1m2 trùn quế cần bao nhiêu kg phân bò năm 2024

Anh Hà kể, trước đây một số người ở địa phương đã nuôi trùn quế nhưng vì nhiều lý do nên chưa thành công. Nhận thấy trùn quế dễ nuôi, dễ bán, lại có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau nên anh quyết tâm đầu tư nuôi bài bản.

"Qua quan sát, tôi thấy trùn quế phát triển ổn định, sinh sản đạt yêu cầu nên đã mở rộng quy mô nuôi gấp 10 lần, từ 10 m2 ban đầu lên 100 m2, tổng lượng sinh khối trùn quế thành phẩm đến nay lên đến hơn 12 tấn", anh Hà cho biết.

1m2 trùn quế cần bao nhiêu kg phân bò năm 2024

Anh Phan Trọng Hà tại trang trại trùn quế

ĐÀO MINH TRUNG

Trang trại của anh Hà chuyên nuôi trùn quế để lấy thịt bán tươi và chế biến trùn quế sấy khô. Ngoài ra, anh còn tận dụng phân trùn làm viên nén hữu cơ nguyên chất, chậm tan.

Khu vực bố trí các ô nuôi trùn quế của anh Hà cao ráo, thoáng, có mái và tường che nắng, mưa gió, có hệ thống phun sương tạo độ ẩm… Liền kề các ô nuôi là những hầm chứa phân bò tươi tạo nguồn thức ăn liên tục cho trùn. Theo anh Hà, bình quân 1 m2 ô nuôi trong 1 tháng sẽ cho ra 60 kg phân trùn quế, từ 1 đến 1 tháng rưỡi thu được 2 kg trùn quế tươi. Đây là các sản phẩm được nhiều người làm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn sinh học ưa chuộng.

Trong 2 tháng gần đây, anh Hà đã xuất bán hơn 3 tấn phân trùn quế viên nén, 50 kg trùn thịt và 500 kg phân sinh khối. Ngoài ra, anh còn bán giống trùn quế và các sản phẩm khác từ thịt trùn quế. Nhờ đó, thu nhập của gia đình anh khá hơn trước. "Chỉ sau hơn 1 năm đi vào hoạt động mà được như thế là rất đáng mừng! Xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, thân thiện với môi trường ngày càng chiếm ưu thế. Phân trùn quế sẽ trở thành sản phẩm chủ lực của trang trại gia đình tôi", anh Hà vui vẻ nói.

Theo ông Trần Duy Hòa, Chủ tịch Hội làm vườn xã Tây Thuận, để tạo thêm nguồn thu, đồng thời làm mô hình canh tác thân thiện môi trường giới thiệu đến khách hàng, anh Hà dùng phân trùn quế bón cho 5 sào đậu phộng, măng tây xanh, đậu bắp và 50 cây dừa xiêm trong trang trại. Nhờ sử dụng 100% phân trùn quế mà các loại cây trồng ở trang trại của anh Hà tốt tươi, năng suất cao, tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, nông sản của anh Hà còn dễ bán do thương lái biết cây trồng của anh không dùng phân bón vô cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Chị Phạm Thị Hải, Bí thư Đoàn xã Tây Thuận, cho biết anh Hà là thanh niên xây dựng mô hình và khởi nghiệp phát triển kinh tế tiêu biểu ở địa phương. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, anh Hà đã quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

"Mô hình của anh Hà đã thể hiện tính xung kích, bản lĩnh của đoàn viên, thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, góp phần cổ động đoàn viên, thanh niên chủ động xây dựng kinh tế gia đình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển", chị Hải nói.

STO - Mô hình chăn nuôi khép kín gồm nuôi bò, trùn quế, nuôi gà của gia đình ông Lý Thành Bé ở ấp Sóc Xoài, xã Phú Mỹ (Mỹ Tú) không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn cải thiện môi trường, đây là một trong những mô hình giúp người dân tăng thêm thu nhập.

Ông Bé cho biết: “Tôi nuôi trùn quế hơn 2 năm nay, tận dụng khoảng 10m2, tôi sử dụng lá để làm vách và mái che, dưới sàn thì lót bạt. Sau đó, tôi tận dụng phân của 3 con bò sữa để làm thức ăn cho trùn quế phát triển”.

Theo ông Bé, từ ngày nuôi trùn quế, gia đình ông đỡ tốn chi phí mua thức ăn cho gà, ăn trùn thịt trộn với tấm cám đàn gà béo khỏe, nhanh phát triển. Ngoài ra, ông còn bán trùn sinh khối và trùn quế giống cho bà con trong vùng. Ông Bé cho biết: “Ban đầu tôi nuôi trùn quế để xử lý phân bò và làm thức ăn cho gà, nhưng sau đó có người tìm đến hỏi mua, năm vừa rồi tôi đã bán được hơn 200kg trùn quế, nhờ vậy gia đình có được một ít tiền trang trải thêm cho kinh tế gia đình”.

.jpg)

Trại nuôi trùn quế của ông Lý Thành Bé ở ấp Sóc Xoài, xã Phú Mỹ (Mỹ Tú).

Cũng theo ông Bé, gần đây có nhiều người tới đặt mua trùn quế số lượng lớn nhưng ông không có đủ để bán. Nên nếu có vốn đầu tư, ông sẽ phát triển trang trại lớn hơn (khoảng 100m2) để cung cấp trùn giống và trùn sinh khối. Nói về lợi ích từ mô hình nuôi trùn quế, ông Bé chia sẻ thêm: “Nuôi trùn quế rất dễ, mà lại cho lợi ích rất nhiều. Nó xử lý chất thải của vật nuôi (phân bò, phân heo, phân dê, phân gà) làm sạch môi trường, có thể làm thức ăn cho gia súc, gia cầm (heo, bò, gà, tôm, lươn, ếch), phân trùn quế nhiều dinh dưỡng cũng rất tốt để trồng hoa màu”.

Theo tìm hiểu, trung bình 1 con bò thì có thể nuôi được 10m2 trùn quế, 1m2 trùn quế thì được 25kg sinh khối trùn quế. Nuôi trong vòng 3 tháng, có thể thu hoạch được trùn thịt và trùn sinh khối. Do đó, nếu hộ nông dân có 10 con bò thì có thể phát triển được 100m2 trùn quế và cho số lượng sinh khối trùn quế hơn 2,5 tấn.

Với 2,5 tấn trùn sinh khối này, hộ dân có thể làm nguồn thức ăn cho gà, vịt; phân trùn quế để bón cây, trồng rau hoặc bán trùn và phân trùn cho những hộ có nhu cầu, đó là nguồn lợi đáng kể thu được chỉ từ phân thải ra từ bò, tưởng chừng không có giá trị gì. Nếu hộ dân muốn đầu tư trang trại nuôi trùn quế quy mô lớn để bán sản phẩm từ trùn quế thì lợi nhuận cũng rất tốt vì giá trùn quế cũng khá cao: trùn thịt đông lạnh có giá bán dao động 37.000 đồng – 40.000 đồng/kg, trùn thịt làm giống giá 70.000 đồng – 80.000 đồng/kg, trùn sinh khối có giá 20.000 đồng - 35.000 đồng/kg.

Phó Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ Thạch Minh Lây cho biết: “Việc nuôi trùn quế ít rủi ro, kỹ thuật đơn giản, ít tốn công chăm sóc mà có lợi ích và hiệu quả nhiều hơn. Nếu nông dân biết kết hợp mô hình vườn - ao - chuồng thì kinh tế gia đình ổn định, có khi còn khấm khá nữa. Đây là mô hình có triển vọng vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo được vấn đề môi trường”.

Theo Ban Quản lý dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Sóc Trăng (VnSAT-ST), để cải thiện kinh tế hộ gia đình trong việc tận dụng phế phụ phẩm, nguồn lợi hiện có tại địa phương, dự án có kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật hướng dẫn nông dân vùng dự án sử dụng rơm rạ làm thức ăn cho bò, trồng nấm rơm, ủ phân hữu cơ sinh học và nuôi trùn quế.

1 kg phân trùn quế giá bao nhiêu?

3. SHA Việt Nam, xin đưa ra bảng Giá phân trùn quế mà SHA Việt Nam đang cung cấp:.

1 con bò thải ra bao nhiêu phân?

Và mỗi ngày bình quân một con bò thải ra khoảng 23 kg phân. Lượng phân này cũng theo nước thải về hệ thống xử lý chất thải nhưng sẽ qua giai đoạn tách phân (tiền xử lý) trước khi đưa vào bể trung hòa của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi Bò Sữa.

Phân trùn quế được làm như thế nào?

Phân trùn quế là sản phẩm được tạo thành từ chất thải của con trùn quế (giun quế). Thức ăn yêu thích của loài giun này là phân động vật ăn cỏ như bò, dê hoặc các loại rác thải hữu cơ. Sau khi ăn, trùn quế sẽ tiêu hoá chúng là tạo ra phân. Đây chính là phân trùn quế mọi người vẫn thường hay gọi.

Giun quế giống giá bao nhiêu?

Giá giun quế giống Trên thị trượng hiện đang dao động từ 15.000đ-20.000đ/1kg sinh khối, tùy theo số lượng và cũng tùy từng khu vực. Lưu ý với bà con: Sẽ có những nơi giá bán giun quế giống rẻ hơn cả giá phân giun. Nhưng thường giá rẻ chất lượng không sẽ đảm bảo.