Ý nghĩa của câu chuyện trương chi

“Tiếng hát” ở đây không chỉ là tiếng hát mà là nghệ thuật nói chung, đặc biệt là nghệ thuật thơ ca, “ca” nghĩa từ nguyên là “hát”, không ngẫu nhiên sau này nhiều bài thơ được phổ nhạc thành “bài hát”. Chuyện rằng, chàng Trương Chi rất nghèo và rất xấu nhưng đổi lại có tiếng hát cực hay, hay đến mức nàng Mỵ Nương con nhà quan sang trọng giàu có phải lòng, si mê đến quên ăn quên ngủ và muốn yêu bằng được người hát. Nhưng khi bắt gặp “dung nhan” chàng thì nàng bàng hoàng, thất vọng và không thể yêu chàng được nữa. Oái ăm thay, được gặp bậc giai nhân tuyệt sắc, Trương Chi sửng sốt, tiếng sét ái tình đã đánh vào trái tim chàng. Thế là từ đấy tiếng hát chàng đã hay lại càng hay hơn. Chàng thề không được yêu nàng thì sẽ chết. Dĩ nhiên nàng không đáp lại, chàng đành gửi tâm trạng bi kịch tình yêu vào tiếng hát bi ai da diết đầy đau khổ trước khi nhảy xuống sông tự vẫn… Câu chuyện bật ra một triết lý: Nghệ thuật phải thực sự hay mới đi vào lòng người (tiếng hát Trương Chi hay mới làm Mỵ Nương si mê); tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm tinh thần của bi kịch, của bao đau đớn giằng xé, của tình yêu thật sự (tiếng hát chàng Trương Chi đã hay lại càng hay hơn khi gặp rồi yêu và bị từ chối tình yêu)…

Cùng với chủ đề này truyện Thạch Sanh cũng triết lý sâu sắc về sức mạnh chinh phục của nghệ thuật. Tiếng đàn Thạch Sanh có khả năng thấu hiểu hoàn cảnh, thấu cảm lòng người, minh oan và khẳng định sự thật: “Đàn kêu tích tịch tình tang/Ai đem công chúa dưới hang trở về”, làm cho công chúa đang bị câm trở lại biết nói cười. Đặc biệt, nghệ thuật còn có khả năng cảm hóa, lôi kéo, thức tỉnh: Quân chư hầu nghe tiếng đàn Thạch Sanh liền lăn quay ra ngủ, rồi xin hàng…

Như vậy, cha ông ta đã cực kỳ thâm thúy, trí tuệ khi sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật nói về quyền năng của nghệ thuật đích thực, qua đó gián tiếp muốn nói rằng: Chỉ có nghệ thuật thực sự nghệ thuật mới có giá trị, mới đáng được đề cao, trân trọng. Nghệ thuật ngày trước thường được hiểu theo nghĩa hẹp là thơ ca, vì thơ là thể loại ra đời sớm nhất (có nhà ngôn ngữ cực đoan cho rằng, thơ ra đời trước cả ngôn ngữ), mang tính phổ cập cộng đồng (ai cũng có thể làm thơ, ngâm thơ, hiểu thơ…), mang chức năng giáo dục, giải trí, nhận thức rất rõ. Đồng thời thơ cũng thể hiện tập trung những nét đặc sắc của các loại hình nghệ thuật gần gũi: Trong thơ có họa (thi trung hữu họa), có nhạc (thi trung hữu nhạc), trong truyện ngắn, tiểu thuyết có thơ (chất thơ trong văn xuôi)… Cho nên có người nói có lý rằng, bản sắc văn hóa Việt thể hiện tinh tế trong thơ Việt.

Phải chăng những triết lý trên đã ảnh hưởng tới nếp sống: Nước ta có rất nhiều người làm thơ, say thơ, mê thơ. Cũng chiểu theo triết lý này thì chúng ta không sợ có nhiều thơ mà chỉ sợ ít có thơ hay. Vì lẽ này ngày Rằm tháng Giêng nên được gọi là Ngày Thơ hơn là Hội Thơ, vì “hội” gợi nhiều hơn về sự vui vẻ (vui như hội). Và Ngày Thơ không chỉ là sự tôn vinh thơ mà còn là sự cắt nghĩa cội nguồn, khẳng định giá trị, dĩ nhiên của thơ thực sự hay. Dưới góc nhìn văn hóa học liên ngành thì thơ lan tỏa và thấm đẫm vào các thể loại, ngoài các loại hình gần gũi còn là kiến trúc, điêu khắc, múa, điện ảnh… Do vậy, Ngày Thơ không nên đơn điệu chỉ có thơ mà cần có sự tham gia của nhiều loại hình nghệ thuật liên đới khác.

NGUYỄN THANH

Ý nghĩa của từ Trương Chi là gì:

Trương Chi nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 2 ý nghĩa của từ Trương Chi. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Trương Chi mình


0

Ý nghĩa của câu chuyện trương chi
  0
Ý nghĩa của câu chuyện trương chi


Trương Chi là tên một chàng ngư phủ trong câu chuyện dân gian cùng tên, tương truyền có giọng hát rất hay, đem lòng yêu say đắm nàng Mị Nương con gái một quan t [..]


0

Ý nghĩa của câu chuyện trương chi
  0
Ý nghĩa của câu chuyện trương chi


Trương Chi là một câu truyện cổ về mối tình của chàng ngư phủ Trương Chi và nàng Mỵ Nương con gái quan tể tướng.Cậu chuyện này là đề tài sáng tác phổ b [..]



<< Thaksin Shinawatra Thủ tướng Thái Lan >>

Tiếp theo

TÁC PHẨM VĂN HỌC VƯỢT THỜI GIAN CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT 

Trương Chi đã chết, chàng không thể ở lại bến sông xưa để tiếp tục hòa nỗi cô đơn trong tiếng sáo, khi nửa mảnh hồn của chàng không thể hòa nhập ở cõi trần gian. Tình yêu Trương Chi đã dành cho Mỵ Nương, không phải để tìm sự hòa nhập xác thân với nụ hôn trần thế, mà là sự đồng cảm của tâm hồn. Cho nên dù thân xác tiêu tan, linh hồn Trương Chi – con người đích thực của chàng – đã kết thành khối ngọc đá bằng chính trái tim, như sẵn sàng thách thức với thiên thu, chờ đợi một sự khẳng định của nàng. Chàng nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh, từ lâu đã chỉ sống với chính nội tâm, con người đích thực cao khiết trong chàng. Lòng chàng không oán trách Mỵ Nương, như thế nhân không ít người lầm tưởng.
Nàng khóc; khi tiếng sáo của
 “một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ”(*)
 lại đến với cõi lòng nàng.
Nàng khóc; khi hình bóng con thuyền Trương Chi của ngày xưa, đã chở cả một mùa thu cùng với tiếng thu đến làm rung động tâm hồn trinh nữ trong nàng. Vũ trụ như quay cuồng chao đảo. Trăng sao tàn úa.

“Trầm vút tiếng gió mưa…” 
Cùng với tiếng gió vương 
Nhìn thấy ngấn nước lấp lánh in bóng đò xưa 
Đò ơi! …”(*) 

Một cảm xúc mãnh liệt, dâng tràn từ cõi mênh mang trong tâm hồn trinh nữ, kết tinh thành giọt lệ nhỏ xuống trái tim ngọc đá như muốn vĩnh hằng với thời gian. Hai tâm hồn hòa nhập. Trái tim Trương Chi tan đi, để lại cho thế nhân thiên bi diễm tình trác tuyệt, đưa tình yêu đôi lứa đến tận cõi bất tử của các thiên thần.
Đoạn cuối của câu chuyện tình đầy huyền ảo trong sự hư cấu nghệ thuật, đạt đến đỉnh cao nhất của thiên bi diễm tình trác tuyệt và rất giàu chất nhân bản. Chính chất huyễn hoặc, lãng mạn đạt đến tuyệt đỉnh trong chuyện tình Trương Chi, đã hóa giải được mâu thuẫn giữa những hình thái ý thức xã hội – dù biến thiên theo lịch sử – liên quan đến quan hệ nam nữ với tình yêu, mà trong
 
“Nhà thờ Đức Bà ở Paris”
 một điển hình được ca ngợi về thể loại chuyện tình lãng mạn, đã không giải quyết được. Trong“Nhà Thờ Đức Bà ở Paris” Cadimodo đã chết theo người yêu, tuy giàu chất lãng mạn, nhưng không thể là một mẫu tình yêu của đời thường. Ngược lại, chính sự huyền ảo phi thực trong chuyện tình Trương Chi – thể hiện ở trái tim ngọc đá và giọt lệ thiên thu – đã đưa con người hướng tới một giá trị đích thực của tình yêu là sự hy sinh và hòa nhập tâm hồn, nhưng lại không thể chứng tỏ được bằng cái chết. Đây chính là chất nhân bản trác tuyệt của câu chuyện tình này. Bằng những hình tượng nghệ thuật, tác gia Lạc Việt đã chứng tỏ được chất lãng mạn tuyệt đỉnh và mơ ước trong tình yêu đôi lứa: sự hoà nhập của tâm hồn, chính là cõi huyền diệu trong “Mùa xuân vĩnh viễn“(**)

của nhân loại. Chuyện tình Trương Chi, một chuyện tình lãng mạn cổ kim chưa từng có, vĩnh viễn đứng ở đỉnh cao của Kim Tự Tháp những chuyện tình lãng mạn của nhân loại, đã chứng tỏ trí tuệ bậc thầy của các tác gia đời Hùng để lại cho thế nhân qua hàng thiên niên kỷ…


Mai ta chết dưới cội đào. 
Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu 

Phạm Thiên Thư

Thời gian trôi đi… thế nhân ai hiểu được cho cõi lòng Trương
Chi và tâm hồn trinh nữ trong nàng Mỵ Nương vĩnh hằng?

“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?”(***)
  Đâu đây… từ quán cà phê cóc trên vỉa hè, có tiếng hát não nề vọng ra từ chiếc cassette cũ với cuộn băng đã nhão, đang ca bản 
“Giọt lệ đài trang”:

Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng? Ngày xưa ai quyền quý cao sang? Em, chính em ngày xưa đó, đã xây đời lên tột đỉnh nhân gian. Ngày xưa ai mến nhạc yêu đàn? Ngày xưa ai nghệ sĩ lang thang?

Tôi, chính tôi ngày xưa đó, cũng đèo bòng mơ người đẹp lầu quan…

Không! Không phải đó là mối tình Trương Chi – Mỵ Nương. Đôi lứa đã thuộc về cõi bất tử, đâu còn ở trần gian để so sánh với tình yêu vượt biên giới của những nàng Bôhêmiêng thời đại đi theo chàng
Cadimodo ra ngoại quốc. Trương Chi – Mỵ Nương không màng đến hòa nhập xác thân, của cải nào có ý nghĩa gì. Văn Cao, một nghệ sĩ tài năng tuyệt thế mà nhạc khúc Thiên Thai đã đưa linh hồn ông vào chốn vĩnh hằng ở cõi Bồng Lai. Ông không hề trách Mỵ Nương như chàng nghệ sĩ trách người đẹp đài trang. Ông trách thế nhân còn có mảnh đời phụ bạc, khi ông tìm thấy cảm hứng tuyệt vời ở 

“Chuyện tình Trương Chi”.

Đêm nay, Dòng sông Thương dâng cao, Mà ai hát dưới trăng ngà Ngồi đây ta gõ ván thuyền, Ta ca trái đất còn riêng ta, Đàn đêm thâu. Trách ai khinh nghèo quên nhau Đôi lứa bên giang đầu Người ra đi với cuộc phân ly

Đâu bóng thuyền Trương Chi?(*)

 

————————
Chú thích:
*: Lời trong nhạc phẩm Trương Chi của Văn Cao 
** : Tên một tác phẩm điêu khắc về đề tài tình yêu nổi tiếng của Rodin, nhà 
điêu khắc Pháp. 
*** : Lời trong bài thơ “Ông đồ già “ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
 

Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.