Wto có bao nhiêu thành viên tính đến năm 2023 năm 2024

Ngày 11/1/2007, tại Geneva, Tổ chức Thương mại thế giới WTO tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên chính thức cho Việt Nam. Cùng với việc chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam chính thức phải thực hiện các cam kết đã đưa ra với WTO.

Ngay khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã gửi tới cộng đồng quốc tế “Thông điệp về hội nhập”, khẳng định Việt Nam muốn làm bạn với bốn phương, đã và đang có thế cùng lực mới để làm đối tác tin cậy của bốn phương. Hành trang hội nhập được sửa soạn khá sớm để tiến tới mục tiêu gia nhập WTO. Tháng 7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Cũng tháng 7/1999, Việt Nam ký Hiệp định hợp tác với Cộng đồng Châu Âu (EC). Ngày 15/12/1995, Việt Nam chính thức tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Tháng 3/1996, Việt Nam cùng với 9 nền kinh tế Châu Á và 15 nền kinh tế thuộc Liên minh Châu Âu, là những sáng lập viên Diễn đàn Kinh tế Á - Âu (ASEM). Ngày 18/11/1998, trở thành thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tháng 7/2000, ký Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA), có hiệu lực từ tháng 12/2001 - mở toang cánh cửa gia nhập WTO.

Sau 11 năm ròng rã qua 15 vòng đàm phán, ngày 7/11/2006, WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam kết thúc 11 năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn kể từ khi đệ đơn gia nhập vào năm 1995. 17 giờ ngày 7/11/2006, theo giờ Hà Nội, tại trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva (Thuỵ Sĩ), ông Eirik Glenne - Chủ tịch Đại hội đồng WTO đã gõ búa chính thức xác nhận Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Lễ gia nhập và tham gia các hoạt động của WTO vào ngày 11/01/2007. Kể từ đó đến nay, kinh tế Việt Nam phát triển ấn tượng, thể hiện qua sự tăng trưởng của trao đổi thương mại, đầu tư, đời sống người dân được cải thiện.

Kể từ khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đạt được nhiều kết quả tích cực và quan trọng, thể hiện qua các lĩnh vực: Tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, cán cân xuất, nhập khẩu, du lịch… Nền kinh tế Việt Nam sau 10 năm là thành viên của WTO (2007 - 2017), mặc dù bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 6,29%/năm. Đây là thành tựu hết sức quan trọng bởi trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới có mức tăng trưởng âm, hoặc rất thấp, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng dương liên tục. Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt gần 176 tỷ USD, tăng gấp 3,5 lần so với mức 50 tỷ USD trong năm 2006 và được đánh giá là một trong 36 nền kinh tế xuất khẩu tốt nhất thế giới. Tiếp tục tăng tốc bứt phá, khoảng giữa tháng 12 năm 2017, tổng kim ngạch XNK đã chinh phục mức 400 tỷ USD. Như vậy tính từ năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO đến nay (sau 10 năm), tổng kim ngạch XNK đã tăng gấp 4 lần.

Năm 2007, khi gia nhập WTO, xuất khẩu của Việt Nam xếp thứ 50. Đến nay, đã tăng 24 bậc, lên vị trí 26. Còn nhập khẩu trước ở vị trí thứ 41, đến nay đã tăng 16 bậc, lên vị trí 25. Hàng hóa của Việt Nam có mặt tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng với việc gia tăng kim ngạch XNK, cán cân thương mại của Việt Nam cũng có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như giai đoạn 2007 - 2015 hầu hết Việt Nam rơi vào trạng thái nhập siêu (trừ năm 2012 - 2013) thì năm 2016 Việt Nam đã xuất siêu 1,78 tỷ USD. Dự kiến cả năm 2017 xuất siêu 3 tỷ USD. Điều này giúp cán cân thanh toán cải thiện rõ rệt, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá, kiểm soát lạm phát. Thành tích này cũng góp phần làm cho Việt Nam lần đầu tiên sau nhiều năm hoàn thành và hoàn thành vượt định mức cả 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội.

Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã tăng gấp đôi so với thời điểm trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Honda, Toyota, Canon, Microsoft… đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, năm 2017, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ 2016 và tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Cùng với đó, vốn FDI giải ngân đạt 17,5 tỷ USD, tăng cao nhất từ trước đến nay. Có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong năm 2017; các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm nhất với 15,87 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư là 8,37 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,81% so với năm 2016. Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 5 triệu tỷ đồng, theo đó GDP bình quân đầu người ước đạt 53,5 triệu đồng (tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016).

Thương mại du lịch phát triển, năm 2017, Việt Nam đón 12,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 30% so với năm 2016 và phục vụ hơn 73 triệu lượt khách nội địa. Lần đầu tiên, Việt Nam lọt vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Sự tăng trưởng của dòng khách này đã góp phần đưa doanh thu du lịch năm nay lên gần 515 nghìn tỷ đồng, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 23 tỷ USD, đóng góp 7% vào GDP của đất nước. Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới xếp thứ 6 trong 10 điểm du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á về tốc độ này. Đây chỉ là một trong số nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới trao tặng cho du lịch Việt Nam trong năm qua. Điều này cho thấy, thương hiệu du lịch Việt Nam đang ngày càng được định vị trên trường quốc tế. Đồng thời, WTO cũng tạo ra động lực không nhỏ để Việt Nam cải cách mạnh mẽ các thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh, cũng như sự trưởng thành và lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia nhận định, dù có tên trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn chưa phát triển theo đúng kỳ vọng, bởi: Trong công nghiệp, ngành khai thác, gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, việc sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao còn thấp. Việc đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất còn chậm; sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước vẫn ở mức thấp; thể chế kinh tế và công tác điều hành vĩ mô trong nước vẫn chưa theo kịp yêu cầu của hội nhập. Đặc biệt, nhiều năm qua, ngoại thương Việt Nam luôn bị thâm hụt với mức tuyệt đối cao. Điều này chứng minh, các nước đã tận dụng tốt cơ hội trong hội nhập WTO để đưa hàng hóa vào Việt Nam, trong khi chúng ta lại chưa hoàn toàn tận dụng tốt cơ hội từ hội nhập WTO mang lại. Bên cạnh đó, năng suất lao động trong nước vẫn thấp, đóng góp vào tăng trường còn hạn chế.

Năm 2018, Việt Nam tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Cụ thể, điều hành đồng bộ các chính sách vĩ mô, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng với chính sách tài khóa chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương và các chính sách khác. Phấn đấu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6,7%, kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%. Phấn đấu năm 2018 cải thiện đáng kể về thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng của thế giới, đưa Việt Nam vào nhóm ASEAN-4 về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh.

Việt Nam nhập WTO là thành viên thứ mấy?

Theo đó, Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO. Mặt khác, WTO (viết tắt của World Trade Organization) là Tổ chức Thương mại Thế giới được thành lập vào ngày 15/04/1994. WTO được thành lập nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.

Thành viên WTO là gì?

Thành viên của WTO là các quốc gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương (ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…).

WTO ra đời khi nào?

Do đó Hiệp định GATT 1947 là hiệp định quốc tế nhiều bên duy nhất điều chỉnh quan hệ thương mại hàng hoá trên phạm vi toàn cầu từ năm 1948 cho đến khi WTO ra đời vào năm 1995. Lịch sử hơn nửa thế kỷ vận động thành lập một tổ chức thương mại toàn cầu chủ yếu được đánh dấu tại Geneva, Thuỵ sỹ.

Tổ chức Thương mại Thế giới có nhiệm vụ gì?

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế toàn cầu duy nhất thiết lập các quy tắc thương mại giữa các quốc gia. Trọng tâm của cơ quan này là các hiệp định WTO, được đàm phán và ký kết bởi phần lớn các quốc gia thương mại trên thế giới và được quốc hội của họ phê chuẩn.

Chủ đề