Yeast infection là gì

Ở những bệnh nhân nhiễm candida xâm lấn, các yếu tố ảnh hường (ví dụ như giảm bạch cầu, ức chế miễn dịch, sử dụng kháng sinh phổ rộng, nuôi ăn tĩnh mạch, sự có mặt của các catheter) cần được kiểm soát hoặc loại bỏ.

Ở những bệnh nhân không giảm bạch cầu trung tính cần rút bỏ catheter.

Khi chỉ định echinocandin (nếu bệnh nhân bị nặng trung bình hoặc nghiêm trọng [hầu hết các trường hợp có giảm bạch cầu trung tính] hoặc nghi ngờ C. glabrata, C. auris, C. krusei), có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau:

  • Caspofungin, liều nạp 70 mg truyền tĩnh mạch, sau đó 50 mg IV truyền ngày một lần

  • Micafungin 100 mg truyền tĩnh mạch ngày một lần

  • Anidulafungin, liều nạp 200 mg truyền tĩnh mạch, sau đó 100 mg truyền tĩnh mạch một lần/ngày

Nếu chỉ định fluconazole (bệnh nhân lâm sàng ổn định hoặcnghi ngờ C. albicans hoặc C. parapsilosis), liều nạp là 800mg (12mg/kg) uống hoặc truyền một lần, sau đó 400mg (6mg/kg) một lần/ngày.

Điều trị candida xâm lấn được tiếp tục trong 14 ngày sau khi kết quả nuôi cấy máu cuối cùng âm tính.

  • Thuốc kháng nấm (fluconazole đường uống trong một liều duy nhất được ưu tiên)

  • Tránh sự tích tụ ẩm ướt quá mức

Giữ cho âm hộ sạch sẽ và mặc quần áo vải thấm hút, thấm nước cho phép không khí lưu thông có thể làm giảm độ ẩm âm đạo và nấm phát triển.

Thuốc bôi tại chỗ hoặc uống có hiệu quả cao cho viêm âm đạo do Candida (Xem bảng: Các thuốc điều trị viêm âm đạo do Candida). Thuốc điều trị viêm âm đạo do Candida

Yeast infection là gì
Tuân thủ điều trị tốt hơn khi sử dụng một liều uống fluconazole 150 mg một lần. Butoconazole, clotrimazole, miconazole, và tioconazole dùng tại chỗ có sẵn OTC. Tuy nhiên, bệnh nhân nên được cảnh báo rằng các loại kem và thuốc mỡ chuyên dụng có chứa dầu khoáng hoặc dầu thực vật làm hỏng bao cao su.

Nếu các triệu chứng vẫn còn hoặc trầm trọng hơn trong quá trình điều trị thuốc bôi thì bạn nên xem xét quá mẫn cảm với các thuốc chống nấm tại chỗ.

Yeast infection là gì

Khi tái phát thường xuyên đòi hỏi phải ức chế lâu dài với thuốc uống (fluconazole 150 mg mỗi tuần hoặc ketoconazole 100 mg một lần/ngày trong 6 tháng). Sự ức chế chỉ có hiệu quả khi đang dùng thuốc. Những thuốc này có thể được chống chỉ định ở những bệnh nhân bị rối loạn gan. Bệnh nhân dùng ketoconazole nên được theo dõi định kỳ với các xét nghiệm chức năng gan.

Nhiễm khuẩn âm đạo, còn gọi là viêm âm đạo, là sự kích thích âm đạo gây ra thay đổi chất tiết âm đạo, ngứa, có mùi và nhiều dấu hiệu khác.

Hầu hết phụ nữ có vài chất tiết âm đạo. Chất tiết này giữ cho âm đạo sạch và ẩm ướt. Chất tiết bình thường có mùi nhẹ và phải trong, có màu trắng hoặc vàng. Nó để lại màu hơi vàng trên quần lót khi để khô. Quý vị có thể có vài ngày có chất tiết ra nhiều, trong và trơn vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt. Điều này xảy ra khi buồng trứng rụng trứng.

Dấu hiệu

Quý vị có một hoặc nhiều dấu hiệu này khi bị nhiễm khuẩn âm đạo:

→ Thay đổi số lượng, màu hoặc mùi của chất tiết âm đạo

→ Ngứa hoặc nóng rát xung quanh âm đạo

→ Nóng rát khi đi tiểu

→ Hay mắc tiểu nhiều hơn

→ Vết lở loét hoặc mụn cóc gần lỗ âm đạo

→ Đau nhức khi giao hợp

→ Ớn lạnh hoặc sốt

→ Đau bao tử hay đau bụng hoặc vọp bẻ

Gọi cho bác sĩ nếu quý vị có bất cứ dấu hiệu nhiễm khuẩn nào. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem quý vị bị loại nhiễm khuẩn nào.

Các loại nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm nấm âm đạo (yeast infection). Nhiễm nấm âm đạo do nấm (nốt sùi) gây ra. Chất tiết âm đạo sền sệt, màu trắng và giống như phô mai trắng. Có mùi nặng, nhưng không hôi thối. Nhiễm nấm có thể gây ra ngứa âm đạo.

Vi trùng vaginosis (Bacterial Vaginosis, hay BV). Vi trùng sống trong phân gây ra loại nhiễm trùng âm đạo này. Chất tiết âm đạo loãng, màu xám, mùi nặng và hôi thối. Có thể bị đau trong khi đi tiểu và ngứa xung quanh âm đạo.

Viêm teo âm đạo (atrophic vaginitis). Âm đạo teo và co lại gây ra nhiễm khuẩn này. Bệnh này có thể xảy ra khi lượng estrogen thấp sau khi mãn kinh, sanh con hoặc trong thời kỳ cho con bú. Nó có thể gây ra chất tiết, ngứa và nóng rát nơi âm đạo. Đi tiểu và giao hợp trở nên khó khăn và đau nhức.

Nhiễm mảng uốn roi đuôi âm đạo (Trichomoniasis Vaginitis). “Trich” là nhiễm khuẩn truyền qua đường tình dục do ký sinh trùng gây ra. Chất tiết nặng mùi, ngứa nơi âm đạo, đau nhức trong khi giao hợp và đi tiểu đều có thể xảy ra. Vài phụ nữ không có dấu hiệu này. Quý vị có thể bị nhiễm khuẩn trở lại nếu bạn tình của mình không được chữa trị.

Chăm sóc

Đi khám bác sĩ nếu quý vị có bất cứ dấu hiệu nào bị nhiễm khuẩn. Cách chữa trị bao gồm:

Thuốc uống

→ Uống hết toàn bộ thuốc theo chỉđịnh. Nhiễm khuẩn có thể vẫn còn ngay cả khi hết chất tiết trước khi uống hết thuốc.

Đi tắm

→ Đi tắm hoặc tắm vòi sen mỗi ngày và rửa sạch kỹ lưỡng vùng xung quanh âm đạo.

→ Giữ cho vùng này khô ráo nếu được. Mặc đồ lót bằng vải bông (cotton).

Băng vệ sinh

→ Sử dụng băng vệ sinh nếu có nhiều chất tiết.

→ Không nên dùng tăm bông (tampon) để hút chất tiết.

Cả quý vị lẫn bạn tình của mình có thể cần chữa trị vì vài loại nhiễm khuẩn âm đạo có thể lan truyền trong lúc quan hệ tình dục. Hỏi bác sĩ nếu bạn tình của quý vị cần chữa trị. Nếu quý vị được báo để quay lại kiểm tra bổ túc, phải nhớ lấy hẹn đi khám.

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn âm đạo

Nếu quý vị bị nhiễm khuẩn âm đạo cứ tái phát, thử dùng những cách sau đây để ngăn ngừa:

Tránh mầm bệnh lan truyền từ trực tràng đến âm đạo. Sau khi đi cầu, lau sạch từ trước ra sau, hướng ra xa phía âm đạo.

Rửa sạch mép âm đạo và giữ vùng này khô ráo nếu có thểđược.

Tránh dùng những thứ làm khó chịu như xà phòng hoặc thuốc tẩy, thuốc xịt vệ sinh dành cho phụ nữ, giấy vệ sinh hoặc vải thấm nước có ướp nước hoa.

Rửa sạch màn chắn tử cung ngừa thai và thuốc diệt tinh trùng bằng nước xà phòng nóng và xúc rửa kỹ lưỡng.

Không nên thụt rửa.

→ Sử dụng đồ thụt (douche) có thể rửa sạch vi khuẩn tốt (vi khuẩn có lợi) và đồng thời làm cho quý vị bị nhiễm trùng âm đạo nhiều hơn.

→ Chất tiết âm đạo của quý vị sẽ có mùi khác nhau trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Đây là điều bình thường. Nếu quý vị có mùi nhưng không mất đi sau khi rửa, nên đi khám bác sĩ hoặc y tá.

→ Thụt rửa sau khi giao hợp không thể ngăn ngừa mang thai.

→ Phụ nữ thụt rửa có thể có nhiều nguy cơ bị bệnh viêm xương chậu. Tránh mặc quần jean, quần lót hoặc vớ quần lót bó sát không có đáy quần bằng bông (cotton), và quần áo khác có thể giữ hơi ẩm.

Không nên dùng thuốc gia truyền. Loại thuốc này làm che lấp các triệu chứng của bệnh.

Sử dụng bao cao su để tự bảo vệ mình tránh bệnh tật truyền qua đường tình dục (sexually transmitted diseases, hay STDs).

Bàn với bác sĩ hay y tá nếu quý vị có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào.

Nguồn: Health Information Translations (www.healthinfotranslations.org)

Nhiễm nấm Candida có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trong cơ thể, gây viêm nhiễm cục bộ hoặc ảnh hưởng rộng lớn tùy vào sức khỏe tổng thể của người bệnh. Hiểu về triệu chứng nhiễm nấm candida, bạn sẽ sớm nhận biết để tìm cách điều trị nấm candida hiệu quả.

Tìm hiểu chung

Nhiễm nấm Candida là gì?

Nhiễm nấm Candida là một bệnh viêm nhiễm do nấm men gây ra, phần lớn là Candida albicans. Các chủng nấm men này được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trong môi trường sống.

Thông thường, nấm men Candida được kiểm soát bởi lợi khuẩn và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khi các vi sinh vật đường ruột có ích chịu tác động bởi kháng sinh hoặc yếu tố môi trường, khả năng kiểm soát trên sẽ yếu đi, tạo điều kiện cho nấm men Candida phát triển và gây bệnh.

Bạn có thể bị nấm candida ở da hoặc những bộ phận cơ thể khác như:

  • Miệng hoặc cổ họng (tưa miệng)
  • Âm đạo (viêm âm đạo do nấm)

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng nấm Candida

Biểu hiện nấm candida khác nhau ở từng vị trí bị nấm Candida, cụ thể:

Cách nhận biết nhiễm nấm candida ở miệng (Bệnh tưa miệng)

Bên trong miệng xuất hiện những mảng trắng, đặc biệt trên lưỡi, vòm miệng và xung quanh môi. Nếu bạn cạo sạch bề mặt trắng này sẽ nhìn thấy khu vực bị viêm đỏ, có khi chảy máu nhẹ.

Vùng da ở khóe miệng có thể bị nứt nẻ, đỏ ửng, ẩm ướt. Đôi khi các mảng tưa miệng sẽ gây ra đau đớn nhưng đa số trường hợp thì không đau.

Dấu hiệụ bị nấm candida ở thực quản (Viêm thực quản)

Viêm thực quan do bệnh nấm Candida gây ra có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn hoặc đau đớn khi nuốt. Bên cạnh đó, bạn có khi cảm thấy đau ở ngực, phía sau xương ức.

Biểu hiện nấm Candida ở da

Yeast infection là gì

Nhiễm nấm candida ở da làm da xuất hiện những mảng da đỏ, ẩm, ngứa và đôi khi còn có mụn mủ nhỏ ở xung quanh.

Triệu chứng nấm candida ở âm đạo (Nhiễm nấm âm đạo)

Khi nhiễm trùng nấm men Candida xảy ra ở âm đạo, bạn sẽ có những biểu hiện như:

  • Ngứa hay đau nhức âm đạo
  • Dịch tiết âm đạo sệt và xốp, có kết cấu như phô mai tươi
  • Cảm thấy khó chịu và nóng rát xung quanh cửa âm đạo, đặc biệt khi đi tiểu hoặc chạm vào khu vực này
  • Cảm thấy đau hoặc khó chịu trong lúc quan hệ tình dục

Nhiễm nấm Candida trong máu

Khi tình trạng này xảy ra, người bệnh có thể có một loạt triệu chứng nghiêm trọng, từ sốt không rõ nguyên nhân cho đến sốc và suy đa tạng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida là gì?

Thực tế, nấm men Candida luôn tồn tại sẵn trong cơ thể người. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển của chúng ngoài tầm kiểm soát. Chúng có thể bao gồm:

  • Dùng kháng sinh không đúng với chỉ định của bác sĩ (quá liều, tự ý uống thuốc…)
  • Tác dụng phụ của thuốc corticosteroid và một số thuốc điều trị ung thư gây suy giảm hệ miễn dịch
  • Ảnh hưởng của những bệnh như ung thư, AIDS, đái tháo đường…
  • Sử dụng răng giả không đúng cách trong thời gian dài
  • Lạm dụng thuốc tránh thai

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm là:

  • Béo phì
  • Mang thai
  • Thời tiết nắng nóng
  • Vệ sinh kém
  • Mặc quần áo quá chật

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chẩn đoán nhiễm trùng bệnh nấm Candida

Bác sĩ thường hỏi thăm về bệnh sử, chế độ ăn uống và việc sử dụng thuốc (như kháng sinh, corticosteroid…) gần đây của bạn. Ngoài ra, họ cũng có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm như:

  • Nội soi thực quản
  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết

Cách điều trị nấm Candida

Yeast infection là gì

Cách điều trị nấm candida khác nhau theo từng vị trí bị nhiễm nấm.

Cách điều trị nấm candida ở miệng (chữa bệnh tưa miệng)

Bác sĩ thường cho bạn sử dụng các thuốc trị nấm candida dang bôi để chữa bệnh, bao gồm nystatin và clotrimazole. Ở trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng dung dịch thuốc nystatin dạng ngậm và uống, hay viêm ngậm clotrimazole hòa tan trong miệng. Trường hợp nặng hơn, các loại thuốc chống nấm như fluconazole có thể được chỉ định uống 1 lần mỗi ngày.

Cách trị nấm candida ở thực quản

Tình trạng này thường được điều trị bằng thuốc trị nấm candida đường uống như fluconazole.

Điều trị nấm Candida ở da

Nếu bị nhiễm nấm candida ở da, bạn có thể dùng các loại thuốc chống và kem bôi ngoài da để điều trị nấm da hiệu quả. Lưu ý, vùng da bị ảnh hưởng cần được giữ sạch sẽ, khô ráo và tránh để nứt nẻ.

Điều trị nấm candida ở âm đạo (cách chữa nấm âm đạo)

Bác sĩ thường chỉ định các thuốc trị nấm candida dùng trực tiếp vào âm đạo ở dạng viên nén đặt âm đạo, kem bôi, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn. Các thuốc này gồm:

  • Butoconazole
  • Clotrimazole
  • Miconazole
  • Nystatin
  • Tioconazole

Đôi khi, bạn có thể dùng một liều fluconazole duy nhất để điều trị.

Cách trị nhiễm nấm Candida trong máu

Trường hợp này thường được bắt đầu điều trị với thuốc chống nấm tiêm tĩnh mạch, chẳng hạn như voriconazole hoặc fluconazole. Những người có số lượng bạch cầu giảm thấp sẽ cần dùng thuốc chống nấm tiêm tĩnh mạch khác thay thế, như caspofungin hay micafungin.

Phòng ngừa

Làm sao để phòng ngừa nhiễm nấm Candida?

Nhìn chung, bạn có thể phòng ngừa hầu hết các bệnh nhiễm nấm men bằng cách giữ vệ sinh cá nhân tốt, để da luôn sạch và khô, không lạm dụng kháng sinh và thực hiện một lối sống lành mạnh, bao gồm có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Những người mắc bệnh đái tháo đường nên cố gắng kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Học hỏi thêm cách bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình trong mùa dịch.

Cơ hội kết nối trực tiếp với bác sĩ và trao đổi kinh nghiệm hồi phục từ COVID-19 cùng các thành viên khác. Click tham gia ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.