần 13 trang 90.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 90
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 90

1, a. Tìm các tính từ :

– Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l: M: lỏng lẻo,……………..

– Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n: M: nóng nảy,…………………….

b. Điền vào chỗ trống tiếng có âm i hoặc  :

   Ê-đi-xơn rất ……. khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát ……. nào, ông cũng ……. trì làm hết thí ……. này đến thí ……. khác cho tới khi đạt kết quả. Khi ……. cứu về ắc quy, ông thí ……. tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng ……. con số thí ……. lên đến 8000 lần.

Trả lời:

a,

– Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l: M: lỏng lẻo,lanh lợi, lung linh, lóng lánh, lạnh lẽo, lững lờ, lộng lẫy, lớn lao

– Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n: M: nóng nảy,nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nô nức, no nê

b,

   Ê-đi-xơn rất nghiêm khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát minh nào, ông cũng kiên trì làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác cho tới khi đạt kết quả. Khi nghiên cứu về ắc quy, ông thí nghiệm tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng điện con số thí nghiệm lên đến 8000 lần.

2, Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau :

– Không dữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại

– Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta lí tưởng phấn đấu để đạt tới

– Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi

b) Chứa tiếng có vần im hoặc iêm, có nghĩa như sau :

– Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ

– Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian, trong sản xuất hoặc sinh hoạt

– Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn nằm bên trái lồng ngực

Trả lời:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau :

– Không dữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại: lung lay (nản lòng)

– Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta lí tưởng phấn đấu để đạt tới: lí tưởng

– Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi: lạc hướng (lạc lối)

b) Chứa tiếng có vần im hoặc iêm, có nghĩa như sau :

– Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ: kim khâu

– Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian, trong sản xuất hoặc sinh hoạt: tiết kiệm

– Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn nằm bên trái lồng ngực: tim

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 90
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 90

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 90 – Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC

1, Tìm các từ

a) Nói lên ý chí, nghị lực của con người: M : quyết chí,………………..

b) Nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: M : khó khăn,……………

Trả lời:

a) Nói lên ý chí, nghị lực của con người: M : quyết chí,quyết tâm, kiên tâm, kiên cường, vững dạ, kiên nhẫn, bền gan, kiên trì

b) Nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: M : khó khăn, thách thức, thử thách, gian nan, gian khó, gian khổ, gian lao, chông gai

2, Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1 :

a) Từ thuộc nhóm a

a) Từ thuộc nhóm b

Trả lời:

a,- Trong học tập cần phải có lòng kiên trì mới hi vọng đạt được kết quả cao.

– Lớp 4A quyết tâm phấn đấu đạt kết quả thật tốt trong kì thi sắp tới.

b, – Công việc ấy rất khó khăn, vất vả.

– Trên con đường đi tới sự thành công, chúng ta phải vượt qua rất nhiều thử thách.

3, Viết một đoạn văn ngắn nói vể một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công :

Trả lời:

   Ở gần nhà em có anh Lộc học rất giỏi, mỗi lần nhắc đến anh mọi người không thể không nể phục vì lòng quyết tâm của anh. Anh đã kiên cường vượt qua những khó khăn của bản thân để đến được với tri thức. Năm một tuổi, anh bị sốt bại liệt, vì gia đình quá nghèo, cha mẹ anh phải đầu tắt mặt tối lo chạy ăn từng bữa, vì vậy ít có thời gian quan tâm đến anh, anh phải ở nhà với bà nội. Khi bệnh tình của anh đã chuyển sang giai đoạn nguy kịch thì mọi cố gắng cứu chữa cũng đã muộn. Từ đó, anh bị liệt đôi chân. Nhà nghèo nên cơ thể anh lại càng gầy gò, ốm yếu, nhưng anh rất ham học và học rất giỏi. Hằng ngày, để đến lớp anh phải đi bộ hàng ba, bốn cây số. Với đôi nạng gỗ, anh kiên tâm vượt qua tất cả. Gian khổ không làm anh lùi bước … Trong kì thi tuyển sinh đại học vừa qua, anh đã đậu thủ khoa của một trường danh tiếng. Tấm gương vượt khó học tập của anh luôn được mọi người đưa ra nhắc nhở con em của mình.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 90

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 91 – Tập làm văn

1, Sửa lỗi trong bài kiểm tra của em theo yêu cầu dưới đây:

Loại lỗiCác lỗi cụ thểSửa lại
Chính tả………………
Từ………………
Câu………………

Trả lời:

Học sinh tự làm.

2, Chọn viết lại một doạn văn trong bài làm của em cho hay hơn.

Trả lời:

Học sinh tự làm.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 90
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 90
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 90

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 92, 93 – Luyện từ và câu

CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI

I – Nhận xét

Ghi lại các câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao (tiếng Việt 4, tập một, trang 125). Các câu hỏi ấy là của ai, để hỏi ai ? Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi ?

Câu hỏi Của ai Hỏi ai Dấu hiệu

1,…..

2,…..

…… …… …..

Trả lời:

Câu hỏi Của ai Hỏi ai Dấu hiệu
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ? Xi-ôn-cốp-xki Tự hỏi bản thân Bắt đầu bằng từ “vì sao” và kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
2. Cậu làm thế nào mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế ? Một người bạn của Xi-ôn-cốp-xki Xi-ôn-cốp-xki – Trong câu xuất hiện từ thế nào và kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

II – Luyện tập

1, Tìm câu hỏi trong các bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay và ghi vào bảng sau :

Câu hỏi Của ai Hỏi ai Từ nghi vấn

Thưa chuyện với mẹ

1, Con vừa bảo gì?

của mẹ

hỏi Cương

Hai bàn tay

1,…………….

…………… ………. …………….

Trả lời:

STT/bài Câu hỏi của ai hỏi ai Từ nghi vấn
1. Bài “Thưa chuyện với mẹ

1) Con vừa bảo gì?

2) Ai xui con thế?

của mẹ

của mẹ

hỏi Cương

hỏi Cương

thế

2. Bài “Hai bàn tay

1) Anh có yêu nước không?

2) Anh có thể giữ bí mật không?

3) Anh có muốn đi với tôi không?

4) Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

5) Anh đi với tôi chứ?

của Bác Hồ

của Bác Hồ

của Bác Hồ

của Bác Lê

của Bác Hồ

hỏi bác Lê

hỏi bác Lê

hỏi bác Lê

hỏi bác Hồ

hỏi bác Lê

Có, không

Có, không

Có, không

đâu

chứ

2, Chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu (Xem ví dụ (M 🙂 trong sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 131).

Câu Câu hỏi
Câu 1:

1.

2.

3.

Câu 2:

1.

2.

3.

Câu 3:

1.

2.

3.

Trả lời:

Câu Câu hỏi
Câu 1: Nào ngờ chữ ông xấu quá, quan đọc không được, thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường.

1. Vì sao quan đuổi bà ra khỏi huyện đường ?

2. Quan đã thét lính làm gì bà lão ?

3. Bà cụ bị ai đuổi ra khỏi đường?

Câu 2: Về nhà bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận

1. Về nhà bà cụ đã làm gì ?

2. Bà cụ đã kể lại chuyện gì ?

3. Vì sao Cao Bá Quát ân hận ?

Câu 3: Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

1. Cao Bá Quát dốc sức làm gì ?

2. Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ để làm gì ?

3. Ông dốc sức luyện chữ từ khi nào ?

3, Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.

M : Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi đấy nhỉ ?

Trả lời:

M : Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi đấy nhỉ ?

Mình đã làm hết công việc mà mẹ đã dặn chưa nhỉ ?

Quyển sách mình mới để đây đâu rồi ?

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 90
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 90

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 93, 94 – Tập làm văn

ÔN TẬP KỂ CHUYỆN

1, Đề bài nào trong 3 đề bài sau thuộc loại văn kể chuyện ? Ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng. Giải thích vì sao đề bài đó thuộc loại văn kể chuyện ?

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 90

Giải thích: ………………………………..

Trả lời:

x. Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

Giải thích: Đề bài này yêu cầu phải kể lại một câu chuyện đầy đủ nội dung cụ thể với nhân vật, cốt truyện đầy đủ.

2, Ghi vắn tắt một câu chuyện về một trong các đề tài sau (chuẩn bị cho bài nói) :

a) Đoàn kết, thương yêu bạn bè.

b) Giúp đỡ người tàn tật.

c) Thật thà, trung thực trong đời sống.

d) Chiến thắng bệnh tật.

Trả lời:

Đề b : Giúp đỡ người tàn tật

   Em kể về tình bạn giữa Thuận và Phương, hai bạn ấy học lớp 4B, cùng trường với em.

Bạn Thuận bị liệt hai chân từ nhỏ, phải đi lại bằng xe lăn và nạng gỗ, việc di chuyển hết sức khó khăn. Bạn Phương thấy vậy đã tận tình giúp đỡ bạn. Hằng ngày, khi cha mẹ Thuận đưa bạn ấy đến cổng trường là Phương đã đợi sẵn ở đấy, giúp bạn vào lớp. Không những vậy Phương còn là một người bạn cùng lởp học rất tốt của Thuận. Hai bạn chơi với nhau rất thân thiết, Phương như đôi chân của Thuận vậy.

Chúng em ai cũng yêu quý Thuận và Phương.

✅ Giải vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐