Xếp lương năm 2023

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6.

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông cáo báo chí về phiên bế mạc của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra sáng 9/10.

Theo Thông cáo báo chí, sáng 9/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp phiên bế mạc. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội thay mặt Bộ Chính trị điều hành Hội nghị.

1. Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị về ý kiến Trung ương thảo luận tại Hội nghị:

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch năm 2023 và phương án điều chỉnh tiền lương; kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm 2023 - 2025; Đề án định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình về Đề án tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình về Đề án tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình về Đề án tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị.

2. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trình bày dự thảo Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6.

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị./.

Căn cứ Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, khi cải cách tiền lương, thu nhập của công chức, viên chức sẽ có nhiều sự thay đổi. Cụ thể, lương cơ bản sẽ chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương; các khoản phụ cấp như thâm niên, khu vực... (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Ngoài ra, khoản thu nhập của công chức năm 2023 sẽ bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Được biết, hệ thống bảng lương mới sẽ được xây dựng, ban hành theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Bên cạnh đó, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định như sau:

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.

- Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức.

- Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

  -   Thứ bảy, 22/10/2022 11:15 (GMT+7)

Năm 2023, khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, các khoản thu nhập từ lương và phụ cấp của giáo viên trung học phổ thông (THPT) có thể đạt tới 20 triệu đồng/tháng.

Năm 2023, lương giáo viên THPT có thể đặt tới 20 triệu đồng/tháng

Hiện nay, mức lương khởi điểm của giáo viên tiểu học, THCS và THPT đang áp dụng hệ số 2,34 - tương đương 3,487 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất áp dụng hệ số 6,78 - khoảng hơn 10 triệu đồng/tháng.

Ngoài lương cơ bản, giáo viên còn được tính thêm các khoản phụ cấp khác như: Phụ cấp ưu đãi theo nghề, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có), phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), phụ cấp ưu đãi. ­

Trong thời gian tới, nếu được Quốc hội thông qua, mức lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng mỗi tháng, lương và phụ cấp từ lương của giáo viên sẽ tăng lên đáng kể.

Cụ thể, đối với giáo viên THPT mới vào ngành được xếp hạng III có hệ số lương 2,34, phụ cấp ưu đãi 30%, lương khởi điểm khoảng 5,4 triệu đồng mỗi tháng; giáo viên THPT hạng I cao nhất có hệ số lương 6,78 thêm phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên, phụ cấp thâm niên vượt khung có thể thực nhận lương trên dưới 20 triệu đồng mỗi tháng. 

Bạn đọc tham khảo bảng lương của giáo viên THPT nếu lương cơ sở được tăng lên 1,8 triệu/tháng (mức lương này chưa cộng thêm các khoản phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, phụ cấp thâm niên).

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Chủ đề