1 con trâu được bao nhiêu kg thịt năm 2024

Sau vòng đầu tiên Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn (Hải Phòng), nhiều ông trâu thua cuộc đã được xẻ thịt, bán ngay bên ngoài sân đấu. Giá thịt trâu được bán từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/kg.

1 con trâu được bao nhiêu kg thịt năm 2024
Các quầy thịt trâu chọi hấp dẫn người dân, du khách. Ảnh: Mai Dung

Theo Ban Tổ chức lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn, thịt trâu chọi là một trong đặc sản của Đồ Sơn. Trâu chọi được chăm bẵm, ăn cỏ ngon, khoai sắn, gạo, lúa mì, uống thuốc bổ, chăm sóc hết sức kỹ càng. Các ông trâu được huấn luyện chạy trên bãi cát, lội bùn bơi... nên thịt trâu rất rắn chắc.

Ngoài yếu tố dinh dưỡng, cũng theo quan niệm của người dân Đồ Sơn, ăn thịt trâu chọi mang lại may mắn.

Theo ghi nhận của PV Lao Động, sau mỗi trận đấu, trâu thua cuộc sẽ được đưa ra giết mổ, xẻ thịt bán.

Ban tổ chức bố trí khu vực bán thịt trâu ở ngay bên ngoài sân đấu, gần cổng Sân vận động Đồ Sơn.

Giá thịt trâu chọi dao động từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/kg. Mặc dù giá "khủng" nhưng các quầy đều rất đông người mua. Ông Nguyễn Ngọc Minh (60 tuổi, khách từ Hà Nội) cho biết, nghe tiếng về thịt trâu chọi đã lâu nên lần này tham gia lễ hội. Ông Minh mua 1kg thịt trâu số 15 giá 1,5 triệu đồng để chế biến ngay trong bữa tối nay.

Ngoài thịt trâu và các chế phẩm từ trâu, nhiều tiểu thương bày bán rau củ, "gia giảm" chế biến cùng thịt trâu như tỏi, ớt, rau răm, rau ngổ...

Chăn nuôi trâu là một nghề tồn tại từ rất lâu ở Việt Nam, trước kia trâu được nuôi để lấy sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp và lấy thịt. Những năm gần đây kinh tế của đất nước ngày càng được nâng lên, khoa học công nghệ cũng phát triển nên người dân đã áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, nghề nuôi trâu hiện nay chủ yếu là để lấy thịt phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân.

Theo thống kê năm 2012 số lượng đàn trâu toàn tỉnh vào khoảng 18.000 con tập chung nhiều nhất ở các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương, Di Linh, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Nghề nuôi trâu ở tỉnh Lâm Đồng được hình thành từ lâu đời, tuy nhiên hiện nay phương thức chăn nuôi trâu của người dân còn mang nặng tính truyền thống, chăn nuôi thả rông, chưa quan tâm đến việc áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, công tác vệ sinh phòng bệnh cũng chưa được chú trọng. Trong tình hình hiện nay dịch bệnh thường xuyên xảy ra hết sức phức tạp và khó lường, vì vậy việc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh là rất cần thiết.

Kỹ thuật xây dựng chuồng trại

Yêu cầu vị trí xây dựng: Chuồng nuôi phải đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, xây dựng nơi cao ráo, khung chuồng và nền phải chắc chắn, mái lợp đảm bảo. Chuồng nuôi phải cách xa nhà ở và khu dân cư, cách xa nguồn nước sinh hoạt và có nơi thu gom phân chuồng, có hố chứa nước thải.

Nền chuồng: Nền chuồng phải cao hơn mặt đất bên ngoài 20-30cm, có thể sử dụng nền láng xi măng hoặc nền đất nện. Với nền chuồng bằng xi măng cần phải đảm bảo chắc chắn và có độ nhám thích hợp, tránh làm quá trơn trâu sẽ khó đi lại và dễ bị té ngã. Nền chuồng phải có độ dốc hợp lý khoảng 2 - 3% hướng về rãnh thoát nước.

Mái lợp: Mái lợp có thể dùng tôn lạnh hoặc tôn fibro xi măng. Nóc chuồng cao so mặt đất khoảng 3m, đuôi mái cách mặt đất khoảng 1,8 - 2m. Có thể làm kiểu chuồng 2 mái hoặc 4 mái, mái lợp phải rộng hơn khung chuồng để tránh mưa tạt.

Kỹ thuật nuôi trâu cái sinh sản

Giai đoạn trâu cái chửa: Thời gian mang thai của trâu nội là 320-325 ngày. Theo sự phát triển của thai việc nuôi dưỡng cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Thời kỳ bắt đầu mang thai đến 7-8 tháng, nuôi trâu chủ yếu là thức ăn thô xanh. Trước khi đẻ 2-3 tháng, ngoài thức ăn thô xanh cần cho trâu ăn thức ăn tinh (cám, bắp, lúa nghiền ...) từ 0,5 - 1,5 kg/con/ngày.

Ở tháng tháng thứ nhất và tháng cuối của thai kỳ, không sử dụng trâu để làm những việc nặng nhọc như cày, kéo, không xua đuổi nhiều... tránh ảnh hưởng đến thai. Giai đoạn gần đẻ, nên chăn thả gần và nuôi riêng trâu mang thai để tiện chăm sóc.

Trước khi trâu đẻ 1-2 ngày, nhốt trâu tại chuồng, tắm rửa sạch sẽ, dọn chuồng, chuẩn bị dụng cụ và trực trâu đẻ. Nghé vừa sinh phải được móc sạch nhớt ở miệng, mũi và lau khô sạch toàn thân, cắt rốn để dài khoảng 10cm và dùng cồn I-ốt sát trùng vết cắt, xong cho bú ngay. Sau khi trâu đẻ, cho trâu uống nước ấm có pha ít muối, tránh để trâu mẹ ăn nhau thai.

Giai đoạn nuôi con: Trong giai đoạn này cần cho trâu cái ăn nhiều để phục hồi cơ thể và sản xuất sữa để nuôi con. Ngoài chăn thả phải bổ sung thêm thức ăn xanh và thức ăn tinh tại chuồng. Chăn thả trâu mẹ từ gần tới xa để nghé con quen dần, luôn để nghé con được bú sữa mẹ. Mùa mưa cần chú ý việc che chắn để chuồng nuôi không bị mưa tạt gió lùa, giữ cho nghé khỏi bị lạnh. Hàng ngày dọn chuồng sạch sẽ, khô ráo; đảm bảo có nước sạch thường xuyên tại chuồng.

Kỹ thuật nuôi trâu thịt

Tuổi xuất bán thịt hợp lý của trâu là khoảng 2-3 năm tuổi. Trước khi giết thịt cần một thời gian ngắn (2-3 tháng) vỗ béo nhằm tăng số lượng và chất lượng thịt. Tháng thứ nhất: Tiến hành dọn vệ sinh chuồng trại, tẩy giun sán cho trâu và cho ăn đủ thức ăn thô xanh. Tháng thứ hai: Chăn thả gần, cho ăn cỏ tự do, bổ sung thức ăn tinh 1-2,5 kg/con/ngày, bảo đảm đủ nước uống. Tháng thứ ba: Cung cấp cho trâu nhiều thức ăn tinh (3-4kg/con/ngày), chăn thả gần hoặc nuôi nhốt tại chuồng.

Kỹ thuật nuôi trâu đực giống

Đối với trâu đực giống phải được nuôi ở một ngăn riêng trong chuồng, không nhốt chung với các loại trâu khác. Tháng không phối giống hoặc ít phối giống cho ăn mức vừa để trâu phát triển tốt và có độ béo nhất định. Trong mùa phối giống không để đực giống cày, kéo, đồng thời tăng lượng thức ăn xanh và bổ sung thức ăn tinh từ 0,5-1,5 kg/con/ngày. Thức ăn tinh cho ăn 2 - 3 lần/ngày. Luôn có nước mát, sạch tại chuồng; thường xuyên tắm chải cho trâu vào những ngày nắng nóng. Bổ sung chất khoáng (dùng đá liếm treo cố định tại chuồng) cho trâu đực giống.

Thực hiện tốt khâu vệ sinh, thú y trong chăn nuôi trâu đực giống; đồng thời quản lý tốt trâu khi chăn thả. Cho phối giống khi trâu đực giống đạt ≥ 36 tháng tuổi, thời gian sử dụng không quá 6 năm, với phương thức chăn thả sau 3 năm phải chu chuyển khỏi vùng. Bố trí mỗi trâu đực giống phụ trách 40-50 trâu cái sinh sản, phối giống đạt 20 trâu cái có chửa/năm. Tổ chức các điểm chăn thả tập trung để trâu đực giống có điều kiện tiếp xúc và phối giống cho đàn trâu cái. Thực hiện biện pháp nuôi cách ly hoặc thiến đối với những trâu đực không sử dụng làm giống, không chăn thả chúng chung đàn với trâu đực giống. Số lần phối giống tốt là 2-3 lần trong một tuần, nếu nhiều hơn thì phẩm chất tinh sẽ kém và tỷ lệ thụ thai thấp hơn. Những trâu đực giống phối giống có tỉ lệ thụ thai thấp cần phải loại thải.

Vệ sinh, phòng bệnh

Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống sạch sẽ; định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và thu gom phân để ủ. Sử dụng thức ăn, nước uống không bị nhiễm độc, nhiễm bẩn và mùa nắng thường xuyên tắm chải cho trâu, nghé.

Cách ly trâu bệnh với trâu khỏe, những trâu mua về nên nuôi cách ly ít nhất 3 tuần để theo dõi. Bố trí chuồng nuôi trâu không quá gần nhà ở, nguồn nước sinh hoạt và không nuôi chung với các loại vật nuôi khác.

Tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho nghé lúc 1- 3 và 6 tháng tuổi. Tẩy sán lá gan lúc trâu 12 tháng tuổi và sau đó định kỳ 6 tháng tẩy lại 1 lần (cần chủ động tẩy sán trước khi phối giống). Định kỳ tiêm phòng các loại vaccin Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng... theo lịch của thú y.

100 kg hội trâu thì được bao nhiêu kg thịt?

Kết quả là con bò 100kg hơi đạt 45kg thịt, bán được 7,2 triệu đồng. Còn phần đầu, lòng, xương, giò thì bán được 1 triệu đồng nữa.

Một con trâu được bao nhiêu cân thịt?

Đặc tính chung của trâu là hiền lành, thân thiện nên chúng được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trung bình một con trâu trưởng thành có thể nặng từ 250 – 500 kg.

Một con trâu trưởng thành nặng bao nhiêu kg?

Trâu đực trưởng thành có khối lượng từ 650–730 kg/con, có thể năng tới 1000 kg, chiều cao trung bình của trâu là 142 cm. Trâu cái từ 350–400 kg/con, có thể tới 900 kg, chiều cao trung bình 133 cm. Nghé sơ sinh nặng 30 kg/con. Chúng có trọng lượng thịt cao hơn so với giống trâu bản địa ở Việt Nam từ 50 đến 70 kg/con.

Thịt trâu chọi Đồ Sơn bao nhiêu tiền 1kg?

(PLO)- Giá dao động từ 2,5-3,5 triệu đồng/kg, tuy nhiên, hàng trăm kg thịt một 'ông' trâu chọi tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 được bán hết nhanh chóng chỉ trong 2 giờ.