Xây dựng nếp sống văn minh trong trường học

tiểu luận thực hiện nếp sống văn hóa văn minh trong trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 24 trang )

Nhận thức đúng đắn về việc xây dựng trường học văn hóa, văn minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tập trung triển khai, chỉ đạo các trường phổ thông thực hiện nghiêm nội dung, chương trình về đẩy mạnh nếp sống văn minh; xây dựng cơ quan đoàn kết, thống nhất. Đến nay, mỗi cán bộ, giáo viên có tinh thần, ý thức, trách nhiệm, chủ động thực hiện các nội dung trong các chỉ thị của Trung ương và của tỉnh về xây dựng nếp sống văn minh nơi công sở; 100% cán bộ, giáo viên không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có cán bộ, giáo viên mắc các tệ nạn xã hội; không sử dụng, tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không tuyên truyền và thực hiện các hành vi mê tín dị đoan; các hoạt động giảng dạy đi vào nền nếp; thực hiện tốt nội quy, quy chế làm việc; quy chế dân chủ ở cơ sở; không có cán bộ, giáo viên hút thuốc lá nơi công sở; không uống rượu, bia trong giờ làm việc; trang phục gọn gàng, lịch sự; có tinh thần xây dựng cơ quan xanh, sạch, đẹp, an toàn.

Các em học sinh Trường THPT Lê Xoay (Vĩnh Tường) thường xuyên vệ sinh khu vực lớp học, góp phần xây dựng văn hóa học đường. Ảnh Trường Khanh

Thầy giáo Trần Ngọc Minh, Bí thư Đoàn Trường THPT Nguyễn Thị Giang (Vĩnh Tường) chia sẻ: “Nếp sống văn minh, văn hóa trong nhà trường được thể hiện thông qua việc thực hiện quy định về trang phục, cách đi đứng, ứng xử lịch sự, văn hóa ở trường học cũng như nơi sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ của công ở mọi lúc, mọi nơi… Tôi tin rằng, khi mình gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh thì các em học sinh cũng sẽ học tập theo, từ đó, các em hình thành được thói quen, nếp sống văn minh, trở thành con người hiện đại, có nhân cách tốt, lối sống lành mạnh”.

Bên cạnh việc duy trì thành tích trong việc dạy và học, những năm qua, thầy và trò Trường THPT Lê Xoay (Vĩnh Tường) luôn quan tâm đến xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa cho cán bộ, giáo viên, học sinh. Thầy giáo Nguyễn Trần Quang, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Từ nhiều năm nay, nhà trường luôn chú trọng việc giáo dục nhân cách, nhất là xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh cho giáo viên và học sinh. Dù việc học và thi nhiều áp lực căng thẳng nhưng nhà trường luôn bố trí 2 tiết/tuần cho các hoạt động ngoại khóa. Thông qua các tiết học này, nhà trường phối hợp với các ban, ngành chức năng như: Công an huyện, Đoàn thanh niên... tổ chức các buổi tuyên truyền về Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, Luật Phòng chống tệ nạn xã hội, Luật Bảo vệ môi trường... Từ đó, giáo dục, khuyến khích học sinh có ý thức trong việc không hút thuốc lá, tránh xa tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật... sống đúng theo chuẩn mực đạo đức, không có những hành vi không phù hợp đối với lứa tuổi học sinh. Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường, Chi bộ nhà trường quán triệt sâu sắc đến từng cán bộ, giáo viên tự xây dựng cho mình lối sống văn minh từ cách ăn mặc đến việc ứng xử, giao tiếp với đồng nghiệp và học sinh; đặc biệt nghiêm túc thực hiện quy định: "Cán bộ, công chức không hút thuốc lá nơi công sở, không uống rượu bia trong giờ làm việc".

Em Dương Phú Đạt, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Lê Xoay cho biết: “Thông qua các tiết học ngoại khóa và sự nhắc nhở thường xuyên của các thầy, cô giáo, chúng em hiểu rõ lợi ích của việc xây dựng trường học văn minh. Học tập và noi gương các thầy cô trong trường, bản thân em và các bạn đều nhận thức được việc xây dựng, rèn luyện mình có lối sống lành mạnh, tích cực học tập để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, trở thành công dân có ích trong xã hội”.

Để việc thực hiện nếp sống văn minh trong các trường phổ thông đạt hiệu quả hơn nữa, thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 11 của Tỉnh ủy của cán bộ, giáo viên toàn ngành; phát hiện, làm rõ, nghiêm khắc phê bình những trường hợp vi phạm hoặc thực hiện không nghiêm túc; kiểm điểm hàng năm đối với tập thể, cá nhân vi phạm. Lấy việc thực hiện nếp sống văn minh trong trường học là tiêu chí bình xét thi đua, khen thưởng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

Thu Nhàn

BÀI TUYÊN TRUYỀN

                                         Về thực hiện nếp sống văn minh thanh lịch, văn hóa học đường
          Nếp sống văn hóa văn minh là nếp sống theo các giá trị chuẩn mực của văn hóa dân tộc và đáp ứng yêu cầu tổ chức cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng trong môi trường sinh hoạt, công nghiệp phát triển. Xu hướng và tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng vì thế việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh - sạch đẹp - an toàn là cần thiết đối với chúng ta.

          Cùng với phát triển kinh tế, nhiệm vụ phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh trong trường học, trong gia đình, trong từng con người là rất quan trọng. Văn hóa là sự thể hiện trình độ, khả năng nhận thức được biểu hiện qua lời nói, cách sống và làm việc của mỗi con người trong thực tiễn hàng ngày và bằng những việc làm cụ thể như: Đóng góp ủng hộ; Bảo vệ môi trường; Chấp hành luật an toàn giao thông…

          Với nội dung xây dựng nếp sống văn minh thanh lịch, văn hóa học đường, giữ gìn các giá trị truyền thống, lối sống lành mạnh. Trường TH Tứ Liên tuyên truyền đến toàn thể học sinh nhà trường với nội dung sau:

I. THỰC HIỆN TỐT NẾP SỐNG VĂN MINH THANH LỊCH, VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG

 - Xếp hàng ra vào lớp đúng giờ, ra vào lớp theo hiệu lệnh trống, không xô đẩy, chen lấn.

- Mặc đồng phục theo quy định

- Có kĩ năng chào hỏi lễ phép với mọi người. 

- Biết giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn cùng vươn lên trong học tậ

- Có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.

- Có hiểu biết về truyền thống lịch sử của cha ông (vào những ngày lễ lớn trong năm học).

- Tham gia tổ chức các buổi HĐNG.

- Thực hiện tốt cuộc vận động "Thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy" và hưởng ứng phong trào "Uống nước nhớ nguồn"

- Thực hiện hiệu quả phong trào: Nói lời hay, làm việc tốt"

 - Tổ chức xây dựng nhóm học tập, các câu lạc bộ văn hóa, thể thao, học tập, an toàn giao thông,…

 - Lễ phép, kính trọng, chào hỏi và xưng hô đúng phép tắc. Không được nói trống không, không được vô lễ, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.

- Đảm bảo lời nói chính xác, trung thực. Không được nói dối.

- Giao tiếp phải thể hiện sự khiêm tốn, tế nhị, có văn hóa, không khí hòa bình – thân thiện – ám áp, thể hiện đạo đức, phong cách người học sinh.

- Mỗi học sinh đều tâm niệm “Tập thể lớp là một gia đình” và “Nhà trường là một đại gia đình”, luôn luôn mong muốn và góp phần xây dựng để “gia đình” là điểm tựa, nguồn vui, niềm tin, niềm tự hào cho từng học sinh mỗi ngày đến trường.

II. NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH NƠI CÔNG CỘNG, KHU DÂN CƯ

- Thực hiện nghiêm các quy định khi sử dụng các dịch vụ hoặc tham gia các hoạt động tại nơi công cộng.

- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện và các phong trào ở địa phương.

- Tôn trọng, giúp đỡ và ưu tiên người lớn tuổi, người tàn tật,…

- Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp khi ra đường, nơi công cộng.

- Có thái độ thân thiện, niềm nở, lịch sự, tôn trọng mọi người,

- Nói lời xin lỗi, cảm ơn đúng lúc, nhiệt tình giúp đỡ người gặp hoạn nạn, khó khăn.

- Lắng nghe, chia sẻ, tiếp thu ý kiến của mọi người.

- Không có lời nói, cử chỉ, hành vi phản cảm, thiếu văn hóa nơi công cộng.

Video liên quan

Chủ đề