Ý nghĩa của lễ hội ném đậu là gì?

Nhật Bản là một quốc gia có đa dạng các nghi thức lễ hội được diễn ra trong năm. Vào mỗi khi giao mùa để xua đuổi những điều xui xẻo, không may mắn và các tà mà thì người dân nơi đây thường tổ chức Lễ hội Setsubun.

Lễ hội ném đậu Setsubun là một lễ hội truyền thống vô cùng thú vị của người dân “xứ Phù Tang”, đánh dấu ngày đầu tiên của mùa xuân (lập xuân). Đây là sự kiện văn hóa lớn được tổ chức rộng rãi tại các đền chùa và trên khắp đất nước Nhật Bản mỗi dịp xuân về.

“Setsubun” trong tiếng Nhật có nghĩa là “tiết phân”, là một lễ hội được tổ chức vào ngày 03 hoặc 04 tháng 2 trong Lễ hội Mùa xuân Haru Matsuri. Giống với Tết âm lịch được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới, Setsubun được xem như đêm giao thừa. Đây là thời gian mọi người gột sạch các linh hồn tà ác sẽ mang bệnh tật và ngăn chặn may mắn trong năm tới.

Ý nghĩa của lễ hội ném đậu là gì?

Lễ hội bắt nguồn từ truyền thống Tsuina, một phong tục Trung Quốc được du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ 8. Trong nhiều thế kỷ, người dân Nhật Bản đã thực hiện các nghi lễ với mục đích xua đuổi linh hồn ma quỷ khi mùa xuân bắt đầu.

Vào ngày này, người ta thường rắc đậu để xua đuổi ma quỷ, nghi lễ này được gọi là “Mamemaki”. Vì theo quan niệm của người Nhật, đậu nành mang ý nghĩa xua đuổi các linh hồn xấu, những sự xui xẻo. Bên cạnh đó, người ta sẽ ăn đậu nành tương ứng với số tuổi cộng thêm một hạt để mang may mắn đến trong năm mới.

Ý nghĩa của lễ hội ném đậu là gì?

Tuy Setsubun không được xem là quốc lễ, nhưng được tổ chức trên khắp các chùa chiền và đền thờ Nhật Bản. và được đông đảo người dân tham gia. Tại các đền, chùa người ta thường mời những người nổi tiếng, các đấu vật Sumo tham gia vào nghi lễ và được truyền hình trực tiếp trên cả nước. Tại đây, Thầy tu và các vị khách mời sẽ ném đậu tương nướng, những phong bì chứa tiền, đồ ngọt, kẹo và những món quà khác. Nhiều người dân thì đổ xô tới, và sự kiện trở nên hoang dại khi mọi người xô đẩy nhau để lấy được món quà được ném từ trên xuống.

Ý nghĩa của lễ hội ném đậu là gì?

Ngoài ra, trong lễ hội này những nghệ sĩ lưu động sẽ được mời đến để diễn các vở kịch, những điệu múa tôn giáo. Việc là người biểu diễn lưu động khiến cho họ có lợi thế trong những trường hợp như thế này, vì họ có thể mang các vong hồn đi theo mình. Bên cạnh đó những đồ vật đặt bên ngoài nhà cũng sẽ được mang vào bên trong để ma quỷ không làm hại đến người dân.

Những cô gái trẻ thì vấn tóc theo phong cách người già và ngược lại, đeo trang phục cải trang và ăn mặc chuyển đổi giới tính. Phong tục này vẫn được thực hiện bởi các Geisha và khách hàng của họ khi đang giải trí trong dịp lễ hội Setsubun.

Ý nghĩa của lễ hội ném đậu là gì?

Setsubun không chỉ được tổ chức tại các đền, chùa mà còn được thực hiện ở các gia đình người Nhật. Tại lễ hội này, người thực hiện là người đàn ông có tuổi hợp với năm đó, tính theo 12 con giáp của Trung Quốc, hoặc cũng có thể là trưởng nam trong gia đình, người thực hiện việc rắc đậu sẽ được gọi là Toshiotoko. Những hạt đậu nành sẽ được rắc vào một thành viên mà đeo mặt nạ quỷ Oni hoặc rắc khỏi cửa nhà. Khi rắc đậu người ta sẽ đọc câu thần chú: “Oni wa soto! Fuku wa uchi!” (“Quỷ cút ra! May mắn mời vào!”). Sau khi “con quỷ” bị đuổi ra ngoài, người ta đóng cửa lại thật mạnh để đuổi ma quỷ khỏi nhà và giữ may mắn bên trong. Sau khi nghi thức kết thúc thì trẻ em có thể lấy mặt nạ vui chơi.

Ý nghĩa của lễ hội ném đậu là gì?

Một số gia đình còn thực hiện việc treo những đồ trang trí nhỏ từ đầu cá mòi và lá của cây Ô rô (柊鰯 Hiragi Iwashi, tên tiếng anh là Holly Sardine) trên lối vào nhà để các linh hồn xấu không vào được nhà.

Vào bữa tối diễn ra lễ hội Setsubun, người dân Nhật còn có phong tục ăn Ehomaki, hay được gọi là Futomaki – tên gọi một loại Sushi cuốn rong biển rất phổ biến, phong tục này xuất hiện ở Kansai từ thời Endo. Đặc biệt trong ngày này, người ta sẽ không cắt Futomaki thành khoanh như thường lệ, bởi họ mong muốn may mắn được trọn vẹn. Futomaki cũng là một trong những món ăn cầu kỳ của ẩm thực Nhật Bản. Món Futomaki cần đủ 7 loại nhân khác nhau, nó như là biểu tượng của hạnh phúc, sức khỏe, và người ta tin rằng 7 loại này sẽ tượng trưng cho 7 vị thần may mắn Shichifukujin. Một vài nguyên liệu khá phổ biến dùng làm nhân cho Ehomaki là nấm Shiitake, Kanpyo, dưa chuột, Tamagoyaki, lươn, Sakura Denbu, đậu phụ khô Kouyadofu… tượng trưng cho sức khoẻ, hạnh phúc và thịnh vượng.

Ý nghĩa của lễ hội ném đậu là gì?

Trong lúc ăn Ehomaki, tất cả mọi người phải giữ im lặng để may mắn đến đươc trọn vẹn và một vật không thể thiếu khi ăn Ehomaki là chiếc la bàn. Vì theo truyền thống khi ăn Ehomaki người ta thường quay về hướng Eho – hướng may mắn, hướng may mắn sẽ khác nhau trong từng năm. Người ta nói nếu bạn làm như vậy và tập trung vào những ước nguyện của mình trong khi ăn Ehomaki thì nó sẽ giúp đem lại may mắn cho suốt cả năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, Rượu sake gừng theo truyền thống cũng thường được uống vào ngày lễ hội Setsubun.

Nếu có dịp đến với “xứ Phù Tang”, du khách đừng bỏ qua lễ hội Setsubun nhé! Book Tour Nhật Bản và hòa mình vào lễ hội độc đáo này chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị dành cho du khách.

Setsubun (節分 (tiết phân), Setsubun?) là ngày trước khi bắt đầu mùa xuân ở Nhật Bản.[1][2] Tên gọi theo nghĩa đen có nghĩa là "sự phân chia các mùa", nhưng thông thường thuật ngữ này đề cập đến Setsubun trong mùa xuân, có tên riêng biệt là Risshun (立春 (lập xuân), Risshun?), được tổ chức hàng năm vào ngày 3 tháng 2 như một phần của Lễ hội Mùa xuân (春祭 (xuân tế), haru matsuri?).[3] Trong mối liên hệ với shōgatsu (Tết Nhật Bản), dịp Setsubun của mùa xuân có thể và trước đây được coi là một loại đêm Giao thừa, và nó được đi kèm với một nghi thức đặc biệt để gột sạch tất cả những điều tà ác của năm trước đó và xua đuổi linh hồn tà ác mang bệnh tật trong năm tới. Nghi thức đặc biệt này được gọi là mamemaki (豆撒き, mamemaki? nghĩa là "ném hạt đậu"). Setsubun có nguồn gốc từ tsuina (追儺, tsuina?), một phong tục Trung Hoa được giới thiệu đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ VIII.[2]

Ý nghĩa của lễ hội ném đậu là gì?
Setsubun

Đền thờ Tokuan

Tên gọi khácLễ hội ném đậu, nghi lễ ném đậuCử hành bởiNgười NhậtKiểuTôn giáo, văn hóaÝ nghĩaNgày trước khi bắt đầu mùa xuânNgày3 tháng 2Liên quan đếnXuân tiết (Harumatsuri)Tần suấtThường niên

 

Mamemaki tại chùa Tịnh độ tông Zōjō-ji, Tokyo

Phong tục mamemaki lần đầu tiên xuất hiện trong thời kỳ Muromachi.[2] Nó thường được thực hiện bởi các toshiotoko (年男) của gia đình (người nam giới sinh vào năm tương ứng với con giáp trong hoàng đạo Trung Quốc), hoặc là gia chủ nam của gia đình đó. Đậu nành rang (gọi là "đậu phúc" (福豆 (phúc đậu), fuku mame?)) được ném ra ngoài cửa hoặc ném vào một thành viên trong gia đình đeo mặt nạ Oni (ác quỷ hoặc quái nhân), trong khi mọi người nói "Ma quỷ biến đi! May mắn tới!" (鬼は外! 福は内!, Oni wa soto! Fuku wa uchi!?) và đóng mạnh cửa.[4] Đây vẫn là một hoạt động phổ biến trong các hộ gia đình, nhưng nhiều người sẽ tham dự lễ hội mùa xuân tại một đền thờ, nơi thực hiện nghi lễ này.[5]:120 Những hạt đậu này được cho là thanh tẩy một cách tượng trung ngôi nhà bằng cách xua đuổi linh hồn tà ác mang lại sự bất hạnh và sức khoẻ xấu cho họ. Sau đó, như là một phần của việc mang lại may mắn, người ta theo thói quen thường ăn đậu nành rang, mỗi năm một lần trong cuộc đời mỗi người, và ở một số khu vực, mỗi năm một lần trong cuộc đời mỗi người cộng thêm một lần nữa, để mang lại may mắn cho năm sau.[6]

Những cử chỉ của mamemaki có sự tương tự như phong tục ném gạo của phương Tây vào những cặp vợ chồng mới cưới sau đám cưới.[2]

 

Bùa làm từ đầu cá mòi trên lối vào nhà để để đuổi linh hồn xấu xa

Tại các ngôi chùa Phật giáo và đền thờ Thần đạo trên khắp cả nước, có nhiều lễ kỷ niệm dịp Setsubun. Các tu sĩ và những vị khách được mời sẽ ném những hạt đậu nành rang (một số bọc bằng lá vàng hoặc lá bạc), phong bì nhỏ đựng tiền, đồ ngọt, kẹo và vật có giá trị khác. Trong một số đền thờ lớn hơn, những người nổi tiếng và đô vật sumo thậm chí sẽ được mời tới dự; những sự kiện này được truyền hình trên toàn quốc.[7] Tại Sensō-ji ở khu Asakusa lân cận Tokyo, có hàng trăm ngàn người tham dự lễ hội này hằng năm.[8]

Ở vùng Kansai, theo tập quán, người ta sẽ ăn những loại makizushi không cắt thành miếng gọi là ehō-maki (恵方巻?, nghĩa là "cuộn cơm chỉ hướng may mắn"), một loại futomaki (太巻, "cuộn cơm lớn"), trong im lặng vào dịp Setsubun trong khi quay mặt về hướng may mắn theo la bàn của năm đó, được xác định bởi biểu tượng hoàng đạo của năm đó.[9] Phong tục này bắt đầu ở Osaka, nhưng trong những năm gần đây eho-maki có thể được mua tại các cửa hàng trong khu vực Kanto và nó được công nhận là một phần của truyền thống Setsubun. Bản đồ được xuất bản và thỉnh thoảng được đóng gói với makizushi không cắt trong suốt tháng 2.[cần dẫn nguồn] Một số gia đình treo những đồ trang trí nhỏ từ đầu cá mòi và lá đông thanh rụng (柊鰯 hiragi iwashi) trên lối vào nhà để các linh hồn xấu không vào được nhà. Rượu sake gừng (生姜酒, shōgazake?) theo truyền thống được uống vào ngày Setsubun.[5]:120

 

Oni bị đuổi bằng những hạt đậu, tranh vẽ thế kỷ XVIII

 

Setsubun tại đền thờ Thần đạo Yoshida

Năm mới được cảm nhận là một thời điểm khi thế giới linh hồn trở nên gần gũi với thế giới vật chất, do đó cần phải thực hiện mamemaki để xua đuổi bất kì linh hồn lang thang nào có thể đi vào quá gần nhà của một người. Các phong tục khác trong thời gian này bao gồm các điệu múa tôn giáo, lễ hội, và mang các dụng cụ thường được để bên ngoài vào trong nhà, để ngăn không cho các linh hồn làm hại họ.[5]:120

Bởi vì Setsubun cũng được coi là tách biệt khỏi thời điểm thông thường, mọi người cũng có thể thực hiện việc đảo ngược vai trò. Những phong tục này bao gồm việc những cô gái trẻ vấn tóc theo phong cách người già và ngược lại, đeo trang phục cải trang và ăn mặc chuyển đổi giới tính. Phong tục này vẫn được thực hiện bởi các geisha và khách hàng của họ khi đang giải trí trong dịp Setsubun.[5]:120–121

Những nghệ sĩ giải trí lang thang (旅芸人 (lữ nghệ nhân), tabi geinin?), những người thường bị xa lánh trong năm vì họ bị coi là kẻ lang thang, được chào đón trong ngày Setsubun để diễn các vở kịch về luân lý. Việc là người lang thang khiến họ có lợi thế trong những trường hợp như thế này, vì họ có thể mang các vong hồn đi theo mình.[5]:121

 

Mặt nạ Oni, những hạt đậu và Eho-maki

Trong khi việc ăn makizushi trong dịp Setsubun trong lịch sử chỉ gắn liền với khu vực Kansai của Nhật Bản, tập quán này đã trở nên phổ biến trên toàn quốc, chủ yếu là do những nỗ lực tiếp thị của các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi.[10]

Tại khu vực Tohoku của Nhật Bản, gia chủ (theo truyền thống là cha) sẽ lấy những hạt đậu rang nắm trong tay, cầu nguyện tại đền thờ của gia đình, và sau đó ném những hạt đậu đã được thánh hóa ra cửa.

Đậu phộng (để thô hoặc được bọc một lớp bột giòn có vị ngọt) đôi khi được sử dụng thay cho đậu nành.[11]

Vào ngày Setsubun hiện nay, người Nhật cũng ăn Ehōmaki (恵 方 巻), Makisushi lớn hơn maki bình thường, hương vị ngọt hơn một chút và có chứa một số thành phần đặc biệt mà thường là không được sử dụng trong maki bình thường, chẳng hạn như nấm hương, theo truyền thống xuất phát từ vùng Osaka.[12]

Có rất nhiều biến thể của câu tụng Oni wa soto, fuku wa uchi. Ví dụ, ở thành phố Aizuwakamatsu, mọi người tụng câu "鬼の目玉ぶっつぶせ!" (Oni no medama buttsubuse!), nghĩa là "Đập nát mắt quỷ dữ!".

  •  Cổng thông tin Nhật Bản

  • Các ngày nghỉ lễ ở Nhật Bản
  • Ehōmaki, một cuộn sushi thường được ăn để chúc may mắn trong dịp Setsubun.
  • Đạo giáo Nhật Bản
  • Risshun (立春)
  • Rikka (立夏)
  • Risshū (立秋)
  • Rittō (立冬)
  • Lễ Lemures (một phong tục tương tự của La Mã)
  • Zvončari (phong tục có từ thời kỳ ngoại giáo ở Croatia, mà mục đích của nó là dọa cho các linh hồn xấu xa của mùa đông và để khuấy động chu kỳ mùa xuân mới)
  • Trừ tà

  1. ^ Thacker, Brian (2005). The Naked Man Festival: And Other Excuses to Fly Around the World. Allen & Unwin. tr. 61. ISBN 1-74114-399-3.
  2. ^ a b c d Sosnoski, Daniel (1996). Introduction to Japanese culture. Tuttle Publishing. tr. 9. ISBN 0-8048-2056-2.
  3. ^ “Religions – Shinto: Haru Matsuri (Spring festivals)”. BBC. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ Craig, Timothy J. (2000). Japan pop!: inside the world of Japanese popular culture. M.E. Sharpe. tr. 194. ISBN 0-7656-0561-9.
  5. ^ a b c d e Dalby, Liza Crihfield (1983). Geisha. University of California Press. ISBN 0-520-04742-7.
  6. ^ Karl, Jason (2007). An Illustrated History of the Haunted World. New Holland Publishers. tr. 62. ISBN 1-84537-687-0.
  7. ^ Mishima, Shizuko. “Setsubun – Bean Throwing Festival”. About.com. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2011.
  8. ^ “Setsubun Is Right Around the Corner”. Japan Travel Bureau. ngày 29 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  9. ^ “Setsubun – Around February 3”. Massachusetts Institute of Technology. ngày 5 tháng 3 năm 2002. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  10. ^ Lapointe, Rick (ngày 3 tháng 2 năm 2002). “Are you ready to roll with the change on 'setsubun no hi'?”. The Japan Times. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  11. ^ “Setsubun 節分”. Japan Reference. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  12. ^ Takashi Waguri (ngày 24 tháng 1 năm 2009). “予約殺到のコンビニ「恵方巻」の意外な仕掛け人を発見! 商品化に至った理由とは?[[Thể loại:Bài viết có văn bản tiếng Nhật]]”. nikkei Trendy net. K.K. Nikkei BP. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)

  • Japan-guide – Setsubun
  • Bean scatterer calculator Lưu trữ 2016-10-30 tại Wayback Machine
  • Japanlinked – Setsubun
  • Setsubun (Bean Throwing Festival)
  • Miscellaneous Notes on Setsubun (tiếng Nhật)

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Setsubun&oldid=67912890”