Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics

Trong bối cảnh dịch COVID-19, ứng dụng công nghệ vào ngành logistics như một việc làm tất yếu, quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nhiều loại hình công nghệ trong ngành logistics

Ứng dụng công nghệ trong ngành logistics của Việt Nam đang có bước tiến đáng ghi nhận, thể hiện qua việc gia tăng các giải pháp tổng thể có tính tích hợp hệ thống, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Hiện có 4 mảng ứng dụng chính các công nghệ mới trong ngành logistics Việt Nam:

Thứ nhất là ứng dụng công nghệ trong vận tải đường bộ với mục đích tối ưu hóa năng lực phương tiện, hoạch định và kiểm soát tuyến đường, lịch trình, thời gian, nâng cao tỷ lệ đầy xe hàng. Đây chính là một hình thái của kinh tế chia sẻ. Sự nổi lên mạnh mẽ của các công ty như: Grab, Be, Gojek... đã thể hiện rõ dấu hiệu của làn sóng mới này.

Thứ hai là giải pháp tự động hóa kho hàng thương mại điện tử, giao hàng chặng cuối và chuyển phát nhanh. Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện những ứng dụng đầu tiên của Lazada và đang tiếp tục thu hút sự chú ý và tham gia của nhiều công ty lớn trong ngành.

Thứ ba, một số công ty sản xuất lớn cũng cho ra mắt những hệ thống điều hành kết hợp tự động hóa sản xuất với các nguyên tắc sản xuất tinh gọn. Ví dụ như, nhà máy sản xuất của Samsung xuất hiện robot trong quá trình đưa linh kiện, bán thành phẩm, thành phẩm trong nhà máy, việc kiểm kê hàng bằng drone,...

Cuối cùng, một số ít nhà bán lẻ trong nước đang triển khai ứng dụng kết hợp giữa hệ thống thông tin - tự động hóa - trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng từ khâu thu mua tới khâu phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.

Logistics là ngành dịch vụ mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao, làm nền tảng cho phát triển thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế - Ảnh: Internet

Hiện nay, các doanh nghiệp logistics của Việt Nam đang cung cấp từ 2 đến 17 dịch vụ logistics khác nhau, trong đó chủ yếu là dịch vụ giao nhận, vận tải, kho hàng, chuyển phát nhanh và khai báo hải quan. Khoảng 50%-60% doanh nghiệp đang ứng dụng các loại hình công nghệ khác nhau, tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ của từng doanh nghiệp.

Ví dụ, Công ty TNHH Fixmart Franchise hoạt động trong lĩnh vực giao nhận xuất - nhập khẩu và phân phối hàng tiêu dùng. Trước đây, hàng hóa được nhân viên quản lý bằng cách thủ công. Hiện nay, công ty đã sử dụng các ứng dụng logistics với một thiết bị cầm tay giúp giảm rất nhiều công sức và thời gian, thay vì 7 người làm như trước, nay chỉ cần 3 người vẫn đáp ứng được nhu cầu công việc.

Một doanh nghiệp khởi nghiệp khác trong lĩnh vực logistics là Công ty Cổ phần Abivin Việt Nam đã áp dụng thuật toán để tạo ra lộ trình nhanh nhất cho hàng trăm xe giao hàng, hàng nghìn đơn hàng trong vài giây. Phần mềm này có thể giúp tăng 30% khả năng giao hàng, tiết kiệm chi phí giao vận theo thời gian, cải thiện được tầm nhìn quản lý chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối cho doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp khác chuyên về lĩnh vực vận tải cũng đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo, thuật toán so khớp xe tải và giá cả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các xe tải...

Về thủ tục hành chính, Tân Cảng Sài Gòn là một ví dụ điển hình cho việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa trong quy trình sản xuất, thủ tục. Việc triển khai số hóa chứng từ vận tải, cụ thể là lệnh giao hàng điện tử (eDO) với các hãng tàu, chủ hàng xuất nhập khẩu, kết nối dữ liệu trực tuyến, thông suốt giữa ePort của Tân Cảng Sài Gòn và eDO của các hãng tàu giúp tiết kiệm về thời gian, lao động và đặc biệt tránh nhiều rủi ro trong việc giao nhận và kiểm soát giao dịch.

Lúc đầu, hoạt động trên được áp dụng cho cảng Tân Cảng Cát Lái, đến nay đã thực hiện cho các cơ sở cảng trong hệ thống Tân Cảng Sài Gòn, bao gồm: cảng Tân Cảng Cái Mép Thị Vải (TCTT), cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT), cảng Quốc tế Tân Cảng - HICT tại Lạch Huyện.

Áp dụng blockchain trong logistics

Để truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, các doanh nghiệp đã áp dụng blockchain trong logistics. Công cụ này cho phép quản lý hiệu quả logistics toàn chuỗi, từ xử lý đơn hàng, quản lý chất lượng, đóng gói, kho bãi đến phân phối. Trong toàn chuỗi, thông tin về hàng hóa được truy xuất và theo dõi tại bất kỳ thời điểm nào.

Lĩnh vực nông nghiệp được coi là rất tiềm năng cho việc áp dụng công nghệ này. Lựa chọn công nghệ blockchain cho phép kết hợp dễ dàng với Big data và công nghệ AI, đảm bảo bảo mật thông tin cao, tăng tốc độ các giao dịch.

Vào tháng 9.2020, Công ty Vietnam Blockchain Corp (VBC) đã triển khai giải pháp lệnh giao hàng điện tử (eDO) trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (blockchain). Hiện tại giải pháp đã được triển khai trên nền Web và App trên Google Play (BeDO - VBC Logistics) và được ứng dụng thử nhiệm tại một số doanh nghiệp. Trong thời gian tới, giải pháp eDO sẽ được phát triển cho dịch vụ giao nhận vận tải hàng không và triển khai rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics.

Sử dụng tối đa tiện ích công nghệ thông tin

Để ngành logistics Việt Nam phát triển bền vững trong việc ứng dụng công nghệ, giới chuyên gia cho rằng cơ quan quản lý cần tư duy logistics ngay trong khâu hoạch định các chủ trương, chính sách. Qua đó sửa đổi và bổ sung các chính sách phát triển các ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng như giao thông, thương mại, công nghệ thông tin, tài chính..., đặc biệt là đối với ngành logistics, trực tiếp hậu cần cho sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững.

Đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu trực tuyến nhằm giảm bớt chi phí về thủ tục giấy tờ, tiết kiệm thời gian và giúp doanh nghiệp kiểm soát và quản lý được thông tin về hàng hóa mọi lúc mọi nơi. Theo đó, Nhà nước cần ban hành các chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics, đặc biệt cần tận dụng ưu thế vượt trội của thương mại điện tử cho dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics quy mô toàn cầu nhằm tạo thuận lợi trong hoạt động cung ứng dịch vụ.

Đồng thời, ban hành các chính sách triển khai áp dụng thủ tục điện tử tại cảng biển nhằm cải cách hành chính và minh bạch trong dịch vụ công, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí chodoanh nghiệp vận tải.

Gánh nặng chi phí là yếu tố bất cập nhất trong ngành logistics Việt Nam hiện nay. Vì vậy, giải pháp đưa ra cho vấn đề này là cơ quan quản lý cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nâng cấp trang thiết bị công nghệ bốc dỡ, nâng cao năng lực bốc dỡ để giảm thời gian quay vòng của tàu, tiết kiệm chi phí lưu kho bãi và cảng phí.

Đồng thời, xây dựng và vận hành hiệu quả Cổng thông tin điện tử về vận tải hàng hóa. Qua đó giúp thị trường vận tải trở nên minh bạch và có tính kết nối cao giữa khách hàng với doanh nghiệp vận tải và giữa các doanh nghiệp vận tải với nhau, tăng hiệu quả sử dụng phương tiện thông qua kết hợp vận tải giữa chiều đi và chiều về.

Về phía doanh nghiệp, giới chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp nên sử dụng tối đa tiện ích của công nghệ thông tin, tăng cường năng lực liên kết với các đối tác, nhờ đó doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ vận tải có thể thỏa thuận trực tiếp với nhau. Việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp giảm những chi phí cho việc đi tìm kiếm đối tác và chi phí về nhân sự và giúp các doanh nghiệp giảm được ít nhất 5% chi phí vận tải.

Giải pháp hàng đầu chính là sử dụng các hệ thống phần mềm, nền tảng tối ưu logistics. Những hệ thống phần mềm như vậy có khả năng giúp các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các hoạt động quản lý kho, quản lý và kết nối vận tải, quản lý giao hàng một cách hiệu quả. Các quy trình được thực hiện chặt chẽ, dữ liệu doanh nghiệp được lưu trữ có tổ chức. Khi các hoạt động logistics được quản lý chặt chẽ thì quy trình cũng được thực hiện trơn tru hơn, tránh những sự thiếu minh bạch, gian lận có thể khiến chi phí đội lên cao.

Hệ thống phần mềm còn giúp quản lý quy trình vận chuyển container, giúp các chủ hàng quản lý và theo dõi quá trình vận chuyển hàng của doanh nghiệp vận tải. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam có thể tránh những gian lận về quãng đường di chuyển, xăng dầu, lương thưởng hay thất thoát, mất mát về hàng hóa, tài sản, giúp cho tính minh bạch trong logistics được nâng cao, đồng thời, có thể quản lý kết nối các hình thức vận chuyển theo thời gian thực nhằm tối ưu công đoạn vận chuyển trong chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nghiên cứu tham gia vào các sàn giao dịch vận tải. Gần đây, các sàn giao dịch thông tin vận chuyển hay sàn giao dịch vận tải đã triển khai tại Việt Nam. Đây được xem là một giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến giúp các doanh nghiệp quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa với nhiều lợi ích, chẳng hạn như kết nối mạng lưới vận tải, giảm đầu tư cho thiết bị máy móc, giảm chi phí cho nhân lực điều hành vận tải, nâng cao hiệu suất vận tải, đơn giản hóa giấy tờ...

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

(VLR) Từ những năm 80, ngư­ời ta đã sử dụng công nghệ mã số (bar code), trao đổi thông tin điện tử (EDI–electronic data interchange) để thông tin trao đổi dữ liệu giữa các cơ sở kinh doanh trong và ngoài công ty. Ngoài ra còn phải kể đến vệ tinh, máy fax, máy photo, và các dụng cụ ghi băng, ghi hình khác. Nhờ những phư­ơng tiện này mà DN nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động logistics và tạo ra một vị trí quan trọng cho logistics tại DN.

CÁC XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG LOGISTICS

Từ những năm 80, ngư­ời ta đã sử dụng công nghệ mã số (bar code), trao đổi thông tin điện tử (EDI–electronic data interchange) để thông tin trao đổi dữ liệu giữa các cơ sở kinh doanh trong và ngoài công ty. Ngoài ra còn phải kể đến vệ tinh, máy fax, máy photo, và các dụng cụ ghi băng, ghi hình khác. Nhờ những phư­ơng tiện này mà DN nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động logistics và tạo ra một vị trí quan trọng cho logistics tại DN.

Sang những năm đầu thế kỷ 21, hoạt động logistics có những chuyển biến lớn trước những thay đổi đáng kinh ngạc của nền kinh tế toàn cầu mà xu hướng quan trọng nhất là sự phát triển của CNTT trong đó Internet đóng vai trò quyết định. Những thay đổi này bắt đầu tại các quốc gia có ngành logistics phát triển như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Singapore và lan rộng sang các quốc gia có nền kinh tế mở, trong đó có VN.

Trước hết là xu hướng máy tính hóa các hoạt động quản trị dữ liệu logistics trở nên phổ biến. Trong lĩnh vực logistics, máy tính ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình. Để thực hiện quy trình logistics cần rất nhiều công việc và nhiều công văn, giấy tờ, chứng từ. Khi sản xuất phát triển, lượng hàng hóa nhiều, phức tạp về chủng loại, rộng về địa bàn và đòi hỏi chặt chẽ về thời gian, lượng chứng từ thì việc xử lý nhanh chóng, chính xác, kịp thời đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của máy vi tính. Nhờ có máy tính, số lượng hồ sơ khổng lồ được ghi lại và xử lí. Các nhân viên logistics được giải phóng khỏi những công việc sự vụ giấy tờ. Nhờ xử lý số liệu nhanh nên các nhà quản trị logistics có thể đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn.

Xu hướng ứng dụng kết nối thông tin mạng với nhà cung cấp và khách hàng tăng nhanh góp phần nâng cao tốc độ và hiệu quả các giao dịch đầu vào và đầu ra. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, những công ty nào thành công trong việc quản lý logistics và chuỗi cung ứng sẽ có khả năng sống sót trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Phần lớn các công ty tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thông tin logistics hiện đại trong đã trang bị hệ thống máy tính kết nối hiệu quả. Sức mạnh của mạng internet trong tốc độ truyền tải thông tin và liên kết còn làm thay đổi kỳ vọng của khách hàng với các nhà cung cấp. Nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng ngày càng cao hơn. Trước đòi hỏi mới này, các công ty đã nhanh chóng sử dụng công nghệ Internet không chỉ để kết nối nhu cầu thông tin của khách hàng với khả năng cung cấp của DN một cách tức thời mà còn là một phương tiện kinh doanh hiện đại, nhằm đáp ứng nhanh nhất những yêu cầu của khách hàng một cách chính xác.

Xuất hiện những mô hình kinh doanh mới. Phát triển các liên kết thông tin qua phương thức mới đã hình thành nên mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử hoặc những mạng lưới cung ứng tiên tiến với các phương pháp quản lý khách hàng hiện đại có tốc độ tức thì. Xu hướng này hình thành kênh cung cấp mới và tân tiến có khả năng hỗ trợ việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng. Công ty máy tính Dell đã rất thành công với mô hình kênh phân phối này, nó cho phép tăng nhanh tốc độ cung cấp và giảm đáng kể chi phí vận động hàng hóa.

Ngoài ra nhiều kỹ thuật thông tin hiện đại đang được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực logistics như Công nghệ mã vạch (Barcoding) là công nghệ nhận dạng tự động cho phép tạo tính nhất quán cho các sản phẩm và đưa chúng vào các dây chuyền cung ứng một cách năng suất và hiệu quả. XML (Extensible markup languge) là phương pháp đóng gói thông tin để truyền tải trên Internet. Đây là cách đóng gói thông tin có hiệu quả cao, giúp dễ dàng tiếp cận với bất kỳ cá nhân hay công ty nào có khả năng về Internet hoặc mạng. Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence - AI) là một chương trình máy tính được mô phỏng như một chuyên gia. Phần mềm này có thể giúp giải quyết những vấn đề, xác định các giải pháp thay thế và đưa ra những lời tư vấn không khác gì các chuyên gia. Kỹ thuật tần số Radio (Radio frequency technology)đặc biệt hữu ích đối với nhà kho hoặc trung tâm phân phối. Kỹ thuật cho phép người sử dụng tiếp nhận thông tin thông qua năng lượng của sóng điện từ với một thiết bị đầu cuối tại một trạm cơ sở được kết nối với máy chủ. Khi kết hợp với mã vạch của hệ thống hàng tồn kho nó cho phép xác nhận số lượng các mặt hàng hàng tồn kho. Một hệ thống RF có thể cập nhật những số liệu về hàng tồn kho chỉ trong giây lát. Kết quả là chất lượng của việc thực hiện chính xác đơn hàng và vận chuyển hàng đã được cải tiến đáng kể.

NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA LOGISTICS VÀ HƯỚNG ĐI CHO DN

Tại những DN ứng dụng thương mại điện tử, các hoạt động logistics có nhiều thay đổi về bản chất (Bảng 1). Những khác biệt này giúp cho các DN thương mại điện tử có được lợi thế về tốc độ cung ứng và chi phí thực hiện các hoạt động logistics, do đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho các DN này về cả tốc độ cung cấp dịch vụ và lợi thế cắt giảm chi phí. Điều này cũng cho phép các DN này tận dụng tốt hơn các cơ hội kinh doanh trên thị trường.

Hoạt động

Logistics truyền thống

E- Logistics

Đơn đặt hàng

Dự báo

Thay đổi, l« nhá

Khoảng thời gian đặt và nhận hàng

Theo tuần

Ngày hoặc giờ

Khách hàng

Chiến lược

Phạm vi rộng

Dịch vụ khách hàng

Bị động, cố định

Phản ứng nhanh, linh hoạt

Bổ sung dù tr÷

Theo kế hoạch

Theo thực tế

Chiến lược phân phối

Chiến lược đẩy

Chiến lược kéo

Nhu cầu

Ôn định, chắc chắn

Theo chu kỳ

Khối lượng hàng gửi

Lớn

Nhỏ

Điểm đến

Tập trung

Phân tán hơn

Kiểm soát kho hàng

Tuần/tháng

- Liên tục, theo qui luật

Liên kết

Thủ công

Tự động

Bảng 1: Những thay đổi về nghiệp vụ logistics trong thương mại điện tử

(Nguồn: The management of business logistics - 2004)

Trên đây là một số khuynh hướng biến đổi cơ bản về hoạt động logistics trong kênh phân phối trước tác động của CNTT tại các quốc gia phát triển. Điều này cho thấy các DN VN cũng cần nhanh chóng tìm ra cho mình những hướng đi trong tương lai để mau chóng nắm bắt và làm chủ công nghệ mới đồng thời ứng dụng linh hoạt vào kinh doanh nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh của mình. Các DN cần xây dựng cho mình chiến lược công nghệ phù hợp, trong đó đặc biệt chú ý tới chiến lược đầu tư cho hạ tầng công nghệ và kỹ thuật hiện đại.

Trước hết là thay đổi cơ bản về nhận thức với vai trò của internet, và kinh doanh điện tử (E-bussiness) đây không chỉ là một phương tiện truyền thông hiện đại mà còn là một phương thức kinh doanh tiên tiến, có những lợi ích hơn hẳn và không thể phủ nhận trong tương lai. Nếu các DN muốn cạnh tranh và tồn tại không thể không trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về loại hình kinh doanh này cho dù có thực sự muốn trở thành một công ty số hóa hay chỉ cạnh tranh với loại hình này.

Trang bị máy tính và nối mạng máy tính bên trong cũng như bên ngoài là rất cần thiết cho các DN. Nhưng vấn đề là tận dụng các trang thiết bị và hệ thống mạng này như thế nào cho hiệu quả với hoạt động logistics lại đòi hỏi ở các DN một tầm nhìn cao hơn. Không chỉ là trang bị thiết bị và nối mạng đồng bộ là đủ, việc sử dụng các chuyên gia logistics có trình độ và khả năng quản trị thông tin mạng là vô cùng quan trọng. Họ phải được huấn luyện, đào tạo và sử dụng một cách có kế hoạch.

Tuy nhiên cũng cần nhận thức rằng, trong giai đoạn hiện nay, hệ thống hạ tầng CNTT ở VN còn chưa phát triển, việc xây dựng các yếu tố hạ tầng và hỗ trợ của nhà nước, các bộ, ngành là rất cần thiết nhằm tạo nền tảng cho những bước đi cần thiết của các DN VN trong tương lai.

Video liên quan

Chủ đề