Xét nghiệm glucose là gì

Cập nhật: 9:41, 10/10/2019 Lượt đọc: 84365

6 Xét nghiệm để chẩn đoán phát hiện đái tháo đường.

Đái tháo đường là một bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Khi xã hội càng phát triển việc sử dụng thực phẩm, hóa chất, thuốc... không được kiểm soát làm số lượng người bị tiểu đường ngày càng tăng lên. Đặc biệt bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa.

Xét nghiệm glucose là gì

6 XÉT NGHIỆM ĐỂ CHẨN ĐOÁN

PHÁT HIỆN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường là một bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Khi xã hội càng phát triển việc sử dụng thực phẩm, hóa chất, thuốc... không được kiểm soát làm số lượng người bị tiểu đường ngày càng tăng lên. Đặc biệt bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa. Ai cũng có thể mắc tiểu đường, và nếu như không được phát hiện và kiểm soát sớm thì bệnh tiểu đường sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm ở mắt, thận, mạch máu, chi...

Xét nghiệm glucose là gì

Có những bệnh nhân do không xét nghiệm phát hiện thường xuyên đến khi đi xét nghiệm đường máu đã lên tới hàng chục mmol/L, có những người đã xuất hiện các biến chứng rất nặng mới đi xét nghiệm thì mới biết mình bị tiểu đường. Vì vậy hãy thường xuyên đi xét nghiệm để phát hiện bệnh đái tháo đường sớm nhất từ đó kiểm soát lại lượng đường máu tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Nhưng xét nghiệm cái gì để phát hiện bệnh tiểu đường. Xét nghiệm tiểu đường ngườita chia ra làm 3 nhóm:

  • Xét nghiệm phát hiện bệnh đái tháo đường.
  • Xét nghiệm phân biệt đái tháo đường typ1 và typ2
  • Xét nghiệm theo dõi đái tháo đường

Trong khuôn khổ bài viết này tác giả xin trình bày về 6 xét nghiệm cơ bản để phát hiện bệnh đái tháo đường. 6 xét nghiệm này bao gồm: Xét nghiệm đường niệu, xét nghiệm đường máu ngẫu nhiên, xét nghiệm đường máu lúc đói, đường máu sau ăn 2h, nghiệm pháp tăng đường huyết bằng đường uống, nghiệm pháp tăng đường huyết bằng đường tiêm.

1. Xét nghiệm đường niệu (Glucose nước tiểu).

Bình thường glucose sẽ được tái hấp thu gần như hoàn toàn tại ống thận. Chỉ có khoảng 0,5 mmol/24h. Vì vậy các xét nghiệm thông thường không phát hiện được và coi như "Âm tính".

Bình thường ngưỡng của thận với glucose là 1,6-1,8 g/L (160-180 mg/dL) hay 8,9-10 mmol/L. Khi lượng đường trong máu vượt quá giá trị này, thận sẽ khônghấp thu được hết và sẽ xuất hiện glucose trong nước tiểu.

Trước kia glucose niệulà một xét nghiệm dùng để sàng lọc đái tháo đường. Tuy nhiên hiện nay vai trò của nó đã bị giảm đi vì:

  • Một số người có ngưỡng thận thấp (<1,7 g/L), tức là khả năng tái hấp thu của thận kém, đường máu chưa cao nhưng đã xuất hiện đường trong nước tiểu.
  • Trong một số bệnh lý về rối loạn enzym bẩm sinh sẽ xuất hiện một số đường khác nhưfructose, galactose và cũng sẽ cho xét nghiệm dương tính.
  • Hiện nay các máy đo đường huyết cá nhân khá phổ biến nên cũng tiện lợi cho việc sàng lọc tại nhà mà không cần phải đi xét nghiệm.
  • Xét nghiệm glucose niệuđược thực hiện bằng 2 cách là định tính với thuốc thửFehling và định lượng bằng máy xét nghiệm nước tiểu. Ngày nay phần lớn đều xét nghiệm glucose niệu bằng máy xétnghiệm nước tiểu 10 hoặc 11 thông số. Nước tiểu sẽ được phản ứng với hoá chấttrên thanhtest thử tạo màu. Đậm độ màu tỉ lệ thuận với nồng độ glucose trong nước tiểu và được đo bằng máy hoặcmắt thường. Xét nghiệm tương đối đơn giản và nhanh.

2. Định lượng glucose máu ngẫu nhiên.

Theo WHO, 1 trong các tiêu chuẩn để chẩnđoán đái tháo đường là xét nghiệm đường máu tại thời điểm bất kỳ≥200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l) với huyết tương hoặc ≥ 180mg/dl (≥ 10,0mmol/l) với máu toàn phần. Như vậy ta có thể tiến hành xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường tại thời điểm bất kỳ mà không cần phải quan tâm đến bệnh nhân đã ăn hay chưa, đã ăn được bao lâu. Nếu cứ thấy đường máu≥ 11,1 mmol/l thì kết luận đái tháo đường. Tuy nhiên nếu kết quả đường máu ở thời điểm bất kỳ mà < 7,8mmol/L thì cần làm thêm nghiệm pháp tăng đường huyết để khẳng định.

Việc định lượng đường máu có2 cách. Một là lấy máu ly tâm tách huyết tương và xét nghiệm trên các hệ thống máy hóa sinh bán tự động hoặc tự động. Hai là sử dụng các máy đo đường huyết các nhân để đo ngay máu toàn phần từ mao mạch. Để đảm bảo tính chính xác nên dùng cách 1.


3. Định lượng glucose máu lúc đói.

Đây là xét nghiệm phổ biến hay dùng nhất hiện nay để chẩn đoán đái tháo đường. Bình thường glucose huyết tương khi đói khoảng 4,4 -5,0 mmol/L. Nếu như xét nghiệm thấy đường máu lúc đói (sau ăn 8h)≥126 mg/dl (≥ 7,0 mmol/l) ở 2 lần xét nghiệm gần nhau thì được coi là đái tháo đường. Lưu ý là đường máu trong huyết tương cao hơn trong máu toàn phần khoảng 10-15%.

Như vậy:

  • Nếu xét nghiệm glucose huyết tương < 5,6 mmol/L (<100mg/dL) hoặc <4,4mmol/L (<79mg/dL) trong máu toàn phần thì kết luận không bị đái tháo đường.
  • Nếu xét nghiệm glucose huyết tương 5,6 - 6,4 mmol/L (100-116 mg/dL) hoặc 4,4-5,5 mmol/L (79-99 mg/dL) trong máu toàn phần thì nguy cơ bị đái tháo đường là ít và không cần làm nghiệm pháp tăng đường huyết.
  • Nếu xét nghiệm glucose huyết tương 6,5 - 7,0mmol/L (117-126 mg/dL) hoặc 5,6-6,6 mmol/L (100-119 mg/dL) trong máu toàn phần thì nguy cơ bị đái tháo đường làcao và cần làm nghiệm pháp tăng đường huyết.
  • Nếu xét nghiệm glucose huyết tương ≥ 7,0mmol/L (≥126mg/dL) hoặc ≥6,7mmol/L (≥120mg/dL) trong máu toàn phần thì kết luận bị đái tháo đường.

4. Xét nghiệm glucose máu sau ăn 2 giờ.

Xét nghiệm thứ 4 là định lượng glucose sau ăn 2h. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy máu bệnh nhân sau khi bệnh nhân ăn được 2h. Bữa ăn của bệnh nhân sẽ có khoảng 100g carbonhydrat và các chất dinh dưỡng khác. Nếu xét nghiệm đường máu sau ăn của bệnh nhân 2h thấy kết quả nồng độ glucose trong huyết tương ≥ 11,1 mmol/l thì sẽ được coi là chỉ điểm của bệnh đái tháo đường. Còn nếu nồng độ glucose < 6,7 mmol/L được coi là bình thường. Tuy nhiên xét nghiệm này hiện nay ít được sử dụng mặc dù khá đơn giản bởi vì:

  • Khó kiểm soát được thành phần bữa ăn của bệnh nhân. Có người ăn nhiều glucid (cơm), có người ăn nhiều rau, nhiều thịt… thì nồng độ glucose cũng sẽ khác nhau.
  • Khó kiểm soát chính xác thời gian của bữa ăn.
  • Khó kiểm soát sự hấp thu thức ăn. Có những bệnh nhân khả năng hấp thu nhanh, có những bệnh nhân khả năng hấp thu chậm vì vậy lượng đường trong máu sẽ khác nhau.

5. Nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống.

Nghiệm pháp này rất có giá trị và được dùng để khẳng định ở những bệnh nhân có nồng độ glucose huyết tương > 6,4 mmol/L nhưng < 7,0 mmol/L. Nghiệm pháp được tiến hành như sau:

  • Lấy máu để định lượng glucose trước uống (lúc đói)
  • Cho bệnh nhân uống 75g glucose hòa trong nước trong vòng 5 phút. Trẻ em uống 1,75g/kg cân nặng.
  • Lấy máu bệnh nhân định lượng lại nồng độ glucose tại các thời điểm 30, 60, 90 và 120 phút sau uống.

    Nếu kết quả định lượng glucose ở thời điểm 120 phút và một thời điểm nào đó trong các điểm 30’, 60’ và 90’ mà ≥ 11,1 mmol/L thì được chẩn đoán là đái tháo đường. Vì ở người bình thường thì sau khi uống glucose máu sẽ tăng lên đạt khoảng 8,3 mmol/L (150gm/dL) sau đó hạ xuống dần và trở về bình thường sau 3h. Còn ở người đái tháo đường thì nồng độ glucose máu sẽ tăng cao ≥ 11,1 mmol/L (200 mg/dL) và hạ xuống một cách chậm chạp.

    Tuy nhiên để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác cần lưu ý những điểm sau:

  • Bệnh nhân không đang sử dụng các loại thuốc nhóm glucocorticoid, thuốc lợi tiểu…
  • Bệnh nhân ăn uống, hoạt động bình thường 3 ngày trước khi tiến hành thử nghiệm
  • Nghiệm pháp được tiến hành sau khi bệnh nhân đã nhịn ăn được tối thiểu 8-10h.
  • Trong quá trình tiến hành thử nghiệm bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ, tránh vận động.

6. Nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường tiêm tĩnh mạch

Nghiệm pháp này không phổ biến và ít dùng vì gây cảm giác sợ cho bệnh nhân.

Nghiệm pháp được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân kém hấp thu hoặc không có khả năng dung nạp glucose bằng đường uống.

Nghiệm pháp được tiến hành bằng các tiêm glucose tĩnh mạch với liều lượng 0,5g/kg thể trọng. Sau khi tiêm tiến hành lấy máu và định lượng lại glucose 10 phút 1 lần trong vòng 60 phút.

Trên đây là 6 xét nghiệm dùng để chẩn đoán đái tháo đường. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu thêm về các xét nghiệm trong bệnh tiểu đường./.

Khoa XN và CĐHA


Nguồn tin : tuyenlab.com ​