Xe ô tô đề kêu tạch tạch

Nguyên nhân Oto đề không nổ và cách khắc phục

12 Tháng Mười Hai, 2020

Tình trạng Oto không nổ máy xảy ra khá phổ biến và gây hoang mang, lo lắng cho các tài xế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nếu biết chính xác được nguyên nhân thì bạn sẽ có biện pháp phù hợp để khắc phục, giúp tiết kiệm được khoản chi phí lớn khi mang đến gara sửa chữa

1. Lỗi do ắc quy

Ắc quy là bộ phận tích điện trên xe Oto, khi đã sử dụng trong thời gian dài thì ắc quy dễ rơi vào tình trạng sụt giảm điện do động cơ đã tắt nhưng vẫn còn nhiều bộ phận, chi tiết khác phải sử dụng nguồn điện từ ắc quy. Nếu xe chỉ bị yếu ắc quy vì điện tích sụt giảm thì tài xế có thể nạp lại điện cho ắc quy bằng cách sử dụng máy phát điện. Tuy vậy, với những xe không thường xuyên đi, thì máy phát điện không có cơ hội hoạt động nên không bù được lượng điện tích của ắc quy bị mất dẫn đến việc khi mang xe ra sử dụng thì ắc quy đã quá yếu hoặc hết điện, từ đó oto không đề không nổ được.

Cách khắc phục:

Trường hợp ắc quy bị mất điện hoàn toàn thì bạn cần dùng bộ dây câu sạc để câu điện cho bình ắc quy. Tuy nhiên khi sạc ắc quy nên chọn dòng ắc quy hoạt động tốt và có điện áp bằng hoặc lớn hơn điện áp của xe.

Nếu xe không khởi động được do đứt dây điện hay hỏng cầu chì do xe lâu ngày không đi dẫn đến đường dây điện bị bong chóc. Khi đó bạn cần kiểm tra hộp cầu trì, nếu cầu trì hỏng thì nên thay mới. Ngoài ra, tài xế có thể sử dụng các bộ kích di động được bán trên thị trường. Nếu ắc quy bị hư hại, cần thay thế cái mới để được vận hành tốt.

Các cực của ắc quy kết nối kém

Ắc quy dùng trong oto có 2 loại chính là: ắc quy khô và ắc quy nước. Nhưng dù là loại nào đi nữa cũng đều xảy ra hiện tượng oxi hóa ở 2 đầu cực.

Điều này cũng không còn quá xa lạ vì nó xảy ra ở mọi loại ắc quy. Nhưng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới khả năng dẫn điện ở các đầu cực. Sau một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng xe oto đề không nổ. Vì vậy bạn nên kiểm tra ắc quy định kỳ để kịp thời sửa chữa, thay thế khi xảy ra hỏng hóc.

Cách khắc phục:

Khi gặp tình trạng này bạn nên tháo kẹp, lau chùi cực ắc quy và siết lại dây kẹp điện. Đồng thời, bạn cần điều chỉnh lại mức điện dịch.

2. Hệ thống đề bị lỗi

Khi xe oto đề không được và kèm theo những tiếng lách cách phía bên trong. Nguyên nhân có thể do hệ thống đề bị lỗi. Lúc này những ống nam châm điện trong hệ thóng đề nóng và ngắt ngay lập tức gây ra hiện tượng đề không nổ.

Cách khắc phục:

Bạn hãy cạy nút công tác ra để kiểm tra, sử dụng dây điện nối tắt và nhớ phải nhấn chân phanh với các dòng xe “nhấn phanh mới đề được” để thử.

Nếu bạn vặn chìa khóa về Off, để đèn pha sáng rồi bật lên vị trí Acc/On thấy đèn pha mờ dần thì cần phải sửa hoặc thay bộ đề.

Khi ấn đề xe ô tô kêu tạch tạch chính là do rơ le nhảy. Với trường hợp này, bạn nên kiểm tra chổi than. Nếu than đề chưa hết hẳn, bạn cần dùng vật cứng gõ vào củ than đề thì sẽ được.

Cần số chưa đúng vị trí

Khi bạn khởi động xe nhưng động cơ vẫn trơ ra, đèn trên bảng điều khiển không sáng hoặc không nháy. Nguyên nhân có thể do vị trí cần số chưa đúng (đối với hộp số tự động chưa về số P, hay bạn đang cài số và không đạp côn đối với hộp số sàn). 

Cách khắc phục:

Lúc này bạn cần đưa cần số về vị trí P đối với các hộp số tự động và đạp côn đối với các hộp số sàn. Còn với các dòng xe khởi động bằng nút Start/Stop thì cần đạp thắng.

Rờ-le hoặc bơm xăng bị lỗi

Rơ-le hoặc bơm xăng bị lỗi cũng sẽ gây ra hiện tượng nổ máy nhưng động cơ không tiếp tục hoạt động được. Đối với bơm xăng, xăng có tác dụng như chất làm mát. Do đó, khi bạn chạy xe ở tốc độ thấp thì bơm xăng sẽ hút vào thêm một lượng nhỏ không khí nữa khiến cho nó bị nóng lên và nhanh hỏng.

Cách khắc phục:

Để góp phần kiểm soát được vấn đề này, bạn có thể trang bị thêm đồng hồ áp suất nhiên liệu nhằm theo dõi việc động cơ có nhận được đủ nhiên liệu hay không.

Xe đề không nổ kêu tạch tạch là hiện tượng thường gặp khi khởi động xe. Vậy, đây là hiện tượng gì? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao?

Khi mua một phương tiện bất kể là xe máy, xe đạp hay ô tô, bạn cần phải có kiến thức về những trục trặc có thể gặp phải trong quá trình sử dụng, di chuyển để tự mình xử lý hoặc không bị chặt chém khi mang ra cửa hàng. Một trong những lỗi thường gặp khi đi xe chính là xe đề không nổ kêu tạch tạch.

Mục Lục

  • 1 Xe đề không nổ kêu tạch tạch – Những điều bạn cần biết
    • 1.1 Khi nào đề xe không nổ kêu tạch tạch?
      • 1.1.1 Xe đề không nổ kêu tạch tạch do ắc quy cạn năng lượng
      • 1.1.2 Dầu nhớt của xe bị khô khiến xe đề không nổ kêu tạch tạch
      • 1.1.3 Xe đề không nổ kêu tạch tạch do củ đề hư hỏng
      • 1.1.4 Xe đề không nổ kêu tạch tạch do bugi không hoạt động
      • 1.1.5 Buồng đốt thiếu hơi xăng
    • 1.2 Xử lí và bảo quản khi xe đề không nổ kêu tạch tạch không chạy 
    • 1.3 Xe đề không nổ kêu tạch tạch có sao không ?
    • 1.4 Chi phí sửa chữa xe đề không nổ kêu tạch tạch
    • 1.5 Các gói dịch vụ bảo hành xe thông thường
      • 1.5.1 Gói dịch vụ cơ bản bảo dưỡng dành cho xe máy :
      • 1.5.2 Gói dịch vụ cơ bản bảo dưỡng dành cho ô tô :
  • 2 Kết luận

Xe đề không nổ kêu tạch tạch – Những điều bạn cần biết

Khi nào đề xe không nổ kêu tạch tạch?

Trong quá trình chạy xe, có những lúc bạn sẽ gặp những trường hợp như rơ le đề kêu tạch tạch, xe đề không nổ kêu tạch tạch hoặc đề xe không lên, bị chết máy… Vậy thì bên trong bộ phận của xe đang gặp vấn đề gì khiến xe lại phát ra tiếng kêu như vậy? Câu trả lời nằm ở những ý sau :

Xe đề không nổ kêu tạch tạch do ắc quy cạn năng lượng

Khi khởi động xe, nếu xe không hoạt động, không lên được ga, không đề được thì khả năng rất lớn ắc quy của bạn đang cạn kiệt năng lượng hoặc bị hỏng. Nguyên nhân có thể vì năng lượng trong bình đã hết, không có đủ dung dịch điện phân qua một thời gian sử dụng phương tiện quá dài. Hoặc xe không được đem đi bảo trì, cũng là lí do khiến bình ắc quy hết điện làm cho động cơ bên trong phải gồng lên ma sát và tình trạng xe đề không nổ kêu tạch tạch sẽ xảy ra. 

Dầu nhớt của xe bị khô khiến xe đề không nổ kêu tạch tạch

Tra dầu nhớt cũng nằm trong các hoạt động bảo trì bạn cần phải làm cho phương tiện của mình mỗi kì. Khi dầu nhớt bị khô thì sẽ để lại nhiều hậu quả như cháy máy, hỏng xích, hỏng pít tông – xi lanh… Nhẹ hơn khi nhớt khô chính là các âm thanh động cơ ma sát với nhau tạo ra tiếng kêu tạch tạch khi đề xe.

Xe đề không nổ kêu tạch tạch do dầu nhớt của xe bị khô

Xe đề không nổ kêu tạch tạch do củ đề hư hỏng

Củ đề là bộ phận giúp khởi động được ví như chiếc công tắc khi muốn khởi động xe. Một chiếc xe không bắt buộc phải có củ đề, tuy nhiên đây là động cơ giúp kéo nổ và khởi động máy. Khi nổ máy không lên, tiếng kêu tạch tạch có thể bắt nguồn từ trong rơ le. Lúc này, bạn cần đến để kiểm tra củ đề để được bảo trì đúng cách.

Xe đề không nổ kêu tạch tạch do bugi không hoạt động

Khi bắt đầu khởi động xe, bugi sẽ đánh lửa để kích nổ bên trong buồng đốt. Trường hợp bugi không kích nổ được động cơ sẽ phát ra âm thanh tạch tạch lúc đang đề xe. Hãy chắc chắn rằng bugi được kiểm tra cụ thể để khắc phục được tiếng kêu này.

Buồng đốt thiếu hơi xăng

Có một số trường hợp khi chọn loại xăng kém chất lượng sẽ làm cho xe khó đề, xe tắt máy và thậm chí bị cháy máy. Bên cạnh đó, những loại xăng không đạt chuẩn, xăng bị lạnh cũng không bay hơi đủ để cung cấp khí vào buồng đốt sẽ dẫn đến bộ phận đề không hoạt động dẫn đến tình trạng xe đề không nổ kêu tạch tạch. 

>>> Xem thêm: Khám phá bộ đề xe máy, cách bảo dưỡng bộ đề xe máy như mới

Xe đề không nổ kêu tạch tạch do buồng đốt thiếu hơi xăng

Xử lí và bảo quản khi xe đề không nổ kêu tạch tạch không chạy 

Biết được những nguyên nhân khi đề xe máy kêu tạch tạch thì việc tìm ra cách khắc phục sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Trước hết, bạn hãy kiểm tra lai các bộ phận có liên quan đến chức năng đề xe như: Bugi, củ đề, bình điện để xem các lỗi hay mắc phải của các bộ phần này. Sau đó, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra thì hãy đem đến các trung tâm bảo trì, sữa chữa xe máy để được tư vấn và sửa chữa kịp thời. 

Không chỉ phải tìm hướng giải quyết khi đề xe máy kêu tạch tạch không chạy mà chúng ta còn phải cố gắng đừng để xe của mình rơi vào trường hợp như vậy. Hãy để xe ở những nơi sạch sẽ, khô ráo tránh bị bụi bẩn hoặc nhiễm nước khiến xe chết máy và cũng để đảm bảo chất lượng xăng dầu bị ảnh hưởng dưới thời tiết. 

Xe đề không nổ kêu tạch tạch có sao không ?

Xe đề không nổ kêu tạch tạch có làm xe hư không thì điều này còn phụ thuộc vào tình trạng xe của bạn. Nếu bạn là người thường xuyên đi bảo trì xe và giữ xe của mình cẩn thận thì đây có thể là một tình huống nhỏ không may với xe của bạn và chi phí cho việc sửa chữa cũng không quá cao. Có thể xe của bạn chỉ cần thay bugi, nạp điện vào ắc quy hoặc thay củ đề xe, bơm thêm xăng… thì xe sẽ hoạt động lại bình thường. 

Tuy nhiên, khi xe đã quá cũ hoặc khoảng cách giữa những lần bảo trì cách xa nhau thì khả năng cao là xe bạn bị hư hỏng khá nặng bên trong. Lúc này, các kỹ thuật viên sẽ giúp bạn điều chỉnh và thay mới lại những phần cũ mà chức năng bị suy giảm trong động cơ.

Chi phí sửa chữa xe đề không nổ kêu tạch tạch

Tùy thuộc vào mức độ hư hỏng khi xe đề không nổ kêu tạch tạch thì sẽ có các mức giá khác nhau. Chẳng hạn như đối với việc thay củ đề xe máy thì chi phí sẽ dao động từ 500.000 – 800.000 VNĐ theo loại xe (trên thị trường rẻ nhất là dòng Wave Alpha, tầm trung là các loại xe ga như Vision, Piaggo, Airblade và đắt hơn sẽ là các dòng xe côn như Yamaha Exciter, Future X…)

Ngoài thay củ đề thì còn có thay bugi, chi phí thay bugi hỏng khá rẻ chỉ từ 90.000 đến 200.000 VNĐ. Những dòng xe tay ga có mức giá cao hơn xe số, điển hình như Lead, SH Mode sẽ nhỉnh hơn từ 50.000-100.000 VNĐ so với những dòng xe số khác.

Trong tất cả những chi phí liên quan đến trường hợp xe đề không nổ kêu tạch tạch thì cao nhất phải kể đến thay, sạc bình ắc quy. Đây là khoản phí mà cả khi xe ô tô đề không nổ kêu tạch tạch lẫn xe máy mắc phải đều có khả năng phải chịu. Khi sở hữu ô tô, việc thay bình ắc quy sẽ tốn từ 1.500.000 – 2.500.000 VNĐ cho một bình. Xe máy thì sẽ rời vào từ 700.000 cho đến 1.000.000 VNĐ. 

>> Xem thêm: Chi tiết về xe số tự động là gì? Cách chạy xe số tự động ô tô và những lưu ý người mới bắt đầu chuẩn nhất 2022

Chi phí sửa xe đề không nổ kêu tạch tạch đắt

Các gói dịch vụ bảo hành xe thông thường

Để tránh mắc phải trường hợp xe đề không nổ kêu tạch tạch, bạn cần thực hiện quy trình bảo hành nghiêm túc và đều đặn cho phương tiện của mình hằng tháng.  Các gói bảo dưỡng cho phương tiện còn thay đổi theo số km mà bạn đã đi vì mức độ hao mòn của động cơ là khác nhau. 

Với xe máy, sau 2000 km đầu tiên tới km thứ 10.000 thì bạn hãy nên đi bảo trì trong suốt khoảng thời gian đó. Các gói bảo dưỡng xe máy rất đa dạng dao động từ 200.000 – 500.000 VNĐ, đây là mức chi phí rất hợp lí tránh những hư hỏng tổn thất nặng hơn khi không bảo trì đúng hạn. 

Với xe ô tô, các gói bảo trì xe cũng sẽ có mức giá cao hơn vì trọng lượng và kỹ thuật phức tạp. Tuy niên, các gói bảo hành rẻ nhất cũng chỉ 200.000 VNĐ khi vệ sinh xe và mức giá sẽ nâng lên dần từ 1.500.000 đến 3.000.000 VNĐ cho một xe. Việc bảo hành xe ô tô là hết sức cần thiết vì khi xảy ra trục trặc chúng ta khó có thể tự xử lý được mà phải nhờ đến người có chuyên môn cao. Nhưng không phải trong mọi tình huống đều có thể có kỹ thuật viên hỗ trợ. Khi di chuyển đến các địa hình hiểm trở hoặc vùng sâu xa sẽ hiếm gặp được sự giúp đỡ, vì vậy hãy chắc chắn kiểm tra và bảo dưỡng chiếc xe của mình định kì để tránh rủi ro không may.

>>> Xem thêm: Các dòng xe Honda bán chạy nhất thị trường xe máy Việt

Định kì nên bảo dưỡng cho xe

Gói dịch vụ cơ bản bảo dưỡng dành cho xe máy :

  • Thay dầu nhớt cho xe (Đi trên 2000 km)
  • Thay Bugi ( Sau 10 000 km đi)
  • Lọc gió 
  • Thay săm lốp xe
  • Thay hoặc tra nhớt cho dây cu -roa
  • Bơm nước làm mát (với xe tay ga)
  • Kiểm tra tổng quát mọi bộ phận trong xe

Gói dịch vụ cơ bản bảo dưỡng dành cho ô tô :

  • Thay và lọc nhớt
  • Thay bộ phận lọc gió
  • Thay bugi
  • Kiểm tra hệ thống máy lạnh
  • Đảo lốp
  • Thay dầu hộp số, dầu vi sai, dầu phanh, dầu ly hợp
  • Thay nước làm mát
  • Kiểm tra tổng quát tình trạng xe

Kết luận

Xe đề không nổ kêu tạch tạch là hiện tượng thường thấy khi di chuyển, nhưng nếu bạn biết được nguyên nhân cũng như cách khắc phục thì sẽ dễ dàng hơn khi tự giải quyết vấn đề nhằm tránh mất thời gian. Không những vậy, nếu xe bị hư hỏng một trong những bộ phận liên quan đến đề xe thì bạn cũng có kiến thức để xử lý khi mang phương tiện ra ngoài nhằm tránh tiền mất, tật mang. Thông qua bài viết này, Mua Bán hi vọng bạn đã có đầy đủ chi tiết những thông tin về các vấn đề mà xe có thể gặp để giải quyết nhanh gọn nhất. Hãy theo dõi thường xuyên nhé!

Chủ đề