Xét điểm đại học như thế nào năm 2022

Năm 2021, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dành 80% cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT thì năm nay, chỉ tiêu cho phương thức này chỉ còn từ 10 - 15%.

Theo GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, việc sử dụng các phương thức xét tuyển kết hợp sẽ giúp trường đảm bảo được chất lượng đầu vào và tuyển được các thí sinh phù hợp với ngành đào tạo. Ông khẳng định trong những năm vừa qua, nhà trường đã theo dõi kết quả học tập của sinh viên bằng các phương thức xét tuyển khác nhau.

Kết quả cho thấy những sinh viên có đầu vào xét tuyển kết hợp như học trường THPT chuyên, có chứng chỉ IELTS cộng với điểm thi tốt nghiệp đều rất tốt. Đó là căn cứ quan trọng để trường đưa ra những phương thức xét tuyển phù hợp để đảm bảo có những thí sinh tốt nhất theo học.

Thí sinh đã có thông tin điểm sàn của hầu hết các trường ĐH. Ảnh: Như Ý

GS Phạm Hồng Chương nhìn nhận tính phân loại của đề thi tốt nghiệp THPT mấy năm gần không rõ nét nên nhà trường khó sử dụng kết quả để làm căn cứ tuyển sinh nên dần dần tiến tới giảm tỷ lệ xét tuyển điểm thi. Mặt khác sự phát triển của các trung tâm khảo thí độc lập như ĐH Quốc gia Hà Nội với kỳ thi đánh giá năng lực hay Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với kỳ thi đánh giá tư duy cũng sẽ giúp các trường tuyển sinh được thí sinh chất lượng. Trong thời gian tới, các trung tâm khảo thí độc lập này sẽ phát triển hơn nữa và sẽ là cơ hội tốt cho các thí sinh. Khi đó, các thí sinh không chỉ đi thi 1 lần mà có thể nhiều lần, từ đó có nhiều cơ hội để vào ngôi trường mình mong muốn.

Dự báo điểm chuẩn năm nay, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, đối với các trường thành viên, trường/khoa trực thuộc, tùy theo ngành/chương trình đào tạo (trừ một số ngành khó tuyển), điểm trúng tuyển sẽ cao hơn điểm sàn phổ biến từ 2 - 6 điểm, một số ngành cực hot như Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Y dược, Hàn Quốc học,… có thể cao hơn sàn 7 - 8 điểm.

Trước đó, vào tháng 6, trong đề án tuyển sinh ĐH 2022, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã dự kiến từ năm 2023 sẽ chỉ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp, xét tuyển sớm với 100% chỉ tiêu, sau khi trừ số thí sinh tuyển thẳng theo quy chế; dừng phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT thuần túy. Theo đó, nhà trường sẽ dành 70% chỉ tiêu năm 2023 cho các thí sinh có chứng chỉ quốc tế, tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH quốc gia Hà Nội hoặc kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. 30% chỉ tiêu còn lại sẽ dành cho các thí sinh xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh và các điểm học thuật khác.

ThS Nguyễn Văn Trung, Phó Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường ĐH Thương mại, cho biết qua phân tích phổ điểm, đối với tổ hợp D01 tuy điểm môn Ngữ văn cao hơn năm 2021 nhưng không bù được phần giảm của môn tiếng Anh. Tương tự, các tổ hợp khác có môn tiếng Anh cũng thế. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa điểm chuẩn sẽ giảm so với năm 2021. Theo ThS Nguyễn Văn Trung, năm nay các trường ĐH đều giảm chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đối với trường ĐH Thương mại, năm trước, điểm chuẩn cao nhất là hai ngành Marketing và Logistisc, trên 27 điểm. Năm nay, ThS Trung dự đoán điểm chuẩn bằng hoặc cao hơn một chút. Với các ngành còn lại cũng không thấp hơn 25 điểm.

Điểm chuẩn xu hướng tăng

Tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS. TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh thông tin, nhóm ngành Công nghệ thông tin có 7 ngành/chương trình. Năm nay chỉ có 2 ngành/chương trình xét kết quả thi tốt nghiệp THPT với 30% chỉ tiêu là Kỹ thuật máy tính (IT2) và Công nghệ thông tin Việt Nhật (IT-E6). 5 ngành/chương trình còn lại không xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT mà xét kết quả thi đánh giá Tư duy và xét tuyển tài năng. Các nhóm ngành khác chỉ tiêu dành cho xét điểm thi tốt nghiệp năm nay cũng giảm so với năm 2021. Chính vì thế nên dự báo điểm chuẩn ngành nóng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tương tự năm trước.

Theo GS.TS Nguyễn Trung Việt, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Thủy lợi, hai phương thức xét tuyển là kết quả kỳ thi đánh giá năng lực tư duy và kết quả thi tốt nghiệp THPT nhà trường dành không quá 50% chỉ tiêu đã công bố; hai phương thức xét tuyển thẳng, xét kết quả học bạ THPT chiếm 50% chỉ tiêu còn lại. Chính vì vậy, GS Trung Việt dự báo điểm chuẩn trúng tuyển phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT có thể tăng nhẹ so với mặt bằng chung điểm chuẩn năm 2021 và những năm trước đây, phạm vi khoảng 0,5 - 1 điểm.

Những ngành có điểm chuẩn cao nhất tại Trường ĐH Thủy lợi vẫn là khối Công nghệ thông tin và khối ngành Kinh tế, đặc biệt là các chương trình đào tạo có liên kết với nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc.

- Xét tuyển dựa vào điểm của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo tổ hợp 3 môn thi ứng với ngành do thí sinh đăng ký. Đối với ngành Giáo dục Thể chất ngoài 2 môn thi văn hóa trong tổ hợp, thí sinh phải đăng ký dự thi môn Năng khiếu TDTT (do Trường ĐHCT tổ chức, (Xem thông báo thi môn năng khiếu)

- Không sử dụng điểm bảo lưu Kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2021 về trước.

- Không sử dụng điểm miễn môn ngoại ngữ; không nhân hệ số môn thi.

- Không xét học lực, hạnh kiểm THPT (kể cả các ngành đào tạo giáo viên).

- Ngành xét tuyển: tất cả các ngành chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và chương trình đại trà. Chỉ tiêu xét tuyển: tối thiểu 60% tổng chỉ tiêu của ngành.

- Đối tượng: thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2022 trở về trước. Tuyển sinh toàn quốc

- Điều kiện ĐKXT: Thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2022 do Trường ĐHCT xác định và công bố sau khi có kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và không có môn nào từ 1,0 điểm trở xuống (thang điểm 10). Ngoài ra, đối với ngành Giáo dục thể chất, môn Năng khiếu TDTT phải đạt từ 5,0 điểm trở lên (thang điểm 10).

- Điểm xét tuyển: là tổng điểm các môn thi (thang điểm 10) của tổ hợp xét tuyển ứng với ngành do thí sinh đăng ký; cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (Điều 7 của Quy chế tuyển sinh) và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Không nhân hệ số môn thi.

- Nguyên tắc xét tuyển:

+ Thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng và phải xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (ưu tiên 1 là nguyện vọng cao nhất). Đối với từng ngành, các thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.

+ Đối với mỗi thí sinh, tất cả các nguyện vọng đều được xét tuyển và chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng có ưu tiên cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển.

+ Điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp môn trong cùng 1 ngành là bằng nhau và được xác định theo ngành. Đây chính là điểm xét tuyển của thí sinh cuối cùng trong danh sách trúng tuyển và gọi là điểm chuẩn trúng tuyển của ngành.

- Lệ phí đăng ký: (Cập nhật sau khi có sự thống nhất giữa các trường)

- Hồ sơ và thời gian ĐKXT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT như sau:

a) Từ ngày 22/7/2022 đến 17 giờ 00 ngày 20/8/2022:
Thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển (NVXT) không giới hạn số lần trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT (//thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn)
+ Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, các phương thức tuyển sinh ở tất cả các cơ sở đào tạo được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất);
+ Tất cả các NVXT của thí sinh theo các phương thức xét tuyển của cơ sở đào tạo  được xử lý nguyện vọng trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi đảm bảo điều kiện trúng tuyển;

b) Từ ngày 21/8/2022 đến ngày 17 giờ 00 ngày 28/8/2022:
Thí sinh phải xác nhận số lượng, thứ tự NVXT trên Hệ thống đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến (sẽ cập nhật thêm khi có thông tin chính thức).

+ Riêng thí sinh thuộc diện hưởng chính sách ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng phải phối hợp với các điểm tiếp nhận rà soát thông tin khu vực (Phụ lục VI) và đối tượng ưu tiên của thí sinh (nếu có), xác nhận số lượng NVXT, đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến.
 

Các phổ điểm môn thi năm 2022 đều nghiêng về bên phải như năm 2020, 2021 ngoại trừ môn Anh và môn Sinh. Vậy điểm chuẩn 2022 sẽ thay đổi ra sao?

Bộ GD-ĐT vừa ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022 - 2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc.

1. Số điểm 10 giảm mạnh

Phổ điểm môn tiếng Anh năm nay có dạng phân bố ít kỳ dị hơn năm 2021 (có hai đỉnh chuông). Số điểm 10 của các môn thi giảm mạnh, chỉ còn 5.560 (trong đó môn giáo dục công dân chiếm phân nửa) so với 24.318 điểm 10 ở năm 2021.

Gánh trên vai trách nhiệm vừa dùng để xét tốt nghiệp THPT vừa dùng làm cơ sở cho các trường ĐH xét tuyển nên dù dạng phổ điểm lệch phải nhiều nhưng mức độ phân hóa của phổ điểm tất cả các môn đều khá tốt, kể cả ở mức điểm cao, vẫn thuận lợi cho các trường khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.

Học sinh sẽ tốt nghiệp nếu có điểm xét tốt nghiệp không dưới 5,0 và không có môn thi nào bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống). Tổng số điểm liệt ở các môn năm 2022 giảm còn 1.094 (so với 1.280 ở năm 2021 và 1.262 ở năm 2020), trong đó môn tiếng Anh chiếm gần phân nửa số điểm liệt.

Tuyển sinh 2022: Điểm chuẩn sẽ không thay đổi nhiều

Với tình hình điểm trung bình lớp 12 vẫn được cho "rộng rãi" và điểm trung bình các môn thi đều cao, năm 2022 tỉ lệ tốt nghiệp của cả nước và của từng địa phương sẽ được quyết định bởi điểm liệt nhiều hay ít.

Đến thời điểm này hàng loạt địa phương đã công bố tỉ lệ tốt nghiệp 2022 đạt cao nhất trong những năm gần đây và vượt mức 99%: Phú Thọ 99,71%, Hòa Bình 99,37%, Sóc Trăng 99,24%, Long An 99,6%, Bình Dương 99,7%...

Như vậy tỉ lệ tốt nghiệp chung cả nước ở năm 2022 sẽ không thấp hơn năm 2020 và 2021 (trên 98%).

Năm 2022 là năm đầu tiên mà điểm trung bình tất cả các môn thi đều đạt mức trên 5,0. Điểm trung bình của năm môn thi toán, sinh, địa lý, ngoại ngữ, giáo dục công dân giảm nhẹ, trong đó môn sinh lần đầu tiên giữ vị trí đội sổ thay cho môn sử và môn ngoại ngữ.

Có bốn môn tăng điểm trung bình so với năm 2021. Trong đó môn sử có bứt phá ngoạn mục với mức tăng lên đến gần 1,4 điểm và có số lượng điểm 10 chiếm 1/3 tổng số, chỉ sau môn giáo dục công dân.

Môn ngoại ngữ (chủ yếu là môn tiếng Anh) năm thứ hai liên tiếp tiếp tục có điểm trung bình môn thi vượt hơn 5, nhưng các tỉnh miền núi, biên giới vẫn có điểm trung bình ngoại ngữ thấp nhất.

Chênh lệch điểm trung bình môn ngoại ngữ giữa địa phương có kết quả cao nhất (TP.HCM 6,4 điểm) với địa phương có kết quả thấp nhất (Hà Giang 3,79 điểm) lên đến 2,6 điểm, cho thấy việc nâng cao chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ ở bậc phổ thông còn là một thách thức rất lớn đối với ngành giáo dục.

2. Điểm xét đại học sẽ ra sao?

Xét tuyển ĐH vẫn là xu hướng chính của học sinh THPT. Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, trong số xấp xỉ 1 triệu học sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2022 có đến gần 93% học sinh sẽ tham gia xét tuyển vào các trường ĐH.

Với phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, năm 2022 các trường vẫn chủ yếu xét tuyển theo tổ hợp các môn thi và dự đoán phần lớn thí sinh cũng đăng ký xét tuyển theo các tổ hợp các môn của các khối thi truyền thống. Điểm trung bình các tổ hợp môn xét tuyển năm 2022 giảm trung bình 1 - 1,5 điểm so với năm 2021, ngoại trừ tổ hợp khối C (văn, sử, địa).

Hiện số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp ở năm 2022 chưa biết chính xác trong khi chỉ tiêu dành cho xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp giảm khá nhiều (do phần lớn các trường dành nhiều chỉ tiêu hơn cho xét tuyển từ học bạ THPT và các phương thức khác).

Do đó, dự đoán tuy mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển có thể sẽ vẫn ở mức 14 - 15 điểm như phần lớn các trường ĐH ở năm 2021, nhưng điểm chuẩn trúng tuyển sẽ không thay đổi nhiều ở tất cả các tổ hợp môn xét tuyển, thậm chí có thể giảm nhẹ do số lượng thí sinh có tổng điểm thi 3 môn của tổ hợp xét tuyển từ 25 điểm trở lên giảm so với năm 2021.

3. Phần lớn phổ điểm đủ để xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 21-26

GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng cho hay phổ điểm kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cho thấy kỳ thi năm nay về cơ bản ổn định, độ khó dễ không có xáo trộn quá lớn so với năm trước, ngoại trừ môn tiếng Anh và Lịch sử.

Theo ông Đức, số liệu kết quả phân tích của một số môn thi năm nay cụ thể như sau:

Môn Toán có số bài thi đạt điểm 8 trở lên là 214.717/tổng 982.728, đạt 21,8% (tỷ lệ năm ngoái là 25,8%).

Ở môn Ngữ văn, số bài thi đạt điểm 7 trở lên là 414.969/981.407, đạt 42,28% (tỷ lệ năm ngoái là 41,7%).

Môn Vật lý có số bài thi đạt điểm 8 trở lên là 74.045/325.525, đạt 22,74% (năm ngoái, tỷ lệ này là 18,3%).

Môn Hóa học có số bài từ 8 điểm trở lên có sự tăng nhẹ, 91.246/327.370, đạt 27,8% (năm ngoái là 24,9%).

Môn Sinh học, tỷ lệ điểm 8 trở lên chỉ đạt 4,84% (15.599/322.200), năm ngoái là 6,52%.

Đáng chú ý là môn Lịch sử, năm 2021 chỉ có 266 điểm 10 và số điểm 8 trở lên là 5,44%, thì năm nay có tới 1.779 điểm 10 và tỷ lệ thí sinh đạt điểm 8 trở lên là 119.601/659.667, đạt 18,1%.

Môn Địa lý năm nay số bài đạt điểm 8 trở lên đạt 16,72%, năm ngoái là 22%.

Với môn Giáo dục Công dân, số bài đạt điểm 8 trở lên đạt 61,85%, năm ngoái là 71,5%.

Môn tiếng Anh năm nay có sự điều chỉnh rõ rệt so với năm ngoái. Nếu năm ngoái tỷ lệ bài đạt 8 điểm trở lên là 18,3% thì năm nay, tỷ lệ này là 11,9%.

Với phổ điểm như trên, ông Đức cho rằng, với nhiều tổ hợp xét tuyển sẽ không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyển.

"Mức phân hóa của đề thi năm nay ổn định cơ bản như 2021. Tổ hợp đạt điểm tối đa 3 môn cũng giảm đi rõ rệt. Nhưng tổ hợp điểm nằm trong khoảng 24-26 điểm sẽ không có biến động lớn.

Các tổ hợp có Ngoại ngữ sẽ giảm rõ rệt. Ngược lại các tổ hợp có môn Lịch sử, Giáo dục công dân sẽ tăng rất rõ rệt.

Phần lớn phổ điểm đủ để xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 21-26. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm ngoái" - ông Đức nhận định.

4. Khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng cho rằng với phổ điểm năm nay, có thể thấy với nhiều tổ hợp xét tuyển không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyến so với năm 2021.

Cũng như ông Đức, ông Sơn nhận định các tổ hợp có môn Ngoại ngữ sẽ có mức điểm chuẩn giảm rõ rệt, còn tổ hợp có môn Lịch sử điểm chuẩn sẽ tăng rất rõ rệt.

"Điểm chuẩn năm nay có thể sẽ tăng nhưng chỉ từ 0,5-1 điểm ở những trường đại học đã có thương hiệu hay những ngành nghề "hot".

Đa phần điểm chuẩn các tổ hợp xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 19-25 điểm. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm chuẩn sẽ vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm trước" - ông Sơn dự đoán.

Với riêng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, theo ông Sơn, điểm trúng tuyển các ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh... sẽ tăng nhẹ so với năm trước, ở mức từ 23-25 điểm. Các ngành như Cơ khí, Điện tử, Công nghệ sinh học, Công nghệ hóa học... điểm chuẩn nằm trong khoảng 16-18, tương đương năm trước".

> Đà Nẵng hủy kết quả tốt nghiệp THPT của thí sinh làm lộ đề Toán

> Thí sinh bị điểm 0 vì ngủ quên trong giờ thi: Giám thị nghiêm túc hay vô cảm?

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp

TAGS: tuyển sinh 2022 điểm chuẩn 2022 điểm chuẩn đại học 2022 Tổng hợp tin tức tuyển sinh 2022 Tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2022

Video liên quan

Chủ đề